Cha đẻ của đàn piano là ai ?
15.01.2024
4447
1. Cha đẻ của đàn piano
Đàn Piano hay còn gọi là Đàn Dương Cầm được phát minh vào năm 1709 bởi Bartolomeo Cristofori di Francesco sinh ngày 4/5/1655 tại thành phố Padua của nước Cộng hòa Venice (ở Đông Bắc nước Ý ngày nay). Chắc hẳn bạn cũng đồng ý rằng, đây là một trong những phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại.
Ban đầu, hình dáng của nó hoàn toàn khác hẳn so với Đàn Piano ngày nay, bắt đầu với 1 dây như đàn độc huyền của người Hy Lạp và chẳng được ai để ý tới.
Khi đó, Cristofori – một nhân viên của Bảo tàng nhạc cụ thành Florence, ông gắn bó cả cuộc đời của mình với những cây đàn clavicorde, clavecin. Nhưng không hiểu vì sao, tâm trí của ông lúc nào cũng nghĩ đến việc cải tiến chiếc đàn Clavecin. Không đếm hết bao nhiêu thử nghiệm và bao nhiêu thời gian nhưng đến năm 1709, những người đến thăm Bảo tàng đều đã có thể chiêm ngưỡng phát minh vĩ đại của ông dựa trên cây đàn Clavecin. Được đặt một cái tên mới : gravicembalo col piano e forte (sau này người ta gọi ngắn lại là pianoforte và cuối cùng là piano).
Phát minh của ông rất đơn giản, thay các que gảy dây bằng các búa nhỏ đập vào dây, đập mạnh hay yếu ta sẽ có được âm thanh lớn hoặc nhỏ. Tuy nhiên, thiết kế của ông không được biết đến mãi cho tới năm 1700, khi các bản thiết kế của ông được xuất bản.
2. Sự phát triển của đàn piano
Đến cuối thế kỷ 17, Nhà sản xuất Gottfried Silbermann người Đức và học trò là Christian Friederici và Johannes Zump đã bắt đầu phát triển cây Đàn Piano với các tính năng như là một nhạc cụ độc lập, mặc dù không được ấn tượng lắm. Đến năm 1732, âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.
Tuy nhiên, Cristofori đã ra đi trong nghèo khó vào ngày 27/1/1731 tại Florence trước khi chứng kiến sự thành công và nổi tiếng của đứa con tinh thần của mình. Và để ghi nhận công lao của ông, 150 năm sau khi ông mất, người ta đã cho dựng một tượng đài tưởng niệm tại thành phố Padua quê hương ông.
Kế thừa thành tựu của ông, những người chế tạo đàn và yêu đàn vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện những điều còn dang dở.
Năm 1750 cây Đàn Piano đã được thiết kế gần giống so với những cây Đàn Piano ngày nay. Ở Anh, Đàn Piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn mà Haydn, Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.
Khi Đàn Piano cổ điển ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và điều mà người ta nghĩ đến lúc đó là cần làm lúc âm thanh lớn hơn, bộ khung kiên cố hơn. Sự phát triển của Đàn Piano năm 1840, thời điểm đánh dấu sự hoàn hảo trong thiết kế mà chúng ta vẫn thấy ở những cây đàn ngày nay, nhưng với một cấu trúc nhỏ hơn.
Trải qua gần nửa thế kỹ không ngừng thay đổi và hoàn thiện, chiếc Đàn Piano với âm thanh và sắc thái phong phú, thăng trầm giống như những gì nó đã trải qua đã chinh phục được giới nhạc sĩ cũng như người yêu âm nhạc trên toàn thế giới.
Nguồn: piano mozart
k
Ảnh: sưu tầm
Đàn Piano hay còn gọi là Đàn Dương Cầm được phát minh vào năm 1709 bởi Bartolomeo Cristofori di Francesco sinh ngày 4/5/1655 tại thành phố Padua của nước Cộng hòa Venice (ở Đông Bắc nước Ý ngày nay). Chắc hẳn bạn cũng đồng ý rằng, đây là một trong những phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại.
k
Ảnh: sưu tầm
Khi đó, Cristofori – một nhân viên của Bảo tàng nhạc cụ thành Florence, ông gắn bó cả cuộc đời của mình với những cây đàn clavicorde, clavecin. Nhưng không hiểu vì sao, tâm trí của ông lúc nào cũng nghĩ đến việc cải tiến chiếc đàn Clavecin. Không đếm hết bao nhiêu thử nghiệm và bao nhiêu thời gian nhưng đến năm 1709, những người đến thăm Bảo tàng đều đã có thể chiêm ngưỡng phát minh vĩ đại của ông dựa trên cây đàn Clavecin. Được đặt một cái tên mới : gravicembalo col piano e forte (sau này người ta gọi ngắn lại là pianoforte và cuối cùng là piano).
Phát minh của ông rất đơn giản, thay các que gảy dây bằng các búa nhỏ đập vào dây, đập mạnh hay yếu ta sẽ có được âm thanh lớn hoặc nhỏ. Tuy nhiên, thiết kế của ông không được biết đến mãi cho tới năm 1700, khi các bản thiết kế của ông được xuất bản.
2. Sự phát triển của đàn piano
k
Ảnh: sưu tầm
Tuy nhiên, Cristofori đã ra đi trong nghèo khó vào ngày 27/1/1731 tại Florence trước khi chứng kiến sự thành công và nổi tiếng của đứa con tinh thần của mình. Và để ghi nhận công lao của ông, 150 năm sau khi ông mất, người ta đã cho dựng một tượng đài tưởng niệm tại thành phố Padua quê hương ông.
Kế thừa thành tựu của ông, những người chế tạo đàn và yêu đàn vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện những điều còn dang dở.
Năm 1750 cây Đàn Piano đã được thiết kế gần giống so với những cây Đàn Piano ngày nay. Ở Anh, Đàn Piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn mà Haydn, Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.
k
Ảnh: sưu tầm
Khi Đàn Piano cổ điển ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và điều mà người ta nghĩ đến lúc đó là cần làm lúc âm thanh lớn hơn, bộ khung kiên cố hơn. Sự phát triển của Đàn Piano năm 1840, thời điểm đánh dấu sự hoàn hảo trong thiết kế mà chúng ta vẫn thấy ở những cây đàn ngày nay, nhưng với một cấu trúc nhỏ hơn.
Trải qua gần nửa thế kỹ không ngừng thay đổi và hoàn thiện, chiếc Đàn Piano với âm thanh và sắc thái phong phú, thăng trầm giống như những gì nó đã trải qua đã chinh phục được giới nhạc sĩ cũng như người yêu âm nhạc trên toàn thế giới.
Nguồn: piano mozart
Tin chọn lọc khác