Võ Nguyên Giáp - Vị tướng lẫy lừng nhất thế giới khiến kẻ thù kinh sợ

Võ Nguyên Giáp - Vị tướng lẫy lừng nhất thế giới khiến kẻ thù kinh sợ
10.03.2021 8940
Nhắc đến cái tên Võ Nguyên Giáp là nhắc đến trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu diễn ra cách đây hơn 66 năm. Mỗi khi nhắc đến sự kiện trọng đại này, trong lòng nhân dân, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, mà còn là một “cây đại thụ rợp bóng nhân văn”

Nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy cả 8 chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa và tầm vóc vượt xa các chiến dịch trước về nhiều mặt, càng khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng Tư lệnh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các tướng lĩnh Quân đội ta hoạch định kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ tháng 3-1954.

Trong kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy báo cáo Bộ Chính trị, thời gian chiến dịch dự kiến diễn ra trong 45 ngày, đã được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh chiến dịch kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Do còn giải quyết một số công việc, Đại tướng ra mặt trận sau. Đoàn cán bộ đi trước có thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng chiến dịch.

Vào giữa tháng 12-1953, tham mưu chiến dịch của ta đã cơ bản xây dựng xong kế hoạch tác chiến chiến dịch cụ thể, với sự giúp đỡ của cố vấn Trung Quốc.

Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ký: “Anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị, chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sỹ ta đã được chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm... Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã chọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. Ở đây có cánh đồng lớn nhất Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng.

Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sỹ đã lập công xuất sắc. Đã thấy rõ mọi người lên đường lần này đều sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chỉ là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộc chiến lâu dài...” (Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, NXB QĐND, H, 2006, tr.913, 914).

Ngày 5-1-1954, trước khi lên đường ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ ở Khuổi Tát.

Bác hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?” Đại tướng trả lời: Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị. Bác động viên: “Tổng tư lệnh mặt trận, “tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau.”

Khi chia tay, Người dặn dò Đại tướng: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Vị tư lệnh chiến dịch “cảm thấy trách nhiệm lần này rất nặng nề.”

Thay đổi phương án tác chiến - Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời vị chỉ huy


Trong chiến dịch Điện Biên Phủ và có lẽ trong suốt cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” được coi là quyết định khó khăn nhất - như chính ông cũng từng thừa nhận. Quyết định đó thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân; nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự thấm nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng;” thể hiện tính nhân văn của một vị tướng “dĩ công vi thượng,” luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể vì lợi ích chung.

Ngày 12/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và một số cán bộ cùng đến sở chỉ huy thì được biết phía ta và cố vấn đã thống nhất sẽ nổ súng mở màn chiến dịch vào ngày 20/1, với phương châm là “Đánh nhanh giải quyết nhanh” trong vòng 3 đêm 2 ngày.

Lúc này, dù chưa đồng tình với cách đánh nhanh nhưng tại hội nghị phổ biến nhiệm vụ, Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp vẫn ân cần căn dặn mọi điều để cán bộ biết phương hướng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ theo phương hướng kế hoạch đã phổ biến. Còn ông xác định cần tiếp tục suy nghĩ để nắm chắc tình hình thực tế hơn nữa và tìm thêm những yếu tố có thể dẫn đến giành thắng lợi bằng cách đánh nhanh hay không.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát, chỉ đạo chiến dịch.
Ảnh: Tư liệu TTXVN

Điều Đại tướng trăn trở không chỉ vì những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn “Chiến dịch này rất quan trọng, chỉ được đánh thắng, không chắc thắng thì không đánh,” mà còn vì trách nhiệm trước xương máu của chiến sỹ. Ba phần tư lực lượng cơ động chiến lược của Bộ Thống soái đã dồn lên chiến trường. Nếu chiến dịch không thắng, hơn bốn đại đoàn chủ lực bị thương vong lớn thì tiền đồ cuộc kháng chiến sẽ ra sao, vị thế của đoàn ngoại giao ta tại Geneva sẽ thế nào!

Sau khi lùi thời gian mở màn chiến dịch đến ngày 25-1-1954, rồi lùi thêm một ngày đến 26-1 với lý do khó khăn trong việc kéo pháo vào, chưa đảm bảo sức khoẻ…, sáng ngày 26-1, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - đã nêu rõ quyết định của mình: tạm hoãn cuộc tiến công, kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại từ đầu để đánh theo phương châm “Đánh chắc tiến chắc”.

Thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc” được coi là sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời chỉ huy của mình.

Trải qua vài giờ trao đổi, với tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao, cuối cùng tập thể Đảng ủy cũng tán thành với sự thay đổi này và nhất trí cho rằng, thay đổi phương châm tác chiến là một quyết tâm rất lớn, là thể hiện cụ thể sự quán triệt tư tưởng chỉ đạo đánh chắc thắng của Trung ương.

Và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này.

“Đánh chắc” và chiến thắng

Với lực lượng dân công trên 260.000 người, bằng đủ loại phương tiện chuyển chở và quyết tâm cao hơn núi, ta đã khắc phục được khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được, đảm bảo cung cấp đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men cho 50.000 bộ đội và hàng vạn dân công tại mặt trận, mở hàng chục km đường để đưa pháo vào tận trận địa.


Quân ta toàn thắng ở Điện Biên phủ.
Ảnh: Tư liệu TTXVN

Bước vào trận chiến, với ba đợt tiến công, bộ đội ta đã phá tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt, làm bị thương và bắt sống toàn bộ hơn 16.000 quân địch đồn trú tại đây, đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của thực dân Pháp, đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh đối phương, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Geneva ngày 21-7-1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Đông Dương.

Trải qua hơn 100 ngày ở mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với toàn quân lập nên chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, mà còn để lại cho cán bộ và chiến sỹ nhiều thế hệ mai sau những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong cách người làm tướng, trong đó có việc xử lý khéo léo, kiên quyết, chính xác mối quan hệ của người đứng đầu chiến dịch với tập thể lãnh đạo mặt trận để lựa chọn cách đánh hiệu quả nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo TTXVN
Tin chọn lọc khác
"Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" Mạc Đĩnh Chi
29.01.2021 4023
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông.
Những điều chưa kể về vị Hoàng đế nhà Nguyên – Hốt Tất Liệt
19.11.2020 3736
Mặc dù cuộc đời Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp binh đao cùng những sóng gió triền miên của cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt nhưng có một điều không thể phủ nhận: Hốt Tất Liệt là một vị hoàng đế kiệt xuất, lập ra triều Nguyên ở Trung Quốc.
Nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam và cuộc đời bi kịch
07.11.2020 3737
Là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn một năm nên sách sử khi viết về bà chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược khiến hậu thế ít biết về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của bà.
Người thành lập ra ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
07.04.2020 3808
“Việt Nam Ngân hàng” hay “Công ty tín dụng An Nam” là tổ chức tín dụng đầu tiên do người Việt thành lập và điều hành từ những năm 1926. Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng là ông Trần Trinh Trạch, ông chính là cha ruột của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Chuyện ít biết về ba anh em họ Đinh đã giúp Lê Lợi từ khi khởi nghĩa tới ca khúc khải hoàn
05.04.2020 2314
Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt ba anh em có công giúp đỡ Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) từ khi dựng cờ khởi nghĩa tới ngày toàn thắng.
Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê
04.04.2020 2272
Vị vua thứ 26 của nhà Hậu Lê có rất nhiều giai thoại và câu chuyện ly kỳ, lạ lùng. Ngay cả đến niên hiệu của ông cũng gắn với một câu chuyện "nhìn chữ đoán mệnh".
Hơn 200 năm trước, triều Nguyễn kiểm soát các dịch bệnh như thế nào?
03.04.2020 2234
Cách nay hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như vậy giờ, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét bằng cách nào?
Người phụ nữ nhường khiên, lấy thân che chắn cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
27.03.2020 2040
Phía sau thành công của người anh hùng luôn có hình bóng người phụ nữ. Nhắc tới binh nghiệp lẫy lừng của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, cũng nên nhắc đến vợ hiền của ông.
Hai người thầy vĩ đại khiến Alexander Đại đế mang ơn cả đời
11.04.2020 2532
Trong thời đại của mình, Alexander Đại đế nổi tiếng là một chiến lược gia vĩ đại, một bậc thầy quân sự dụng binh đỉnh cao. Ngay từ năm 16 tuổi, ông đã tham gia trận đánh và giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc đời.
Hai chị em dòng dõi Vua Hùng, làm nên cuộc lật đổ nổi tiếng trong sử Việt
10.04.2020 2220
Được ghi nhận trước nhất trong những hào kiệt nổi dậy chống nền đô hộ phương Bắc, chị em Hai Bà Trưng đã làm nên một cuộc lật đổ chấn động chính quyền đô hộ Trung Hoa ở đất Việt dạo ấy, và nhân dân ta thì mãi nhắc nhớ với lòng tự hào.
Vị vua kiệt xuất làm rực sáng nước Việt - Lê Thánh Tông
09.04.2020 2643
Vua Lê Thánh Tông được các sử gia từ xưa đến nay ghi nhận là vị hoàng đế kiệt xuất, đã lập nên một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
Võ Văn Dũng - Chiến tướng hàng đầu của vua Quang Trung, đứng đầu Tây Sơn thất hổ tướng
07.04.2020 2690
Võ Văn Dũng là danh tướng của nhà Tây Sơn, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn vào năm Canh Ngọ 1750 trong một gia đình khá giả.
Hai đại danh y nước Việt được xưng là bậc tổ của nghề y
06.04.2020 2297
Với tài năng chữa bệnh cứu người, viết sách dạy về nghề thuốc, cùng tấm gương sáng về y đạo để lại cho hậu thế, hai vị danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc tổ của nghề y nước ta.
Ngô Quyền - vị tổ trung hưng của nước Việt, vua đứng đầu các vua
05.04.2020 2913
Với võ công trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giết chết hoàng tử của giặc là Hoằng Tháo, xưng vương khởi đầu nền tự chủ của nước Việt, Ngô Tiên Chủ xứng đáng được đời sau ca tụng là "vua đứng đầu các vua".
Lệ Hải Bà Vương - người khiến giặc Ngô cảm thán
04.04.2020 2817
Đến hôm nay, sau 1772 năm, những lời nói đanh thép của Bà Triệu hay hình ảnh bà oai vệ mặc giáp vàng vung kiếm trên đầu voi xông pha dẹp giặc vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt.
'Hùm thiêng' nước Việt Đề Thám khiến giặc ngoại xâm khiếp sợ
03.04.2020 2326
"Mỗi khi quân giặc xông tới, cụ cùng nghĩa quân thường thủ hiểm một chỗ, bình tĩnh đợi giặc lao vào vừa tầm súng mới bắn. Mà bắn là ít khi chệch"
Cặp phu thê đại tướng tài giỏi, tài trí hơn người nhà Tây Sơn
02.04.2020 2113
Nếu như Võ Văn Dũng là võ tướng số 1 dưới trướng Quang Trung thì Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân lại nổi danh với tài trí hơn người và tấm lòng trung thành son sắt.
Vị vua sáng chói của nước Việt - Lý Thái Tổ
01.04.2020 2413
Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về - Đại Việt sử ký toàn thư chép.
Đội Cấn - người khởi binh Thái Nguyên và ước mơ Đại Hùng Đế Quốc
11.03.2020 2858
Trong tình cảnh đất nước bị đô hộ bởi người Pháp, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, thì cuộc binh biến của binh lính người Việt ở Thái Nguyên gắn liền với tên tuổi Đội Cấn trở thành một sự cổ vũ rất lớn cho những người yêu nước lúc đó.
Đinh Liệt vị công thần trong việc khai quốc cho đời nhà Lê
24.02.2020 3183
Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thế hệ con cháu 7 đời của ông đều có người làm võ tướng quan trọng của triều đình.
Lý Thái Tông vị minh quân tài năng có tướng lạ
14.02.2020 3850
Vua Lý Thái Tông có tên là Lý Phật Mã, sinh ra ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư. Là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân. Lúc mới sinh Lý Phật Mã đã có tướng lạ, sau gáy có 7 nốt ruồi chụm lại như chòm sao thất tinh bắc đẩu.
Phạm Ngũ Lão - vị tướng hiếm có của Hưng Đạo Vương thời nhà Trần
14.02.2020 4386
Những thứ lấy được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc bấy giờ. Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành.
Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản
07.02.2020 2895
Là tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ, Phan Thanh Giản đã đưa ra những đề xuất thay đổi, học hỏi phương Tây để đất nước vững mạnh hơn, có thể đứng vững trước người Pháp, tiếc rằng Vua không nghe theo. Trong tình thế vũ khí thô sơ không thể chống giặc, lại bị giặc lừa, ông đành giao 3 tỉnh miền Tây cho Pháp với điều kiện đảm bảo mạng sống cho toàn bộ binh lính và dân chúng, còn bản thân mình thì tự tử để giữ tròn khí tiết.
Nguyễn Khoa Đăng: Vị quan trừ bạo an dân được ví như Bao Chửng thời nhà Nguyễn
14.01.2020 2617
Nguyễn Khoa Đăng thời nhà Nguyễn lập được nhiều công lao lớn. Người dân xem ông như Bao Công bởi ông đã giúp dân trấn áp đạo tặc, lại không sợ cường quyền, đòi tiền công từ cả người nhà của Chúa, yêu cầu các Hoàng thân quốc thích phải theo phép nước bắt đầu từ người cao nhất, khiến ai cũng nể sợ, giúp triều đình giữ được kỷ cương.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất