Hai người thầy vĩ đại khiến Alexander Đại đế mang ơn cả đời

Hai người thầy vĩ đại khiến Alexander Đại đế mang ơn cả đời
11.04.2020 3059

Trong thời đại của mình, Alexander Đại đế nổi tiếng là một chiến lược gia vĩ đại, một bậc thầy quân sự dụng binh đỉnh cao. Ngay từ năm 16 tuổi, ông đã tham gia trận đánh và giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc đời. Vào những năm 20 tuổi, ông đã giao chiến với Ba Tư trong một trận đánh kéo dài trên lục địa để kiểm soát trong tay thế giới cổ đại. Chiến dịch kéo dài nhiều năm đó đã đưa ông đến Ai Cập năm 332 Trước Công nguyên.

(Alexander Đại Đế, vị tướng tài ba vang danh trong lịch sử)

Ở tuổi 24, Alexander Đại đế được thần dân Ai Cập ca ngợi là một vị cứu tinh và được tôn vinh là một pharaoh (tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại). Tên của ông được đặt cho thành phố cảng lớn nhất Ai Cập: Alexandria.

Để được lịch sử vang danh muôn đời, để nắm trong tay những vùng đất giàu có và quy phục được lòng dân, Alexander Đại đế đã khổ luyện, chinh chiến rất nhiều. Đặc biệt, sau cái chết của cha mình - Hoàng đế Philip II của Vương quốc Macedonia, Alexander Đại đế đã trở nên mạnh mẽ, không thể khuất phục, từng bước trở thành Đại đế tài giỏi bậc nhất lịch sử.

Thứ gì đã tôi luyện Alexander Đại đế trở thành một trong những vị tướng lĩnh tài giỏi nhất mọi thời đại? Ai là những người thầy đầu tiên của ông?

Alexander, con trai của Hoàng đế Philip II: Định mệnh được an bài

Alexander Đại đế (Alexander III) sinh năm 356 TCN tại Vương quốc Macedonia. Ông là người con trai đầu lòng của Hoàng đế Philip II và Hoàng hậu Olympias.

Hoàng đế Philip II của Vương quốc Macedonia khi đó nổi tiếng là một nhà cầm binh kiệt xuất trong lịch sử quân sự phương Tây. Chính ông là người gây dựng đội quân Macedonia thành một trong những "cỗ máy chiến đấu" đáng sợ nhất trong thế giới cổ đại. Di sản vĩ đại ông để lại về sau cho con trai mình là Đội hình phương trận Macedonia (Macedonian Phalanx).

(Hoàng đế Philip II là người sáng tạo ra Đội hình phương trận Macedonia)

Nhờ lực lượng quân đội tinh nhuệ cùng tài trị vì xuất sắc mà Hoàng đế Philip II đã gây dựng nên đế chế hùng mạnh bậc nhất trong lịch sử.

Bởi thế, con trai của ông - Alexander được thừa hưởng dòng máu của một chiến binh dũng mãnh và trải qua những năm tháng tuổi thơ được dạy dỗ cả về kiến thức, binh pháp và thực chiến từ vua cha và thầy dạy của mình.

Trong cuộc đời mình, Alexander may mắn có được 2 người thầy vĩ đại chỉ dạy: Đó là triết gia Aristotle và vua cha - Hoàng đế Philip II.

Năm Alexander 13 tuổi, vua cha Philip II đã vời triết gia nổi tiếng Aristotle (384 TCN-322 TCN) về dạy dỗ cho hoàng tử. Nhà triết học vĩ đại đã cho Alexander một nền giáo dục nghiêm ngặt và toàn diện, chuẩn bị cho cậu bé định mệnh mà cha cậu đã chọn sẵn - trở thành hoàng đế kế nhiệm vua cha.

Aristotle đã truyền dạy cho Alexander tình yêu quê hương, đất nước qua bộ thơ anh hùng ca cổ Hy Lạp của Homer - Bài ca thành Ilium (Sử thi Iliad). Sử thi Iliad nhanh chóng chiếm được tình yêu của Alexander, trở thành tác phẩm văn học yêu thích nhất của ông. Suốt cuộc đời mình về sau, Alexander vẫn giữ cẩn thận bản sao của tác phẩm vĩ đại này.

Cùng với việc học văn hóa và kiến thức, Alexander được vua cha dạy dỗ và truyền đạt các kế sách dụng binh, đấu kiếm. Không những thế, Alexander còn được huấn luyện thực tế trong các trận chiến của cha mình.

Năm 16 tuổi, khi đã 'đủ lông đủ cánh', vua cha cho phép Alexander bắt đầu sự nghiệp quân sự. Không phụ lòng Hoàng đế Philip II, cậu đã chiến đấu và đánh bại quân Thracian trong trận chiến đầu tiên của mình.

Vài năm sau đó, năm 336 Trước Công nguyên khi Hoàng đế Philip II băng hà, Alexander đã thay thế cha mình trở thành tổng tư lệnh kiệt xuất của lực lượng quân Macedonia, thay vua cha trị vì đất nước, trở thành Hoàng đế Alexander III của Vương quốc Macedonia.

Trận đánh vĩ đại: Khuất phục toàn bộ Đế quốc Ba Tư

Với kinh nghiệm chiến đấu, sự học hỏi không ngừng từ di sản của tiên đế và khát khao chiến thắng của một dũng tướng trẻ tuổi, Alexander có đủ tự tin đế đối đầu người Ba Tư, đế chế bành trướng đe dọa nền độc lập của Macedonia và đồng minh League of Corinth, một liên bang do Hoàng đế Philip II lập năm 338 Trước Công nguyên.

Trước đó, trong suốt hơn 2 thế kỷ, vương triều Achaemenid (690 TCN – 328 TCN) của Ba Tư (còn gọi là Đế chế Ba Tư thứ nhất) thống trị hoàn toàn thế giới Địa Trung Hải. Là một trong những siêu cường thực sự đầu tiên trong lịch sử, Đế chế Ba Tư trải dài từ biên giới Ấn Độ xuống Ai Cập đến biên giới phía Bắc của Hy Lạp.

(Bức họa "Alexander cutting the Gordian Knot" của họa sĩ Pháp Jean-Simon Berthelemy (1743-1811))

Tuy nhiên, ước nguyện thủa còn sống của Hoàng đế Philip II cùng khát vọng chiến thắng, đè bẹp Ba Tư của Hoàng đế Alexander III đã khiến người Ba Tư thất bại nặng nề.

Trận thư hùng mang tên Gaugamela (còn có tên trận Arbela) ngày 1/10/331 TCN giữa Hoàng đế Darius III nhà Ba Tư và Hoàng đế Alexander III trở thành trận chiến cuối cùng, quyết định sự sụp đổ hoàn toàn của Đế chế Ba Tư triều đại Achaemenid dưới tay Alexander.

Bằng tài năng dụng binh kiệt xuất, Alexander đã áp dụng Đội hình phương trận Macedonia mà vua cha để lại một cách xuất sắc, rồi thắng áp đảo quân đội Ba Tư nhanh chóng. Việc quy phục Ba Tư đã khiến tên tuổi của Alexander vang dội khắp thế giới cổ đại.

Hơn 10 năm sau chiến thắng hiển hách này, Alexander tiếp tục cầm quân đi chinh phạt khắp nơi trên thế giới. Các vùng đất Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà lần lượt bị khuất phục dưới vó ngựa bách chiến bách thắng của ông cùng đoàn quân Macedonia dũng mãnh. Danh xưng Alexander Đại đế - Alexander, vị vua vĩ đại - được thần dân Macedonia ca tụng khắp nơi.

Alexander Đại Đế và Ai Câp: Vị Pharaoh trong lòng người dân xứ kim tự tháp

Sau chiến thắng đặc biệt khó khăn ở tiền đồn ven biển Ba Tư của Tyre, Lebanon ngày nay, Alexander và quân đội của ông đã đến vùng đất Ai Cập huyền thoại.

Năm 332 Trước Công nguyên, Ai Cập khi đó khác xa so với thời kỳ vương quốc cổ xưa rực rỡ của nó. Đế chế Ba Tư trước đó đã kiểm soát tất cả các lãnh thổ của Ai Cập trong nhiều năm, áp đặt ý chí của mình đối với người dân bản địa.

Tin tức về việc Alexander Đại đế đến Ai Cập đã khơi dậy niềm hy vọng lớn lao của người dân xứ kim tự tháp. Bằng việc dồn tất cả tiềm lực của mình, Alexander Đại đế dễ dàng đánh bại lực lượng Ba Tư chiếm đóng tại Ai Cập chỉ sau một đêm. Ông nhanh chóng khôi phục lại đất nước Ai Cập cổ xưa.

Kết quả, trong mắt người dân Ai Cập năm đó, Alexander Đại đế nhanh chóng trở thành vị cứu tinh của vùng đất và con người. 

Tin chọn lọc khác
"Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" Mạc Đĩnh Chi
29.01.2021 4791
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông.
Những điều chưa kể về vị Hoàng đế nhà Nguyên – Hốt Tất Liệt
19.11.2020 4414
Mặc dù cuộc đời Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp binh đao cùng những sóng gió triền miên của cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt nhưng có một điều không thể phủ nhận: Hốt Tất Liệt là một vị hoàng đế kiệt xuất, lập ra triều Nguyên ở Trung Quốc.
Nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam và cuộc đời bi kịch
07.11.2020 4355
Là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn một năm nên sách sử khi viết về bà chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược khiến hậu thế ít biết về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của bà.
Người thành lập ra ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
07.04.2020 4505
“Việt Nam Ngân hàng” hay “Công ty tín dụng An Nam” là tổ chức tín dụng đầu tiên do người Việt thành lập và điều hành từ những năm 1926. Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng là ông Trần Trinh Trạch, ông chính là cha ruột của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Chuyện ít biết về ba anh em họ Đinh đã giúp Lê Lợi từ khi khởi nghĩa tới ca khúc khải hoàn
05.04.2020 2894
Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt ba anh em có công giúp đỡ Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) từ khi dựng cờ khởi nghĩa tới ngày toàn thắng.
Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê
04.04.2020 2810
Vị vua thứ 26 của nhà Hậu Lê có rất nhiều giai thoại và câu chuyện ly kỳ, lạ lùng. Ngay cả đến niên hiệu của ông cũng gắn với một câu chuyện "nhìn chữ đoán mệnh".
Hơn 200 năm trước, triều Nguyễn kiểm soát các dịch bệnh như thế nào?
03.04.2020 2744
Cách nay hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như vậy giờ, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét bằng cách nào?
Người phụ nữ nhường khiên, lấy thân che chắn cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
27.03.2020 2507
Phía sau thành công của người anh hùng luôn có hình bóng người phụ nữ. Nhắc tới binh nghiệp lẫy lừng của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, cũng nên nhắc đến vợ hiền của ông.
Hai người thầy vĩ đại khiến Alexander Đại đế mang ơn cả đời
11.04.2020 3060
Trong thời đại của mình, Alexander Đại đế nổi tiếng là một chiến lược gia vĩ đại, một bậc thầy quân sự dụng binh đỉnh cao. Ngay từ năm 16 tuổi, ông đã tham gia trận đánh và giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc đời.
Hai chị em dòng dõi Vua Hùng, làm nên cuộc lật đổ nổi tiếng trong sử Việt
10.04.2020 2731
Được ghi nhận trước nhất trong những hào kiệt nổi dậy chống nền đô hộ phương Bắc, chị em Hai Bà Trưng đã làm nên một cuộc lật đổ chấn động chính quyền đô hộ Trung Hoa ở đất Việt dạo ấy, và nhân dân ta thì mãi nhắc nhớ với lòng tự hào.
Vị vua kiệt xuất làm rực sáng nước Việt - Lê Thánh Tông
09.04.2020 3167
Vua Lê Thánh Tông được các sử gia từ xưa đến nay ghi nhận là vị hoàng đế kiệt xuất, đã lập nên một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
Võ Văn Dũng - Chiến tướng hàng đầu của vua Quang Trung, đứng đầu Tây Sơn thất hổ tướng
07.04.2020 3209
Võ Văn Dũng là danh tướng của nhà Tây Sơn, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn vào năm Canh Ngọ 1750 trong một gia đình khá giả.
Hai đại danh y nước Việt được xưng là bậc tổ của nghề y
06.04.2020 2797
Với tài năng chữa bệnh cứu người, viết sách dạy về nghề thuốc, cùng tấm gương sáng về y đạo để lại cho hậu thế, hai vị danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc tổ của nghề y nước ta.
Ngô Quyền - vị tổ trung hưng của nước Việt, vua đứng đầu các vua
05.04.2020 3543
Với võ công trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giết chết hoàng tử của giặc là Hoằng Tháo, xưng vương khởi đầu nền tự chủ của nước Việt, Ngô Tiên Chủ xứng đáng được đời sau ca tụng là "vua đứng đầu các vua".
Lệ Hải Bà Vương - người khiến giặc Ngô cảm thán
04.04.2020 3352
Đến hôm nay, sau 1772 năm, những lời nói đanh thép của Bà Triệu hay hình ảnh bà oai vệ mặc giáp vàng vung kiếm trên đầu voi xông pha dẹp giặc vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt.
'Hùm thiêng' nước Việt Đề Thám khiến giặc ngoại xâm khiếp sợ
03.04.2020 2839
"Mỗi khi quân giặc xông tới, cụ cùng nghĩa quân thường thủ hiểm một chỗ, bình tĩnh đợi giặc lao vào vừa tầm súng mới bắn. Mà bắn là ít khi chệch"
Cặp phu thê đại tướng tài giỏi, tài trí hơn người nhà Tây Sơn
02.04.2020 2582
Nếu như Võ Văn Dũng là võ tướng số 1 dưới trướng Quang Trung thì Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân lại nổi danh với tài trí hơn người và tấm lòng trung thành son sắt.
Vị vua sáng chói của nước Việt - Lý Thái Tổ
01.04.2020 2901
Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về - Đại Việt sử ký toàn thư chép.
Đội Cấn - người khởi binh Thái Nguyên và ước mơ Đại Hùng Đế Quốc
11.03.2020 3369
Trong tình cảnh đất nước bị đô hộ bởi người Pháp, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, thì cuộc binh biến của binh lính người Việt ở Thái Nguyên gắn liền với tên tuổi Đội Cấn trở thành một sự cổ vũ rất lớn cho những người yêu nước lúc đó.
Đinh Liệt vị công thần trong việc khai quốc cho đời nhà Lê
24.02.2020 3700
Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thế hệ con cháu 7 đời của ông đều có người làm võ tướng quan trọng của triều đình.
Lý Thái Tông vị minh quân tài năng có tướng lạ
14.02.2020 4340
Vua Lý Thái Tông có tên là Lý Phật Mã, sinh ra ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư. Là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân. Lúc mới sinh Lý Phật Mã đã có tướng lạ, sau gáy có 7 nốt ruồi chụm lại như chòm sao thất tinh bắc đẩu.
Phạm Ngũ Lão - vị tướng hiếm có của Hưng Đạo Vương thời nhà Trần
14.02.2020 4982
Những thứ lấy được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc bấy giờ. Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành.
Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản
07.02.2020 3390
Là tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ, Phan Thanh Giản đã đưa ra những đề xuất thay đổi, học hỏi phương Tây để đất nước vững mạnh hơn, có thể đứng vững trước người Pháp, tiếc rằng Vua không nghe theo. Trong tình thế vũ khí thô sơ không thể chống giặc, lại bị giặc lừa, ông đành giao 3 tỉnh miền Tây cho Pháp với điều kiện đảm bảo mạng sống cho toàn bộ binh lính và dân chúng, còn bản thân mình thì tự tử để giữ tròn khí tiết.
Nguyễn Khoa Đăng: Vị quan trừ bạo an dân được ví như Bao Chửng thời nhà Nguyễn
14.01.2020 3024
Nguyễn Khoa Đăng thời nhà Nguyễn lập được nhiều công lao lớn. Người dân xem ông như Bao Công bởi ông đã giúp dân trấn áp đạo tặc, lại không sợ cường quyền, đòi tiền công từ cả người nhà của Chúa, yêu cầu các Hoàng thân quốc thích phải theo phép nước bắt đầu từ người cao nhất, khiến ai cũng nể sợ, giúp triều đình giữ được kỷ cương.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất