Võ Nguyên Giáp - Vị tướng lẫy lừng nhất thế giới khiến kẻ thù kinh sợ
10.03.2021
9952
Nhắc đến cái tên Võ Nguyên Giáp là nhắc đến trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu diễn ra cách đây hơn 66 năm. Mỗi khi nhắc đến sự kiện trọng đại này, trong lòng nhân dân, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, mà còn là một “cây đại thụ rợp bóng nhân văn”
Nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy cả 8 chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa và tầm vóc vượt xa các chiến dịch trước về nhiều mặt, càng khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng Tư lệnh.
Trong kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy báo cáo Bộ Chính trị, thời gian chiến dịch dự kiến diễn ra trong 45 ngày, đã được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh chiến dịch kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Do còn giải quyết một số công việc, Đại tướng ra mặt trận sau. Đoàn cán bộ đi trước có thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng chiến dịch.
Vào giữa tháng 12-1953, tham mưu chiến dịch của ta đã cơ bản xây dựng xong kế hoạch tác chiến chiến dịch cụ thể, với sự giúp đỡ của cố vấn Trung Quốc.
Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ký: “Anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị, chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sỹ ta đã được chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm... Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã chọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. Ở đây có cánh đồng lớn nhất Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng.
Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sỹ đã lập công xuất sắc. Đã thấy rõ mọi người lên đường lần này đều sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chỉ là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộc chiến lâu dài...” (Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, NXB QĐND, H, 2006, tr.913, 914).
Ngày 5-1-1954, trước khi lên đường ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ ở Khuổi Tát.
Bác hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?” Đại tướng trả lời: Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị. Bác động viên: “Tổng tư lệnh mặt trận, “tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau.”
Khi chia tay, Người dặn dò Đại tướng: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Vị tư lệnh chiến dịch “cảm thấy trách nhiệm lần này rất nặng nề.”
Thay đổi phương án tác chiến - Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời vị chỉ huy
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ và có lẽ trong suốt cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” được coi là quyết định khó khăn nhất - như chính ông cũng từng thừa nhận. Quyết định đó thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân; nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự thấm nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng;” thể hiện tính nhân văn của một vị tướng “dĩ công vi thượng,” luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể vì lợi ích chung.
Ngày 12/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và một số cán bộ cùng đến sở chỉ huy thì được biết phía ta và cố vấn đã thống nhất sẽ nổ súng mở màn chiến dịch vào ngày 20/1, với phương châm là “Đánh nhanh giải quyết nhanh” trong vòng 3 đêm 2 ngày.
Lúc này, dù chưa đồng tình với cách đánh nhanh nhưng tại hội nghị phổ biến nhiệm vụ, Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp vẫn ân cần căn dặn mọi điều để cán bộ biết phương hướng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ theo phương hướng kế hoạch đã phổ biến. Còn ông xác định cần tiếp tục suy nghĩ để nắm chắc tình hình thực tế hơn nữa và tìm thêm những yếu tố có thể dẫn đến giành thắng lợi bằng cách đánh nhanh hay không.
Điều Đại tướng trăn trở không chỉ vì những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn “Chiến dịch này rất quan trọng, chỉ được đánh thắng, không chắc thắng thì không đánh,” mà còn vì trách nhiệm trước xương máu của chiến sỹ. Ba phần tư lực lượng cơ động chiến lược của Bộ Thống soái đã dồn lên chiến trường. Nếu chiến dịch không thắng, hơn bốn đại đoàn chủ lực bị thương vong lớn thì tiền đồ cuộc kháng chiến sẽ ra sao, vị thế của đoàn ngoại giao ta tại Geneva sẽ thế nào!
Sau khi lùi thời gian mở màn chiến dịch đến ngày 25-1-1954, rồi lùi thêm một ngày đến 26-1 với lý do khó khăn trong việc kéo pháo vào, chưa đảm bảo sức khoẻ…, sáng ngày 26-1, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - đã nêu rõ quyết định của mình: tạm hoãn cuộc tiến công, kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại từ đầu để đánh theo phương châm “Đánh chắc tiến chắc”.
Thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc” được coi là sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời chỉ huy của mình.
Trải qua vài giờ trao đổi, với tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao, cuối cùng tập thể Đảng ủy cũng tán thành với sự thay đổi này và nhất trí cho rằng, thay đổi phương châm tác chiến là một quyết tâm rất lớn, là thể hiện cụ thể sự quán triệt tư tưởng chỉ đạo đánh chắc thắng của Trung ương.
Và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này.
“Đánh chắc” và chiến thắng
Với lực lượng dân công trên 260.000 người, bằng đủ loại phương tiện chuyển chở và quyết tâm cao hơn núi, ta đã khắc phục được khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được, đảm bảo cung cấp đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men cho 50.000 bộ đội và hàng vạn dân công tại mặt trận, mở hàng chục km đường để đưa pháo vào tận trận địa.
Bước vào trận chiến, với ba đợt tiến công, bộ đội ta đã phá tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt, làm bị thương và bắt sống toàn bộ hơn 16.000 quân địch đồn trú tại đây, đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của thực dân Pháp, đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh đối phương, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Geneva ngày 21-7-1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Đông Dương.
Trải qua hơn 100 ngày ở mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với toàn quân lập nên chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, mà còn để lại cho cán bộ và chiến sỹ nhiều thế hệ mai sau những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong cách người làm tướng, trong đó có việc xử lý khéo léo, kiên quyết, chính xác mối quan hệ của người đứng đầu chiến dịch với tập thể lãnh đạo mặt trận để lựa chọn cách đánh hiệu quả nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo TTXVN
Nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy cả 8 chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa và tầm vóc vượt xa các chiến dịch trước về nhiều mặt, càng khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng Tư lệnh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các tướng lĩnh Quân đội ta hoạch định kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ tháng 3-1954.
Trong kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy báo cáo Bộ Chính trị, thời gian chiến dịch dự kiến diễn ra trong 45 ngày, đã được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh chiến dịch kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Do còn giải quyết một số công việc, Đại tướng ra mặt trận sau. Đoàn cán bộ đi trước có thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng chiến dịch.
Vào giữa tháng 12-1953, tham mưu chiến dịch của ta đã cơ bản xây dựng xong kế hoạch tác chiến chiến dịch cụ thể, với sự giúp đỡ của cố vấn Trung Quốc.
Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ký: “Anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị, chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sỹ ta đã được chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm... Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã chọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. Ở đây có cánh đồng lớn nhất Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng.
Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sỹ đã lập công xuất sắc. Đã thấy rõ mọi người lên đường lần này đều sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chỉ là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộc chiến lâu dài...” (Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, NXB QĐND, H, 2006, tr.913, 914).
Ngày 5-1-1954, trước khi lên đường ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ ở Khuổi Tát.
Bác hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?” Đại tướng trả lời: Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị. Bác động viên: “Tổng tư lệnh mặt trận, “tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau.”
Khi chia tay, Người dặn dò Đại tướng: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Vị tư lệnh chiến dịch “cảm thấy trách nhiệm lần này rất nặng nề.”
Thay đổi phương án tác chiến - Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời vị chỉ huy
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ và có lẽ trong suốt cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” được coi là quyết định khó khăn nhất - như chính ông cũng từng thừa nhận. Quyết định đó thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân; nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự thấm nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng;” thể hiện tính nhân văn của một vị tướng “dĩ công vi thượng,” luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể vì lợi ích chung.
Ngày 12/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và một số cán bộ cùng đến sở chỉ huy thì được biết phía ta và cố vấn đã thống nhất sẽ nổ súng mở màn chiến dịch vào ngày 20/1, với phương châm là “Đánh nhanh giải quyết nhanh” trong vòng 3 đêm 2 ngày.
Lúc này, dù chưa đồng tình với cách đánh nhanh nhưng tại hội nghị phổ biến nhiệm vụ, Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp vẫn ân cần căn dặn mọi điều để cán bộ biết phương hướng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ theo phương hướng kế hoạch đã phổ biến. Còn ông xác định cần tiếp tục suy nghĩ để nắm chắc tình hình thực tế hơn nữa và tìm thêm những yếu tố có thể dẫn đến giành thắng lợi bằng cách đánh nhanh hay không.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát, chỉ đạo chiến dịch.
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Điều Đại tướng trăn trở không chỉ vì những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn “Chiến dịch này rất quan trọng, chỉ được đánh thắng, không chắc thắng thì không đánh,” mà còn vì trách nhiệm trước xương máu của chiến sỹ. Ba phần tư lực lượng cơ động chiến lược của Bộ Thống soái đã dồn lên chiến trường. Nếu chiến dịch không thắng, hơn bốn đại đoàn chủ lực bị thương vong lớn thì tiền đồ cuộc kháng chiến sẽ ra sao, vị thế của đoàn ngoại giao ta tại Geneva sẽ thế nào!
Sau khi lùi thời gian mở màn chiến dịch đến ngày 25-1-1954, rồi lùi thêm một ngày đến 26-1 với lý do khó khăn trong việc kéo pháo vào, chưa đảm bảo sức khoẻ…, sáng ngày 26-1, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - đã nêu rõ quyết định của mình: tạm hoãn cuộc tiến công, kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại từ đầu để đánh theo phương châm “Đánh chắc tiến chắc”.
Thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc” được coi là sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời chỉ huy của mình.
Trải qua vài giờ trao đổi, với tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao, cuối cùng tập thể Đảng ủy cũng tán thành với sự thay đổi này và nhất trí cho rằng, thay đổi phương châm tác chiến là một quyết tâm rất lớn, là thể hiện cụ thể sự quán triệt tư tưởng chỉ đạo đánh chắc thắng của Trung ương.
Và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này.
“Đánh chắc” và chiến thắng
Với lực lượng dân công trên 260.000 người, bằng đủ loại phương tiện chuyển chở và quyết tâm cao hơn núi, ta đã khắc phục được khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được, đảm bảo cung cấp đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men cho 50.000 bộ đội và hàng vạn dân công tại mặt trận, mở hàng chục km đường để đưa pháo vào tận trận địa.
Quân ta toàn thắng ở Điện Biên phủ.
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bước vào trận chiến, với ba đợt tiến công, bộ đội ta đã phá tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt, làm bị thương và bắt sống toàn bộ hơn 16.000 quân địch đồn trú tại đây, đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của thực dân Pháp, đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh đối phương, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Geneva ngày 21-7-1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Đông Dương.
Trải qua hơn 100 ngày ở mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với toàn quân lập nên chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, mà còn để lại cho cán bộ và chiến sỹ nhiều thế hệ mai sau những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong cách người làm tướng, trong đó có việc xử lý khéo léo, kiên quyết, chính xác mối quan hệ của người đứng đầu chiến dịch với tập thể lãnh đạo mặt trận để lựa chọn cách đánh hiệu quả nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo TTXVN
Tin chọn lọc khác
Tin cùng chuyên mục