Cặp phu thê đại tướng tài giỏi, tài trí hơn người nhà Tây Sơn

Cặp phu thê đại tướng tài giỏi, tài trí hơn người nhà Tây Sơn
02.04.2020 2162

Trần Quang Diệu (1760 – 1802) là một trong Tây Sơn thất hổ tướng của nhà Tây Sơn. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã có nhiều đóng góp cũng như cố gắng chiến đấu để bảo vệ vương triều Tây Sơn nhưng không thành công.

(Tranh minh họa cặp phu thê đại tướng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân)

Ông là người rất giỏi võ. Lúc nhỏ ông theo học với nhiều thầy. Lớn lên, Trần Quang Diệu được cao thủ võ thuật đương thời là Diệp Đình Tòng (ẩn ở núi Kim Sơn, huyện Hoài Ân) nhận làm đệ tử. Ông Tòng là người thông thạo năm loại binh khí: đao, kiếm, kích, thương, cung nhưng Quang Diệu chỉ chuyên tâm học nghệ đại đao.

Sau này nghe tin Nguyễn Nhạc là người có chí lớn nên tìm đến làm quen. Chính vì mối giao tình này nên khi ba anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, Trần Quang Diệu tham gia ngay từ đầu.

Năm 1771, trên đường từ Hoài Ân vào Kiên Mỹ để gặp thủ lĩnh Nguyễn Nhạc, Trần Quang Diệu bị cọp tấn công. Vì không mang theo đao, Quang Diệu tay không chống cọp từ sáng đến trưa nên đuối sức, mình đầy thương tích. Đang lúc lâm nguy, Bùi Thị Xuân cùng đệ tự đi săn và cứu được ông. Ít lâu sau, nhờ Nguyễn Nhạc đứng ra chủ hôn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trở thành vợ chồng rồi cùng trải bao gian lao dưới ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn.

Trụ cột của nhà Tây Sơn

Trần Quang Diệu góp mặt trong hầu hết những trận đánh quan trọng của quân Tây Sơn như chiếm thành Quy Nhơn (1773), đánh quân Xiêm (1785), tiêu diệt Mãn Thanh (1789)…

Khi Nguyễn Nhạc xưng đế, ông được phong làm Thiếu phó. Sau chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung cử ông làm Đốc trấn Nghệ An, coi việc trấn thủ và xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở đây.

Theo Đại Nam liệt truyện chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, tháng 9 năm 1792, vua Quang Trung ngã bệnh, bèn triệu Trần Quang Diệu về thương nghị việc dời đô ra Nghệ An, phó thác triều đình. Sau khi Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn lục đục và suy yếu dần. Quân Nguyễn Ánh đánh chiếm nhiều nơi, Trần Quang Diệu giữ chức Thiếu phó cầm quân chống đỡ, giải nguy khắp Diên Khánh, Phú Yên, Bình Định…

Đầu năm 1800, đang lúc Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem quân tái chiếm thành Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh tập kích kinh đô Phú Xuân, làm chủ Thuận Hóa buộc Diệu và Dũng kéo quân băng sang đất Lào ra Nghệ An để đánh chiếm lại kinh đô. Tuy nhiên, lần lượt Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng… đều bị quân nhà Nguyễn đánh bại và bắt giữ.

Trung thần không thờ hai vua

Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802), chiêu hàng Trần Quang Diệu nhưng ông khẳng khái đáp: "Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua nới rộng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Quy Nhơn thì tôi sẽ về ở thôn dã cày ruộng, nộp thuế như người dân thường, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu".

Thấy không thể khuất phục được Trần Quang Diệu, ngày 30 tháng 11 năm 1802, Gia Long đem ông hành hình.

Bùi Thị Xuân (1752 – 1802) là người ở thôn Xuân Hòa, nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Bùi Thị Xuân sớm được học văn và võ.

(Bùi Thị Xuân là một trong những vị tướng trụ cột của nhà Tây Sơn)

Tương truyền, Bùi Thị Xuân là người có nhan sắc, khéo tay và viết chữ đẹp. Lúc nhỏ, bà thích ăn vận kiểu con trai, thích múa kiếm đi quyền, lại hay nghe kể chuyện Bà Trưng, Bà Triệu cỡi voi đánh giặc, Bùi Thị Xuân náo nức muốn theo gương các bà.

Năm 12 tuổi, Bùi Thị Xuân theo học võ với Đô thống Ngô Mạnh và nhanh chóng thành thạo, tài nghệ điêu luyện, nhất là môn song kiếm. Sau khi luyện tập võ nghệ thuần thục, bà rủ các chị em khác trong vùng đến nhà mình luyện quyền, múa kiếm. Đệ tử của bà ban đầu còn ít, dần dần lên đến vài chục người.

Như đã kể trên, năm ấy sau khi Bùi Thị Xuân giải nguy cho Trần Quang Diệu khỏi hổ dữ, hai người dần nảy sinh tình cảm và trở thành vợ chồng khi Trần Quang Diệu đến ở nhà Bùi Thị Xuân để trị thương, rồi cùng nhau về tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn ở chiến Phú Lạc.

Nữ tướng tài ba

Ngoài tài nghệ kiếm thuật điêu luyện, Bùi Thị Xuân còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa, và luyện voi. Với lòng dũng cảm phi thường, bà nhanh chóng cùng chồng là Trần Quang Diệu trở thành những vị tướng trụ cột, góp công lớn trong buổi đầu dựng nghiệp của nhà Tây Sơn.

Tháng 7 năm 1775, khi Nguyễn Huệ tiến đánh Phú Yên đã giao vùng Tây Sơn cho Bùi Thị Xuân và Võ Đình Tú trông coi.

Năm 1785, Bùi Thị Xuân cùng Trần Quang Diệu chỉ huy bộ binh, Võ Văn Dũng cùng Nguyễn Huệ chỉ huy thủy quân đã đánh tan 20 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Ở trận này, bà đã chém bay đầu tướng Xiêm là Lục Côn.

Tiếp đến là những năm tháng bà cầm quân đánh dẹp các thế lực chống đối vương triều Tây Sơn, trong đó có lực lượng của hoàng thân nhà Lê là Lê Duy Chỉ kết hợp với Tù trưởng Bảo Lạc ở Hà Tuyên.

Sau khi Quang Trung mất, bà được cử vào trấn thủ Quảng Nam và nhiều lần đẩy lui được quân của Nguyễn Ánh

Năm 1802, vua Cảnh Thịnh cầm quân đánh chiếm lại Phú Xuân và Bùi Thị Xuân được lệnh đem 5.000 quân đi hộ giá. Chính bà tự tay thúc trống và anh dũng cưỡi voi đánh vào lũy Trấn Ninh, nơi mà Nguyễn Ánh đang cố thủ. Tiếc thay khi thế trận đang quyết liệt thì Cảnh Thịnh vội vã cho lui quân và nhà Tây Sơn trượt dài trên đà suy yếu. Và đây cũng chính là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của bà.

Tin chọn lọc khác
"Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" Mạc Đĩnh Chi
29.01.2021 4142
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông.
Những điều chưa kể về vị Hoàng đế nhà Nguyên – Hốt Tất Liệt
19.11.2020 3827
Mặc dù cuộc đời Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp binh đao cùng những sóng gió triền miên của cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt nhưng có một điều không thể phủ nhận: Hốt Tất Liệt là một vị hoàng đế kiệt xuất, lập ra triều Nguyên ở Trung Quốc.
Nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam và cuộc đời bi kịch
07.11.2020 3826
Là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn một năm nên sách sử khi viết về bà chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược khiến hậu thế ít biết về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của bà.
Người thành lập ra ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
07.04.2020 3935
“Việt Nam Ngân hàng” hay “Công ty tín dụng An Nam” là tổ chức tín dụng đầu tiên do người Việt thành lập và điều hành từ những năm 1926. Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng là ông Trần Trinh Trạch, ông chính là cha ruột của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Chuyện ít biết về ba anh em họ Đinh đã giúp Lê Lợi từ khi khởi nghĩa tới ca khúc khải hoàn
05.04.2020 2387
Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt ba anh em có công giúp đỡ Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) từ khi dựng cờ khởi nghĩa tới ngày toàn thắng.
Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê
04.04.2020 2337
Vị vua thứ 26 của nhà Hậu Lê có rất nhiều giai thoại và câu chuyện ly kỳ, lạ lùng. Ngay cả đến niên hiệu của ông cũng gắn với một câu chuyện "nhìn chữ đoán mệnh".
Hơn 200 năm trước, triều Nguyễn kiểm soát các dịch bệnh như thế nào?
03.04.2020 2291
Cách nay hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như vậy giờ, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét bằng cách nào?
Người phụ nữ nhường khiên, lấy thân che chắn cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
27.03.2020 2094
Phía sau thành công của người anh hùng luôn có hình bóng người phụ nữ. Nhắc tới binh nghiệp lẫy lừng của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, cũng nên nhắc đến vợ hiền của ông.
Hai người thầy vĩ đại khiến Alexander Đại đế mang ơn cả đời
11.04.2020 2595
Trong thời đại của mình, Alexander Đại đế nổi tiếng là một chiến lược gia vĩ đại, một bậc thầy quân sự dụng binh đỉnh cao. Ngay từ năm 16 tuổi, ông đã tham gia trận đánh và giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc đời.
Hai chị em dòng dõi Vua Hùng, làm nên cuộc lật đổ nổi tiếng trong sử Việt
10.04.2020 2280
Được ghi nhận trước nhất trong những hào kiệt nổi dậy chống nền đô hộ phương Bắc, chị em Hai Bà Trưng đã làm nên một cuộc lật đổ chấn động chính quyền đô hộ Trung Hoa ở đất Việt dạo ấy, và nhân dân ta thì mãi nhắc nhớ với lòng tự hào.
Vị vua kiệt xuất làm rực sáng nước Việt - Lê Thánh Tông
09.04.2020 2706
Vua Lê Thánh Tông được các sử gia từ xưa đến nay ghi nhận là vị hoàng đế kiệt xuất, đã lập nên một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
Võ Văn Dũng - Chiến tướng hàng đầu của vua Quang Trung, đứng đầu Tây Sơn thất hổ tướng
07.04.2020 2751
Võ Văn Dũng là danh tướng của nhà Tây Sơn, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn vào năm Canh Ngọ 1750 trong một gia đình khá giả.
Hai đại danh y nước Việt được xưng là bậc tổ của nghề y
06.04.2020 2360
Với tài năng chữa bệnh cứu người, viết sách dạy về nghề thuốc, cùng tấm gương sáng về y đạo để lại cho hậu thế, hai vị danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc tổ của nghề y nước ta.
Ngô Quyền - vị tổ trung hưng của nước Việt, vua đứng đầu các vua
05.04.2020 3001
Với võ công trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giết chết hoàng tử của giặc là Hoằng Tháo, xưng vương khởi đầu nền tự chủ của nước Việt, Ngô Tiên Chủ xứng đáng được đời sau ca tụng là "vua đứng đầu các vua".
Lệ Hải Bà Vương - người khiến giặc Ngô cảm thán
04.04.2020 2881
Đến hôm nay, sau 1772 năm, những lời nói đanh thép của Bà Triệu hay hình ảnh bà oai vệ mặc giáp vàng vung kiếm trên đầu voi xông pha dẹp giặc vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt.
'Hùm thiêng' nước Việt Đề Thám khiến giặc ngoại xâm khiếp sợ
03.04.2020 2393
"Mỗi khi quân giặc xông tới, cụ cùng nghĩa quân thường thủ hiểm một chỗ, bình tĩnh đợi giặc lao vào vừa tầm súng mới bắn. Mà bắn là ít khi chệch"
Cặp phu thê đại tướng tài giỏi, tài trí hơn người nhà Tây Sơn
02.04.2020 2163
Nếu như Võ Văn Dũng là võ tướng số 1 dưới trướng Quang Trung thì Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân lại nổi danh với tài trí hơn người và tấm lòng trung thành son sắt.
Vị vua sáng chói của nước Việt - Lý Thái Tổ
01.04.2020 2471
Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về - Đại Việt sử ký toàn thư chép.
Đội Cấn - người khởi binh Thái Nguyên và ước mơ Đại Hùng Đế Quốc
11.03.2020 2917
Trong tình cảnh đất nước bị đô hộ bởi người Pháp, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, thì cuộc binh biến của binh lính người Việt ở Thái Nguyên gắn liền với tên tuổi Đội Cấn trở thành một sự cổ vũ rất lớn cho những người yêu nước lúc đó.
Đinh Liệt vị công thần trong việc khai quốc cho đời nhà Lê
24.02.2020 3241
Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thế hệ con cháu 7 đời của ông đều có người làm võ tướng quan trọng của triều đình.
Lý Thái Tông vị minh quân tài năng có tướng lạ
14.02.2020 3910
Vua Lý Thái Tông có tên là Lý Phật Mã, sinh ra ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư. Là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân. Lúc mới sinh Lý Phật Mã đã có tướng lạ, sau gáy có 7 nốt ruồi chụm lại như chòm sao thất tinh bắc đẩu.
Phạm Ngũ Lão - vị tướng hiếm có của Hưng Đạo Vương thời nhà Trần
14.02.2020 4465
Những thứ lấy được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc bấy giờ. Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành.
Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản
07.02.2020 2958
Là tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ, Phan Thanh Giản đã đưa ra những đề xuất thay đổi, học hỏi phương Tây để đất nước vững mạnh hơn, có thể đứng vững trước người Pháp, tiếc rằng Vua không nghe theo. Trong tình thế vũ khí thô sơ không thể chống giặc, lại bị giặc lừa, ông đành giao 3 tỉnh miền Tây cho Pháp với điều kiện đảm bảo mạng sống cho toàn bộ binh lính và dân chúng, còn bản thân mình thì tự tử để giữ tròn khí tiết.
Nguyễn Khoa Đăng: Vị quan trừ bạo an dân được ví như Bao Chửng thời nhà Nguyễn
14.01.2020 2666
Nguyễn Khoa Đăng thời nhà Nguyễn lập được nhiều công lao lớn. Người dân xem ông như Bao Công bởi ông đã giúp dân trấn áp đạo tặc, lại không sợ cường quyền, đòi tiền công từ cả người nhà của Chúa, yêu cầu các Hoàng thân quốc thích phải theo phép nước bắt đầu từ người cao nhất, khiến ai cũng nể sợ, giúp triều đình giữ được kỷ cương.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất