'Hùm thiêng' nước Việt Đề Thám khiến giặc ngoại xâm khiếp sợ

'Hùm thiêng' nước Việt Đề Thám khiến giặc ngoại xâm khiếp sợ
03.04.2020 2838
Đề Thám - Đất Yên Thế ghi danh

Kể từ dạo cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đất Yên Thế, Bắc Giang đã trở thành một địa danh nức lòng người yêu nước đất Việt. Còn với thực dân Pháp, thì nơi ấy chẳng khác gì cái dằm dưới chân, cái gai trong mắt cần phải nhổ bỏ trong chính sách xâm lược, bình định, bảo hộ của chúng với nước Việt. Cũng phải thôi, nơi ấy có "Hùm thiêng Yên Thế" bao phen khiến chúng ngủ chẳng yên giấc.

(Chân dung Đề Thám)

Dẫu hơn một thế kỷ đã qua từ dạo người anh hùng Đề Thám ngã xuống đất mẹ, nhưng dấu son yêu nước của ông cùng phong trào nông dân Yên Thế do ông đứng chủ thì chẳng rêu phong nào che phủ cho được. Cứ dịp ngày 16 tháng 3 dương lịch hàng năm, dân địa phương lại tổ chức lễ hội Yên Thế tưởng nhớ người anh hùng.

Hùm thiêng vọng mãi tiếng gầm 

Người xưa không còn, chuyện cũ đã qua, nhưng dấu tích lịch sử thì mãi còn đó, và sử sách, giai thoại kể mãi chuyện "hùm thiêng". Đánh giá về con người Hoàng Hoa Thám (1836-1913) cùng phong trào yêu nước do ông lãnh đạo, người đương thời và hậu thế vẫn dành cho ông những lời trân trọng.

Chẳng nói đâu xa, khi phong trào Yên Thế dứt bóng năm 1913, dư âm về nó chưa nguội lạnh thì trong Việt Nam sử lược in lần đầu tiên năm 1920, sử gia Trần Trọng Kim dẫu chỉ điểm vài chữ, nhưng cũng đã đưa Hoàng Hoa Thám và phong trào vào tiểu mục "Lòng yêu nước của người Việt Nam" nơi Chương XV quyển V: "Người Việt Nam vì hoàn cảnh, vì tình thế bắt buộc phải im hơi lặng tiếng, nhưng lòng ái quốc mỗi ngày một nồng nàn, sự uất ức đau khổ mỗi ngày một tăng thêm. Cho nên cứ độ năm bảy năm lại có một cuộc phiến động"… "Ở Hà Nội thì có việc đầu độc lính Pháp, rồi ở Thái Nguyên, Hoàng Hoa Thám lại nổi lên đánh phá".

Cũng là nhà yêu nước chống Pháp dạo ấy, Sào Nam Phan Bội Châu từng gặp Hoàng Hoa Thám, đã nhận định về nhà yêu nước này trong hồi ký Tự phán với lời khen ngợi: "Phỏng dân nước ta ức muôn người một lòng, ai bảo cụ Đề Hoàng không làm được như Hoa Thịnh Đốn, Gia lý Bá Đích?".

(Đề Thám và các cháu)

Ở phía đối địch, người Pháp dạo ấy cũng phải công nhận sức mạnh của phong trào Yên Thế cùng tài năng của Hoàng Hoa Thám, như Histoire militaire de l’Indochine có nhận định "Trở thành chủ soái, ông ta đã thu nạp lại những dư đảng của những đám giặc tan rã"… "Ông ta củng cố lại các cứ điểm, tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng".

Đến như Toàn quyền Paul Doumer cũng lấy làm ngạc nhiên trước sức mạnh của nghĩa quân: "Thực tế có vẻ như khó hiểu! Chỉ một nhóm quân nổi loạn, cho dù chúng khôn ngoan và thiện chiến, làm sao chúng có thể chống cự với chúng ta có trong tay những lực lượng phối hợp hùng mạnh và đủ phương tiện trấn áp".

Tây kia khiếp đảm bao lần

Những tưởng nói đến người anh hùng cùng phong trào Yên Thế, cũng nên lược điểm dăm điều cho độc giả được hay. Trước nhất phải xác quyết rõ rằng, Hoàng Hoa Thám cùng phong trào nông dân Yên Thế chống Pháp, là bởi lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ban đầu là sự phẫn uất trước kẻ thù xâm lược, chiếm đất, cướp ruộng, bần cùng hóa để rồi lần hồi phong trào phát triển ngày một mạnh, lan một rộng.

Tồn tại, phát triển bền bỉ gần 30 năm nơi núi rừng Yên Thế, phong trào nông dân Yên Thế có thời gian giữ lửa lâu dài, khiến giặc Pháp vất vả tìm cách tiêu diệt, thậm chí nhiều phen phải giảng hòa với nghĩa quân. Dẫu là thủ lĩnh sau cùng của nghĩa quân Yên Thế, nhưng với trí lực và khả năng tự thân, Hoàng Hoa Thám trở thành lãnh tụ bền bỉ nhất của phong trào.

(Nghĩa quân Yên Thế)

Không chỉ chống Pháp bó hẹp trong địa bàn Yên Thế, dẫu xuất thân nông dân, nhưng thủ lĩnh Đề Thám còn biết liên kết với các nhà yêu nước, các tổ chức khác tạo thế mạnh chống giặc. Cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và nhiều nhà yêu nước khác theo như Việt sử tân biên cho biết cũng đã đến căn cứ gặp gỡ, trao đổi việc nước với Đề Thám. Hay hoạt động yêu nước của Kỳ Đồng cũng có liên hệ với nghĩa quân Yên Thế. Rồi cả vụ khởi nghĩa ở Hà Nội năm 1908, nghĩa quân Yên Thế cũng có sự liên đới…

Xuất thân nông dân rặt, vốn họ Trương, Thám tham gia chống Pháp năm 20 tuổi khi về dưới cờ nghĩa Trần Xuân Soạn. Sau khi được làm đốc binh năm 23 tuổi dưới trướng Cai Kinh, cái tên Đề Thám được quen gọi. Dẫu gốc nông dân, nhưng kinh qua chiến trận, kinh nghiệm chiến đấu, bản lĩnh bản thân,… Hoàng Hoa Thám dần dà trở thành một thủ lĩnh nông dân vang danh khắp vùng Yên Thế và lãnh đạo phong trào yêu nước chống Pháp của nông dân khiếp giặc Pháp phải bao lần mưu sát không thành, có lúc phải cầu hòa mong tạm yên ổn. Cũng vì thế, tên tuổi và vị trí của ông trong sử cận đại nước Nam càng được tô đậm hơn nữa.

Cái chết oanh oanh liệt liệt

Với sử Nam ta, dạo những năm 50 thế kỷ trước, cái chết của Đề Thám vẫn còn để lại nhiều nghi vấn chưa giải minh cho tỏ tường được. Điều ấy có thể thấy ngay ở tác phẩm của Văn Quang mang tên Hoàng Hoa Thám (Bài học xương máu của 25 năm đấu tranh) do Nxb Sống Mới tại Sài Gòn ấn hành năm 1957.

Theo đó cuối năm 1909, Cai Sơn làm phản, nghĩa quân tan rã "Đề Thám ở đâu cũng không ai biết". Và sau đây là bao giả thuyết về Hùm thiêng: Nào là Đề Thám đã bị bộ hạ là Lương Tam Kỳ giết hại; kẻ lại bảo Đề Thám sau chết già nơi đất Lộc Bình (Lạng Sơn), "Không ai biết rõ cái chết của Đề Thám ra sao, nhưng một điều rõ nhứt là phong trào Nghĩa Hưng (con đẻ của phong trào Cần Vương) đã tan rã hoàn toàn".

(Đề Thám (ở giữa) cùng các thuộc hạ)

Khác với Văn Quang, trong Đề Thám con hùm Yên Thế, Nguyễn Duy Hinh đã tường thuật khá tường tận cái chết của nhà yêu nước, mà cụ thể ở đây, cụ bị ám sát bởi tên người khách Lương Tam Kỳ. Dẫu trước đó Công sứ Nhã Nam là Bouchet đã định đem quân đánh Đề Thám, nhưng Toàn quyền Đông Dương bấy giờ là Albert Sarraut đã ngăn lại với một kế sách thâm độc khác.

Albert Sarraut thảo luận cùng Thống sứ Bắc Kỳ Desteny và viên Giám đốc Chính trị vụ Phủ Toàn quyền và cử thuộc hạ là Bosc lên chợ Chu tìm gặp Lương Tam Kỳ với lời hứa hẹn thưởng 25.000 đồng để hạ sát Đề Thám. Lương nhận lời. Trước đây, tên này theo về dưới trướng Đề Thám, nhưng ăn ở hai lòng, thường lấy tin nghĩa quân bán lại cho Pháp. Sau khi nhận lời với người Pháp, Lương tìm thời cơ ra tay.

Ngày 10 tháng Giêng năm 1913, Lương phái ba tên đồng đảng vào rừng Thượng Yên. Ba tên này mạo nhận là người của Trung Hoa gửi đến giúp Đề Thám đánh Pháp. Lọt được vào căn cứ, chúng ngày đêm theo dõi động tĩnh để tiến hành.

Đêm 9 tháng 2, Đề Thám bày mâm đèn ra hút (cái sự hút thuốc phiện dạo ấy, được xem là sự thường trong cái chính sách đầu độc dân Nam, mà cũng là làm giàu cho tư bản Pháp bằng rượu cồn, thuốc phiện của thực dân Pháp, nên ta chớ xem đó là sự lạ), sai hai người tâm phúc canh chừng. Lúc ấy, Đề Thám ở cách Chợ Gò 2km. Đến 5 giờ sáng, ba tên tay sai của Lương Tam Kỳ thấy thời cơ tới liền ra tay, hai kẻ tâm phúc canh cửa cũng chịu chung số phận với hùm thiêng.

Thời gian về cái chết của Đề Thám cũng được Đinh Xuân Lâm "sơ bộ kết luận" là ngày 9-2-1913 trong tác phẩm Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế. Với những nghiên cứu mới đây, thời gian về cái chết của người anh hùng Yên Thế có thêm những dữ liệu mới. Đặc biệt trong nghiên cứu Hoàng Hoa Thám (1836-1913) của Khổng Đức Thiêm cung cấp cho chúng ta một số dữ kiện khác nhau về cái chết của Hoàng Hoa Thám. 

Tin chọn lọc khác
"Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" Mạc Đĩnh Chi
29.01.2021 4790
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông.
Những điều chưa kể về vị Hoàng đế nhà Nguyên – Hốt Tất Liệt
19.11.2020 4414
Mặc dù cuộc đời Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp binh đao cùng những sóng gió triền miên của cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt nhưng có một điều không thể phủ nhận: Hốt Tất Liệt là một vị hoàng đế kiệt xuất, lập ra triều Nguyên ở Trung Quốc.
Nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam và cuộc đời bi kịch
07.11.2020 4354
Là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn một năm nên sách sử khi viết về bà chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược khiến hậu thế ít biết về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của bà.
Người thành lập ra ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
07.04.2020 4505
“Việt Nam Ngân hàng” hay “Công ty tín dụng An Nam” là tổ chức tín dụng đầu tiên do người Việt thành lập và điều hành từ những năm 1926. Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng là ông Trần Trinh Trạch, ông chính là cha ruột của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Chuyện ít biết về ba anh em họ Đinh đã giúp Lê Lợi từ khi khởi nghĩa tới ca khúc khải hoàn
05.04.2020 2893
Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt ba anh em có công giúp đỡ Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) từ khi dựng cờ khởi nghĩa tới ngày toàn thắng.
Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê
04.04.2020 2809
Vị vua thứ 26 của nhà Hậu Lê có rất nhiều giai thoại và câu chuyện ly kỳ, lạ lùng. Ngay cả đến niên hiệu của ông cũng gắn với một câu chuyện "nhìn chữ đoán mệnh".
Hơn 200 năm trước, triều Nguyễn kiểm soát các dịch bệnh như thế nào?
03.04.2020 2743
Cách nay hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như vậy giờ, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét bằng cách nào?
Người phụ nữ nhường khiên, lấy thân che chắn cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
27.03.2020 2507
Phía sau thành công của người anh hùng luôn có hình bóng người phụ nữ. Nhắc tới binh nghiệp lẫy lừng của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, cũng nên nhắc đến vợ hiền của ông.
Hai người thầy vĩ đại khiến Alexander Đại đế mang ơn cả đời
11.04.2020 3059
Trong thời đại của mình, Alexander Đại đế nổi tiếng là một chiến lược gia vĩ đại, một bậc thầy quân sự dụng binh đỉnh cao. Ngay từ năm 16 tuổi, ông đã tham gia trận đánh và giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc đời.
Hai chị em dòng dõi Vua Hùng, làm nên cuộc lật đổ nổi tiếng trong sử Việt
10.04.2020 2730
Được ghi nhận trước nhất trong những hào kiệt nổi dậy chống nền đô hộ phương Bắc, chị em Hai Bà Trưng đã làm nên một cuộc lật đổ chấn động chính quyền đô hộ Trung Hoa ở đất Việt dạo ấy, và nhân dân ta thì mãi nhắc nhớ với lòng tự hào.
Vị vua kiệt xuất làm rực sáng nước Việt - Lê Thánh Tông
09.04.2020 3167
Vua Lê Thánh Tông được các sử gia từ xưa đến nay ghi nhận là vị hoàng đế kiệt xuất, đã lập nên một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
Võ Văn Dũng - Chiến tướng hàng đầu của vua Quang Trung, đứng đầu Tây Sơn thất hổ tướng
07.04.2020 3209
Võ Văn Dũng là danh tướng của nhà Tây Sơn, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn vào năm Canh Ngọ 1750 trong một gia đình khá giả.
Hai đại danh y nước Việt được xưng là bậc tổ của nghề y
06.04.2020 2797
Với tài năng chữa bệnh cứu người, viết sách dạy về nghề thuốc, cùng tấm gương sáng về y đạo để lại cho hậu thế, hai vị danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc tổ của nghề y nước ta.
Ngô Quyền - vị tổ trung hưng của nước Việt, vua đứng đầu các vua
05.04.2020 3542
Với võ công trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giết chết hoàng tử của giặc là Hoằng Tháo, xưng vương khởi đầu nền tự chủ của nước Việt, Ngô Tiên Chủ xứng đáng được đời sau ca tụng là "vua đứng đầu các vua".
Lệ Hải Bà Vương - người khiến giặc Ngô cảm thán
04.04.2020 3352
Đến hôm nay, sau 1772 năm, những lời nói đanh thép của Bà Triệu hay hình ảnh bà oai vệ mặc giáp vàng vung kiếm trên đầu voi xông pha dẹp giặc vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt.
'Hùm thiêng' nước Việt Đề Thám khiến giặc ngoại xâm khiếp sợ
03.04.2020 2839
"Mỗi khi quân giặc xông tới, cụ cùng nghĩa quân thường thủ hiểm một chỗ, bình tĩnh đợi giặc lao vào vừa tầm súng mới bắn. Mà bắn là ít khi chệch"
Cặp phu thê đại tướng tài giỏi, tài trí hơn người nhà Tây Sơn
02.04.2020 2581
Nếu như Võ Văn Dũng là võ tướng số 1 dưới trướng Quang Trung thì Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân lại nổi danh với tài trí hơn người và tấm lòng trung thành son sắt.
Vị vua sáng chói của nước Việt - Lý Thái Tổ
01.04.2020 2901
Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về - Đại Việt sử ký toàn thư chép.
Đội Cấn - người khởi binh Thái Nguyên và ước mơ Đại Hùng Đế Quốc
11.03.2020 3369
Trong tình cảnh đất nước bị đô hộ bởi người Pháp, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, thì cuộc binh biến của binh lính người Việt ở Thái Nguyên gắn liền với tên tuổi Đội Cấn trở thành một sự cổ vũ rất lớn cho những người yêu nước lúc đó.
Đinh Liệt vị công thần trong việc khai quốc cho đời nhà Lê
24.02.2020 3699
Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thế hệ con cháu 7 đời của ông đều có người làm võ tướng quan trọng của triều đình.
Lý Thái Tông vị minh quân tài năng có tướng lạ
14.02.2020 4340
Vua Lý Thái Tông có tên là Lý Phật Mã, sinh ra ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư. Là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân. Lúc mới sinh Lý Phật Mã đã có tướng lạ, sau gáy có 7 nốt ruồi chụm lại như chòm sao thất tinh bắc đẩu.
Phạm Ngũ Lão - vị tướng hiếm có của Hưng Đạo Vương thời nhà Trần
14.02.2020 4982
Những thứ lấy được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc bấy giờ. Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành.
Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản
07.02.2020 3389
Là tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ, Phan Thanh Giản đã đưa ra những đề xuất thay đổi, học hỏi phương Tây để đất nước vững mạnh hơn, có thể đứng vững trước người Pháp, tiếc rằng Vua không nghe theo. Trong tình thế vũ khí thô sơ không thể chống giặc, lại bị giặc lừa, ông đành giao 3 tỉnh miền Tây cho Pháp với điều kiện đảm bảo mạng sống cho toàn bộ binh lính và dân chúng, còn bản thân mình thì tự tử để giữ tròn khí tiết.
Nguyễn Khoa Đăng: Vị quan trừ bạo an dân được ví như Bao Chửng thời nhà Nguyễn
14.01.2020 3024
Nguyễn Khoa Đăng thời nhà Nguyễn lập được nhiều công lao lớn. Người dân xem ông như Bao Công bởi ông đã giúp dân trấn áp đạo tặc, lại không sợ cường quyền, đòi tiền công từ cả người nhà của Chúa, yêu cầu các Hoàng thân quốc thích phải theo phép nước bắt đầu từ người cao nhất, khiến ai cũng nể sợ, giúp triều đình giữ được kỷ cương.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất