Top 5 những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội
22.02.2024
3536
TOP 5 NHỮNG NGÔI CHÙA LINH THIÊNG Ở HÀ NỘI
1. Chùa Hà
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà hợp thành cụm di tích Đình - chùa Hà. Ngôi chùa này thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian, tới nay chùa Hà vẫn giữ được nét đẹp vốn có.
Không biết từ bao giờ, người dân Hà thành đã coi chùa Hà là nơi cầu duyên linh ứng. Những bạn trẻ chưa vợ, chưa chồng đến chùa để sắp lễ khấn cầu tìm được một nửa yêu thương. Những cặp đôi đang yêu cũng thành kính mong đợi tình duyên luôn êm đẹp, trăm năm hạnh phúc.
Dọc con phố đường vào chùa Hà chỉ bán hoa hồng - loài hoa là biểu tượng của tình yêu. Các cửa hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán nhiều vòng nhẫn theo cặp. Vì vậy, đầu năm đến chùa, ngoài việc cầu xin bình an, tài lộc, người ta còn mong cầu cuộc sống lứa đôi thêm yên ấm, hạnh phúc, tình cảm mãi bền chặt không phai.
2. Chùa Hương
Chùa Hương được biết đến là một quần thể những di tích và danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nổi tiếng là một ngôi chùa linh thiêng, Chùa Hương được coi như là một điểm đến du lịch tâm linh ở Hà Nội được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là thời điểm đầu xuân năm mới.
Chùa Hương không chỉ đẹp bởi những kiến trúc chùa chiên mà còn nổi tiếng là một miền đất Phật thu hút hàng triệu các lượt du khách trong và ngoài nước đến hành hương, và thể hiện lòng tâm linh. Chùa Hương nằm sâu trong núi, ẩn hiện mơ màng trong mây. Ngồi trên đò, ngược dòng Yến Vĩ, mùi hương đất trời, cỏ cây bảng lảng trong sương khói, khiến du khách như lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh. Núi ở chùa Hương không hùng vĩ chất ngất như nhiều dãy núi khác ở Việt Nam, nhưng lại có vẻ đẹp kỳ thú với gắn liền với đời sống hiện thực như: Núi ba đài rượu, núi con trăn, núi mâm xôi, núi con gà, núi voi, núi đổi chèo…
3. Chùa Trấn Quốc
Từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long thời Lý - Trần, chùa Trấn Quốc Hồ Tây hiện nay đã trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tới vãn cảnh, lễ bái hàng năm. Chùa Trấn Quốc theo hệ phái Bắc Tông. Bên trong điện chùa thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Bà Quan m. Chùa cũng có ban thờ Quan Bình, Quan Vũ, Chu Thương, Đức Ông và các thị giả.
Theo lịch sử ghi chép lại, dưới thời Pháp thuộc, Viện Viễn Đông Bác cổ đã có những nghiên cứu sâu sắc và đánh giá cao ngôi chùa cổ kính này. Đặc biệt, chùa Trấn Quốc còn được xếp hàng vào một trong 10 công trình lịch sử toàn cõi Đông Dương. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, ngôi chùa vẫn được bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn nét đẹp kiến trúc, văn hóa. Năm 1962, chùa Trấn Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đối với Phật giáo Việt Nam, chùa Trấn Quốc thực sự là một niềm tự hào, là di sản quý giá sở hữu nét đẹp về kiến trúc, lịch sử và văn hóa. Đến nay, công trình này vẫn là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng, điểm đến tâm linh nổi tiếng của Hà Nội, thu hút đông đảo khách du lịch và các tăng ni, Phật tử đến hành lễ.
4. Chùa Láng
Chùa Láng hay còn có tên gọi khác là Chiêu Thiền Tự, là một trong những ngôi chùa ở Hà Nội nằm trên địa bàn quận Đống Đa. Nhờ có lối kiến trúc hài hòa nên nơi đây từng được coi là “tệ nhất tùng lâm” tại khu vực phía Tây thành Thăng Long xưa.
Kiến trúc chùa Láng có phần cổng gần giống với cổng của vua phủ thời xưa gồm 4 cột trụ vuông và 3 mái cong gắn vào sườn cột. Đi tiếp vào bên trong là sân chùa rộng thoáng, ở giữa được đặt một chiếc sập bằng đá dùng để đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Đi đến cuối sân là cửa Tam Quan, qua cửa Tam Quan sẽ đến nhà bát giác say đó mới tới khu vực chính của chùa gồm: bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện.
Chùa Láng là một trong những ngôi chùa sở hữu nhiều tượng phật nhất Việt Nam với tổng cộng 198 pho tượng. Vì đã trải qua nhiều lần trùng tu nên ngôi chùa này không còn các di vật cổ nữa.
5. Chùa Bộc
Chùa Bộc nằm trên phường Quang Trung, quận Đống Đa là ngôi chùa ở Hà Nội chùa gắn liền với chiến thắng Kỷ Dậu năm 1789 của quân Tây Sơn. Trước đây ngôi chùa này chỉ thờ Phật nhưng sau đó chùa còn thờ vị vua có công với dân tộc – Vua Quang Trung và những người đã chết trận.
Chùa có vị thế cao ráo, địa thế đẹp, phía trước có hồ rộng. Kiến trúc bao gồm cổng Tam Quan, Tam Bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, vườn tháp. Đến nay, chùa Bộc vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật và di sản quý để du khách khi tới đây có dịp tham quan, tìm hiểu.
Nguồn: Trithuc24 sưu tầm và tổng hợp
1. Chùa Hà
k
Ảnh: sưu tầm
Không biết từ bao giờ, người dân Hà thành đã coi chùa Hà là nơi cầu duyên linh ứng. Những bạn trẻ chưa vợ, chưa chồng đến chùa để sắp lễ khấn cầu tìm được một nửa yêu thương. Những cặp đôi đang yêu cũng thành kính mong đợi tình duyên luôn êm đẹp, trăm năm hạnh phúc.
Dọc con phố đường vào chùa Hà chỉ bán hoa hồng - loài hoa là biểu tượng của tình yêu. Các cửa hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán nhiều vòng nhẫn theo cặp. Vì vậy, đầu năm đến chùa, ngoài việc cầu xin bình an, tài lộc, người ta còn mong cầu cuộc sống lứa đôi thêm yên ấm, hạnh phúc, tình cảm mãi bền chặt không phai.
2. Chùa Hương
k
Ảnh: sưu tầm
Chùa Hương không chỉ đẹp bởi những kiến trúc chùa chiên mà còn nổi tiếng là một miền đất Phật thu hút hàng triệu các lượt du khách trong và ngoài nước đến hành hương, và thể hiện lòng tâm linh. Chùa Hương nằm sâu trong núi, ẩn hiện mơ màng trong mây. Ngồi trên đò, ngược dòng Yến Vĩ, mùi hương đất trời, cỏ cây bảng lảng trong sương khói, khiến du khách như lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh. Núi ở chùa Hương không hùng vĩ chất ngất như nhiều dãy núi khác ở Việt Nam, nhưng lại có vẻ đẹp kỳ thú với gắn liền với đời sống hiện thực như: Núi ba đài rượu, núi con trăn, núi mâm xôi, núi con gà, núi voi, núi đổi chèo…
3. Chùa Trấn Quốc
k
Ảnh: sưu tầm
Theo lịch sử ghi chép lại, dưới thời Pháp thuộc, Viện Viễn Đông Bác cổ đã có những nghiên cứu sâu sắc và đánh giá cao ngôi chùa cổ kính này. Đặc biệt, chùa Trấn Quốc còn được xếp hàng vào một trong 10 công trình lịch sử toàn cõi Đông Dương. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, ngôi chùa vẫn được bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn nét đẹp kiến trúc, văn hóa. Năm 1962, chùa Trấn Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đối với Phật giáo Việt Nam, chùa Trấn Quốc thực sự là một niềm tự hào, là di sản quý giá sở hữu nét đẹp về kiến trúc, lịch sử và văn hóa. Đến nay, công trình này vẫn là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng, điểm đến tâm linh nổi tiếng của Hà Nội, thu hút đông đảo khách du lịch và các tăng ni, Phật tử đến hành lễ.
4. Chùa Láng
k
Ảnh: sưu tầm
Kiến trúc chùa Láng có phần cổng gần giống với cổng của vua phủ thời xưa gồm 4 cột trụ vuông và 3 mái cong gắn vào sườn cột. Đi tiếp vào bên trong là sân chùa rộng thoáng, ở giữa được đặt một chiếc sập bằng đá dùng để đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Đi đến cuối sân là cửa Tam Quan, qua cửa Tam Quan sẽ đến nhà bát giác say đó mới tới khu vực chính của chùa gồm: bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện.
Chùa Láng là một trong những ngôi chùa sở hữu nhiều tượng phật nhất Việt Nam với tổng cộng 198 pho tượng. Vì đã trải qua nhiều lần trùng tu nên ngôi chùa này không còn các di vật cổ nữa.
5. Chùa Bộc
k
Ảnh: sưu tầm
Chùa Bộc nằm trên phường Quang Trung, quận Đống Đa là ngôi chùa ở Hà Nội chùa gắn liền với chiến thắng Kỷ Dậu năm 1789 của quân Tây Sơn. Trước đây ngôi chùa này chỉ thờ Phật nhưng sau đó chùa còn thờ vị vua có công với dân tộc – Vua Quang Trung và những người đã chết trận.
Chùa có vị thế cao ráo, địa thế đẹp, phía trước có hồ rộng. Kiến trúc bao gồm cổng Tam Quan, Tam Bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, vườn tháp. Đến nay, chùa Bộc vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật và di sản quý để du khách khi tới đây có dịp tham quan, tìm hiểu.
Nguồn: Trithuc24 sưu tầm và tổng hợp
Tin chọn lọc khác