Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê

Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê
04.04.2020 2340

Lê Hiển Tông, vị hoàng đế thứ 26 của nhà Hậu Lê là vị vua có rất nhiều giai thoại và câu chuyện ly kỳ, lạ lùng. Ngay cả đến niên hiệu của ông cũng gắn với một câu chuyện "nhìn chữ đoán mệnh".

Lê Hiển Tông tên thật là Lê Duy Diêu, con trai trưởng của vua Lê Thuần Tông. Vua sinh tháng 4 năm Đinh Dậu (1717), mất tháng 7 năm Bính Ngọ (1786), thọ 69 tuổi, là một trong số những vị vua có tuổi thọ cao nhất và là vị vua thọ nhất triều Hậu Lê. Vị hoàng đế này cũng là một trong những người ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam và là người làm vua lâu nhất triều Hậu Lê.

(Hoàng đế thiết triều (Hình minh họa))

Lê Hiển Tông khi còn trẻ phải trải qua một thời gian bị giam cầm khổ ải. Cha của ông là Lê Thuần Tông (Lê Duy Tường) với niên hiệu Long Đức ở ngôi chưa đầy 3 năm (1732-1735) thì lâm bệnh mất ngày 15 tháng 4 năm Ất Mão (1735), thọ 36 tuổi.

Theo điển chế, lẽ ra Hoàng tử Lê Duy Diêu – con cả của vua sẽ lên ngôi kế vị, thế nhưng chúa Trịnh Giang ngang ngược cho rằng hoàng tử không xứng đáng nên sai quần thần phải tìm vị hoàng thân nào có tài đức thì đón lập lên làm vua. Thấy em ruột Lê Thuần Tông là Lê Duy Thần tuổi còn trẻ sẽ dễ bề thao túng nên chúa Trịnh Giang đưa vào cung tôn lên ngôi vào ngày 27 tháng 4 năm Ất Mão (1735).

Sách Đại Việt sử ký tục biên cho biết như sau: "Trước đó vua [tức Thuần Tông] bị ốm, chúa Trịnh Khương (Giang) sai trọng thần vào tẩm điện chăm sóc, nhân đó xét hoàng thân xem ai đáng lập làm vua. Lúc bấy giờ con trưởng của vua là Duy Diêu (sau này là Hiển Tông Vĩnh hoàng đế) tuổi đã 19. Em vua là Duy Thần, là cháu gọi Thái phi Vũ thị bằng cô, được nuôi ở trong phủ chúa, tuổi 17.

Chúa ngại Duy Diêu đã trưởng thành, có trí khôn và nghĩ Duy Thần là chỗ thân quyến quen lờn, dễ chế ngự, bèn nói thác rằng Duy Thần có diện mạo giống tiên đế (Dụ Tông) nên quyết ý lập làm vua; quần thần cũng theo ý chúa, không ai bàn khác cả. Ngày Giáp Ngọ cáo ở Thái Miếu. Ngày Bính Thân, Duy Thần lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Vĩnh Hựu".

Nhiều thân vương bất bình về việc này, trong đó có một người em khác của Lê Thuần Tông là hoàng thân Lê Duy Mật đã nổi binh đánh lại họ Trịnh nhằm khôi phục quyền lực cho vua Lê, chính vì thế mà Hoàng tử Lê Duy Diêu bị chúa Trịnh Giang nghi ngờ đem bắt và giam cầm ở nhà viên quan nội thị Hồng quận công, sau chuyển đến giam ở nhà cậu mình là Vũ Tất Thận.

Trong sách Nam Thiên trân dị tập (Những truyện quý lạ của nước Nam) có một chuyện nhan đề Cổ quái bốc sư truyện (Truyện ông thầy cổ quái) đề cập đến những diễn biến xảy ra trong khoảng từ năm Ất Mão (1735) đến năm Canh Thân (1740) với diễn biến chính là cuộc chính biến lật đổ chúa Trịnh Giang lập chúa Trịnh Doanh và việc ép vua Lê Ý Tông nhường ngôi để lập vua Lê Hiển Tông. Trong truyện này có phần nhắc đến xuất xứ, ý nghĩa của niên hiệu Cảnh Hưng mà vua Lê Hiển Tông lựa chọn sử dụng trong thời gian trị vì của mình.

Cổ quái tiên sinh

Chuyện kể rằng, khi đó ở kinh đô xuất hiện một ông thầy thường được gọi là "Cổ quái tiên sinh" tự xưng là am tường mọi thuật của nghề xem tướng, nhưng thuật đoán chữ thì tinh thông nhất. Người đến xem chỉ cần tự viết một chữ, ông ta sẽ đoán được vận mệnh thế nào.

(Ông thầy lạ kỳ. (Hình minh họa – Nguồn: art-vn))

Lúc bấy giờ có ba nhân vật là Võ Thế Giai, Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Thế Trương tuy có tài nhưng không được sử dụng, bèn nhờ ông thầy đoán chữ để tìm minh chủ, từ đó mà trở thành gia khách của ông Trung công - cậu của chúa Trịnh Toàn Vương (Trịnh Giang) rồi cùng ông này phù giúp mẹ của chúa diệt hết đám hoạn quan lộng quyền, truất ngôi chúa của Trịnh Giang khi vị chúa này sức khỏe giảm sút, hoang dâm, tàn ác rồi lập em chúa là Trịnh Doanh – một người tài năng, đức độ lên kế vị ngôi chúa.

Theo nội dung Cổ quái bốc sư truyện thì vì phục tài ông thầy kia nên Trung công mới bảo Võ Thế Giai nhờ ông ta xem ai xứng đáng ở ngôi Thiên tử đồng thời cho biết mình đang giam giữ hoàng tử Lê Duy Diêu, con cả của Long Đức đế (tức vua Lê Thuần Tông), nay để hoàng tử viết một chữ để xem có thể đảm đương được ngôi báu không.

Tờ chiếu truyền ngôi có câu rằng: Nghĩa chốn biên cương còn có đứa ngu xuẩn, ngang ngạnh, muốn cho kinh kỳ được yên mà bờ cõi được yên lặng, xét lẽ chính đáng nên duy tôn dòng đích, cốt để trọng tông thống mà thống nhất nhân tâm". Tờ chiếu ban xuống, dân tình vui mừng lắm. Ngày ấy Duy Diêu lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Cảnh Hưng, tôn vua là Thái thượng hoàng" (Đại Việt sử ký tục biên).

Chuyện Lê Ý Tông bị ép trả ngôi cho cháu còn liên quan đến một câu chuyện kỳ lạ, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: "Duy Diêu, râu rồng, mắt phượng, là con trưởng Thuần Tông và là cháu nhà vua [Ý Tông Duy Thận]. Duy Diêu lấy địa vị người con trưởng, đáng được lập làm vua từ trước.

Nhưng vì chú ruột là Duy Mật dấy quân, nên Trịnh Giang truất đi, đã lâu vẫn bị giam cấm. Trịnh Doanh mật sai người dời Duy Diêu đến ở nhà Bính quận công Vũ Tất Thận. Trước đây, Tất Thận chưa biết việc này. Một đêm, nằm mộng thấy một người "kẻ cả" đến nhà, cờ quạt âm nhạc, hệt như nghi trượng thái bình thiên tử. Sáng hôm sau, thấy Duy Diêu đến. Tất Thận bèn đem việc này nói với Doanh. Doanh muốn nhờ vào phúc đức Duy Diêu, mới cùng các đại thần bàn định tôn lập làm vua và xin nhà vua nhường ngôi cho Duy Diêu".

(Đoàn rước vua Lê)

Niên hiệu chính là danh hiệu của một vị vua được đặt khi lên ngôi, sử dụng trong suốt thời gian cai trị hoặc trong giai đoạn nhất định mà vị vua đó cầm quyền, vừa để tính năm trị vì, vừa để thần dân trong nước gọi các ngài thay cho tên chính để tránh phạm húy.

Về nguyên tắc, niên hiệu được lựa chọn rất cẩn thận vì nó là danh hiệu của người đứng đầu quốc gia với quyền lực to lớn, do đó niên hiệu khi đọc nên nghe phải có ân vang và trong sáng, ý nghĩa gửi gắm những sự cầu ước, nói lên điềm lành và có sự gắn kết với triết lý vương quyền, thần linh; thí dụ như các chữ liên quan đến trời, đến biểu tượng đế vương như chữ Thiên, Càn, Long…

Tin chọn lọc khác
"Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" Mạc Đĩnh Chi
29.01.2021 4146
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông.
Những điều chưa kể về vị Hoàng đế nhà Nguyên – Hốt Tất Liệt
19.11.2020 3831
Mặc dù cuộc đời Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp binh đao cùng những sóng gió triền miên của cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt nhưng có một điều không thể phủ nhận: Hốt Tất Liệt là một vị hoàng đế kiệt xuất, lập ra triều Nguyên ở Trung Quốc.
Nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam và cuộc đời bi kịch
07.11.2020 3828
Là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn một năm nên sách sử khi viết về bà chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược khiến hậu thế ít biết về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của bà.
Người thành lập ra ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
07.04.2020 3942
“Việt Nam Ngân hàng” hay “Công ty tín dụng An Nam” là tổ chức tín dụng đầu tiên do người Việt thành lập và điều hành từ những năm 1926. Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng là ông Trần Trinh Trạch, ông chính là cha ruột của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Chuyện ít biết về ba anh em họ Đinh đã giúp Lê Lợi từ khi khởi nghĩa tới ca khúc khải hoàn
05.04.2020 2390
Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt ba anh em có công giúp đỡ Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) từ khi dựng cờ khởi nghĩa tới ngày toàn thắng.
Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê
04.04.2020 2341
Vị vua thứ 26 của nhà Hậu Lê có rất nhiều giai thoại và câu chuyện ly kỳ, lạ lùng. Ngay cả đến niên hiệu của ông cũng gắn với một câu chuyện "nhìn chữ đoán mệnh".
Hơn 200 năm trước, triều Nguyễn kiểm soát các dịch bệnh như thế nào?
03.04.2020 2294
Cách nay hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như vậy giờ, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét bằng cách nào?
Người phụ nữ nhường khiên, lấy thân che chắn cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
27.03.2020 2097
Phía sau thành công của người anh hùng luôn có hình bóng người phụ nữ. Nhắc tới binh nghiệp lẫy lừng của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, cũng nên nhắc đến vợ hiền của ông.
Hai người thầy vĩ đại khiến Alexander Đại đế mang ơn cả đời
11.04.2020 2600
Trong thời đại của mình, Alexander Đại đế nổi tiếng là một chiến lược gia vĩ đại, một bậc thầy quân sự dụng binh đỉnh cao. Ngay từ năm 16 tuổi, ông đã tham gia trận đánh và giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc đời.
Hai chị em dòng dõi Vua Hùng, làm nên cuộc lật đổ nổi tiếng trong sử Việt
10.04.2020 2281
Được ghi nhận trước nhất trong những hào kiệt nổi dậy chống nền đô hộ phương Bắc, chị em Hai Bà Trưng đã làm nên một cuộc lật đổ chấn động chính quyền đô hộ Trung Hoa ở đất Việt dạo ấy, và nhân dân ta thì mãi nhắc nhớ với lòng tự hào.
Vị vua kiệt xuất làm rực sáng nước Việt - Lê Thánh Tông
09.04.2020 2707
Vua Lê Thánh Tông được các sử gia từ xưa đến nay ghi nhận là vị hoàng đế kiệt xuất, đã lập nên một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
Võ Văn Dũng - Chiến tướng hàng đầu của vua Quang Trung, đứng đầu Tây Sơn thất hổ tướng
07.04.2020 2753
Võ Văn Dũng là danh tướng của nhà Tây Sơn, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn vào năm Canh Ngọ 1750 trong một gia đình khá giả.
Hai đại danh y nước Việt được xưng là bậc tổ của nghề y
06.04.2020 2361
Với tài năng chữa bệnh cứu người, viết sách dạy về nghề thuốc, cùng tấm gương sáng về y đạo để lại cho hậu thế, hai vị danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc tổ của nghề y nước ta.
Ngô Quyền - vị tổ trung hưng của nước Việt, vua đứng đầu các vua
05.04.2020 3005
Với võ công trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giết chết hoàng tử của giặc là Hoằng Tháo, xưng vương khởi đầu nền tự chủ của nước Việt, Ngô Tiên Chủ xứng đáng được đời sau ca tụng là "vua đứng đầu các vua".
Lệ Hải Bà Vương - người khiến giặc Ngô cảm thán
04.04.2020 2884
Đến hôm nay, sau 1772 năm, những lời nói đanh thép của Bà Triệu hay hình ảnh bà oai vệ mặc giáp vàng vung kiếm trên đầu voi xông pha dẹp giặc vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt.
'Hùm thiêng' nước Việt Đề Thám khiến giặc ngoại xâm khiếp sợ
03.04.2020 2395
"Mỗi khi quân giặc xông tới, cụ cùng nghĩa quân thường thủ hiểm một chỗ, bình tĩnh đợi giặc lao vào vừa tầm súng mới bắn. Mà bắn là ít khi chệch"
Cặp phu thê đại tướng tài giỏi, tài trí hơn người nhà Tây Sơn
02.04.2020 2167
Nếu như Võ Văn Dũng là võ tướng số 1 dưới trướng Quang Trung thì Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân lại nổi danh với tài trí hơn người và tấm lòng trung thành son sắt.
Vị vua sáng chói của nước Việt - Lý Thái Tổ
01.04.2020 2473
Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về - Đại Việt sử ký toàn thư chép.
Đội Cấn - người khởi binh Thái Nguyên và ước mơ Đại Hùng Đế Quốc
11.03.2020 2921
Trong tình cảnh đất nước bị đô hộ bởi người Pháp, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, thì cuộc binh biến của binh lính người Việt ở Thái Nguyên gắn liền với tên tuổi Đội Cấn trở thành một sự cổ vũ rất lớn cho những người yêu nước lúc đó.
Đinh Liệt vị công thần trong việc khai quốc cho đời nhà Lê
24.02.2020 3243
Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thế hệ con cháu 7 đời của ông đều có người làm võ tướng quan trọng của triều đình.
Lý Thái Tông vị minh quân tài năng có tướng lạ
14.02.2020 3913
Vua Lý Thái Tông có tên là Lý Phật Mã, sinh ra ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư. Là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân. Lúc mới sinh Lý Phật Mã đã có tướng lạ, sau gáy có 7 nốt ruồi chụm lại như chòm sao thất tinh bắc đẩu.
Phạm Ngũ Lão - vị tướng hiếm có của Hưng Đạo Vương thời nhà Trần
14.02.2020 4468
Những thứ lấy được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc bấy giờ. Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành.
Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản
07.02.2020 2961
Là tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ, Phan Thanh Giản đã đưa ra những đề xuất thay đổi, học hỏi phương Tây để đất nước vững mạnh hơn, có thể đứng vững trước người Pháp, tiếc rằng Vua không nghe theo. Trong tình thế vũ khí thô sơ không thể chống giặc, lại bị giặc lừa, ông đành giao 3 tỉnh miền Tây cho Pháp với điều kiện đảm bảo mạng sống cho toàn bộ binh lính và dân chúng, còn bản thân mình thì tự tử để giữ tròn khí tiết.
Nguyễn Khoa Đăng: Vị quan trừ bạo an dân được ví như Bao Chửng thời nhà Nguyễn
14.01.2020 2670
Nguyễn Khoa Đăng thời nhà Nguyễn lập được nhiều công lao lớn. Người dân xem ông như Bao Công bởi ông đã giúp dân trấn áp đạo tặc, lại không sợ cường quyền, đòi tiền công từ cả người nhà của Chúa, yêu cầu các Hoàng thân quốc thích phải theo phép nước bắt đầu từ người cao nhất, khiến ai cũng nể sợ, giúp triều đình giữ được kỷ cương.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất