Bất cứ ai muốn lập nghiệp lớn đều phải lấy việc tu thân làm gốc, đây chính là đạo lý của các bậc thánh hiền thời xưa: Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ. Lời của Khổng Tử cũng chính là như vậy.
Khổng Tử bái kiến Lỗ Ai Công.
Ai Công hỏi: “Có người nói với tôi rằng: Người cai trị đất nước chỉ cần làm tốt công việc ở trên triều đình là được rồi. Tôi cho rằng đó là lý luận viển vông. Còn theo ngài thì sao?”.
Khổng Tử trả lời: “Đây đâu phải là lý luận viển vông, chỉ là ngài vẫn chưa hiểu hết ý sâu xa của nó mà thôi!”.
Ai Công không hiểu liền hỏi: “Tại sao chứ?”.
Khổng Tử nghiêm sắc mặt đáp: “Tôi nghe nói những gì bản thân mình có được, đâu phải người khác cũng có được, những thứ bản thân mình mất đi, đâu phải người khác cũng mất. Không ra khỏi cửa nhưng lại trị việc thiên hạ rất giỏi, đây e rằng phải là một quân vương hiểu việc tu thân dưỡng tính tốt mới có thể làm được!”.
Phân tích:
Người xưa rất coi trọng đạo lý, trung quân ái quốc. Nếu được một ông vua hiền đức cai trị, thì các chư hầu cùng người dân sẽ vô cùng trung thành. Ngược lại, với hôn quân cai trị thì sẽ rất dễ sinh loạn. Bậc quân vương không nhất định phải giỏi, việc đó đã có các bề tôi giỏi gánh vác. Tuy nhiên, quân vương thì cần phải sáng suốt và có hàm dưỡng đạo đức cao. Như thế các bề tôi dưới trướng và chư hầu mới trung thành, tận tụy.