Những điều chưa kể về vị Hoàng đế nhà Nguyên – Hốt Tất Liệt
19.11.2020
4414
Mặc dù cuộc đời Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp binh đao cùng những sóng gió triền miên của cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt nhưng có một điều không thể phủ nhận: Hốt Tất Liệt là một vị hoàng đế kiệt xuất, lập ra triều Nguyên ở Trung Quốc.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ. Nguồn: Internet
1. Tuổi thơ “dữ dội”
Hốt Tất Liệt (1215-1294) là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn - vị hoàng đế đầu tiên của đến chế Mông Cổ. Cha của ông là Đà Nguyên. Ông là người con thứ hai của Đà Lôi với vợ cả. Ít ai biết rằng ông chào đời khi Mông Cổ đang giao chiến với quân Kim. Sự ra đời của ông tại chiến trường là điềm báo cuộc đời ông gắn chặt với vận mệnh quốc gia. Đây là một trong số những điều ấn tượng về Hốt Tất Liệt.
Năm 1271, ông thành lập nhà Nguyên. Đến năm 1279, quân đội của ông tiêu diệt nhà Nam Tống (1127-1279) và thống nhất Trung Quốc.
2. Con đường lên ngôi Hoàng đế
Từ thuở nhỏ, Hốt Tất Liệt đã sớm chứng tỏ là một cậu bé thông minh, trượng nghĩa và quan trọng nhất là khả năng quân sự thiên bẩm. Tư chất của ông là niềm tự hào, niềm vui mừng khôn xiết đối với Thành Cát Tư Hãn nhưng đồng thời cũng dấy lên mối lo ngại, tị hiềm của những vị vương gia tham vọng khác.
Và từ đó, cuộc đời ông đã bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp binh đao cùng những sóng gió triền miên của cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt.
Sau khi chứng kiến cha mình bị chính người anh em hãm hại, Hốt Tất Liệt nhận thấy phải dùng thủ đoạn chính trị để đấu tranh với quyền lực đương thời. Trải qua trăm ngàn cay đắng, chiêu hiền đãi sĩ, ông đã đánh bại những thế lực mưu phản, lập ra triều Nguyên và trở thành một trong những vị hoàng đế tự thống nhất thiên hạ.
3. Hoạ hình Hốt Tất Liệt
Trong chính quyền của Hốt Tất Liệt, vị đại hãn của Mông Cổ đã sử dụng nhiều nhân tài là người Mông Cổ, người Trung Á, người Hồi giáo và một ít người châu Âu vào các vị trí cao trong bộ máy chính trị hơn là trọng dụng người Hán.
Trong thời gian cầm quyền, ông đã dung hòa nhiều tôn giáo chung sống hòa bình với nhau như Phật giáo, đạo Hồi.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ. Nguồn: Wikipedia
Là người theo đạo Phật, vị hoàng đế này không chỉ quan tâm đến Phật giáo mà còn chú ý đến sự phát triển của đạo Kitô trên thế giới. Ông còn mời các sứ giả truyền đạo Kitô vào Trung Quốc để truyền bá tôn giáo.
Trong triều đại của ông, Con đường Tơ lụa, tuyến đường giao thương với phương Tây, đã có sự phát triển rực rỡ. Ông còn cho người bảo vệ an toàn cho những đoàn thương nhân của Mông Cổ lẫn người nước ngoài khi đi qua con đường này.
Không chỉ chinh phục các nước cận kề với Mông Cổ thành nước chư hầu, vị vua này còn muốn thôn tính cả Nhật Bản, Đại Việt, Bagan và Java nhưng không thành công.
Trong thời gian tại vị, ông đã dời đô từ Hoa Lâm về Đại Đô (tức Bắc Kinh ngày nay). Ông cũng cho người xây dựng Thượng Đô (Xanadu). Nơi đây từng là thủ đô mùa Hè của triều đại Nguyên. Di chỉ Thượng Đô được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 2012.
Ông cũng có công lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc như xây dựng đường sá, kênh mương, các tuyến đường thương mại và mở ra kỷ nguyên mới cho hoạt động giao thương với phương Tây.
Theo doanhnghiep.vn
Tin chọn lọc khác
Tin cùng chuyên mục