Bài học cổ nhân: Thượng tôn pháp luật là tinh túy của việc trị nước

Bài học cổ nhân: Thượng tôn pháp luật là tinh túy của việc trị nước
13.04.2020 2258

Làm quân vương thì thường hay có quyền lực lớn, dễ bị quyền lực chi phối mà coi thường pháp luật. Tuy nhiên, phận sự của bậc quân vương chính là cần thượng tôn pháp luật thì mới khiến quốc thái dân an, nếu sử dụng tùy tiện, lòng dân không phục thì dễ đưa đất nước vào cảnh hỗn loạn, quyền lực cũng không dài lâu. Vì thế có thể nói muốn làm một bậc minh quân sáng suốt thì điều đầu tiên phải làm được là thượng tôn pháp luật.

Hàn Chiêu Hầu, tên thật là Hàn Vũ, là vị vua thứ sáu của nước Hàn – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Vừa nối ngôi vua cha Hàn Ý Hầu. Hàn Chiêu Hầu đã đem quân chinh chiến khắp nơi khiến lòng dân bất mãn, đất nước tiêu điều.

Năm 351 TCN, một viên quan nhỏ là Thân Bất Hại khuyên Hàn Chiêu Hầu không tiến quân nữa. Hàn Chiêu Hầu nghe vậy, cho Thân Bất Hại là người giỏi, phong làm tướng quốc, bên trong thì tu dưỡng chính giáo, bên ngoài ứng phó với các nước chư hầu. Trong suốt 14 năm làm tướng quốc từ 351 TCN đến 337 TCN, Thân Bất Hại đã tiến hành nhiều cải cách, ngoại giao chủ trương không bừa bãi gây chiến với nước ngoài, làm Hàn trở thành một nước lớn.

Thượng tôn Pháp Luật
Bài học cổ nhân: Thượng tôn pháp luật là tinh túy của việc trị nước

Có một hôm, Chiêu Hầu nói với Thân Bất Hại rằng: “Ta cảm thấy chế độ pháp luật của nước ta làm không được nghiêm ngặt, ngươi nói cho ta biết nguyên nhân đi!”.

Thân Bất Hại trả lời rằng: “Cái gọi là chế độ chính trị, chính là căn cứ vào công lao lớn nhỏ của thần dân mà quyết định khen thưởng, căn cứ vào tài năng cao thấp của họ mà phân cho họ những chức vụ không giống nhau, căn cứ vào những gì họ đã phạm phải mà quyết định trừng phạt. Nói một cách đơn giản, đó chính là thưởng phạt thỏa đáng”.

Hàn Chiêu Hầu nghe xong gật gật đầu, biểu thị sự tán thưởng, đồng tình với những lời nói của Thân Bất Hại.

“Bây giờ tuy nhiên nước ta đã thiết lập một chế độ pháp luật” – Thân Bất Hại nét mặt trở nên nghiêm trang, rồi nói tiếp – “Đại vương ngài lại hay nghe theo những yêu cầu của các đại thần hai bên, làm việc không chiếu theo luật pháp. Sự việc đáng nhẽ nên trừng phạt, họ thỉnh cầu, ngài lại khen thưởng. Như vậy mà nói, pháp luật được đặt ra chỉ là giả mà thôi. Ngài cảm thấy không dễ thi hành luật pháp, nguyên nhân chính là chỗ này đấy”.

Chiêu Hầu nghe xong, bỗng chợt thấy tỉnh ngộ nói rằng: “Những lời của ngài đúng là tuyệt vời! Từ nay về sau ta biết phải thi hành chế độ luật pháp như thế nào rồi, cũng biết lời nói nào nên nghe lời, nói nào không nên nghe rồi”.

Một thời gian sau, có một vị anh em kết nghĩa từ trước đây với Thân Bất Hại đến nhờ vả ông ta, muốn ông ta giới thiệu mình với Chiêu Vương, phong cho một chức quan nhỏ. Thân Bất Hại biết vị huynh trưởng này tài năng bình thường, vốn dĩ không muốn giới thiệu anh ta nhưng bản thân ông trước đây đã nhận sự giúp đỡ của anh ta, tình cảm hai người rất sâu đậm, bây giờ anh ta từ ngàn dặm xa xôi đến, thân mình làm Tể tướng, sao có thể để anh ta ra về? Thế là, ông tìm một cơ hội, nói riêng với Chiêu Vương chuyện này.

Chiêu Vương Hầu mỉm cười nói: “Những gì ngài nói, không phải ta đã học từ ngài đó sao! Nếu như ta nghe theo yêu cầu của ngài, thì làm trái với những gì ngài nói ư? Ta đành không thể làm theo lời thỉnh cầu của ngài được”.

Thân Bất Hại nghe những lời nói đo, xấu hổ đỏ cả mặt, chẳng nói nổi câu nào. Từ ngày hôm sau, ông ta rời khỏi phủ tướng quốc một thời gian để tự trừng phạt những gì mình đã làm.

Phân tích:

Sự lập luận của Thân Bất Hại có thể gọi là rất tinh tế, chỉ vài câu ngắn gọn, nắm bắt hết những tinh túy của việc trị nước. Nhưng con người không phải là cỏ cây, ai có thể vô tình. Sự việc đến trước mặt, ông ta cũng khó tránh khỏi vì tình riêng mà xin xỏ, có thể thấy nói thì thật dễ mà làm thì thật khó. Hàn Chiêu Hầu lấy sự mâu thuẫn chính từ trong chuyện đó, khéo léo trả lời, không mất đi sự thông minh sáng suốt của bậc quân vương; Thân Bất Hại có sai lầm liền sửa đổi, tự mình trừng phạt, cũng không hổ thẹn là một bề tôi tài giỏi sáng suốt.

Tin chọn lọc khác
Vì sao người xưa có câu “Người biết ở một mình mới là xuất chúng”
27.02.2021 8801
Chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác. Trang Tử nói: “Độc hữu chi nhân, thị vị chi quý”, ý nói rằng “Người biết ở một mình mới trở thành người xuất chúng, được coi là tôn quý”.
Không tức giận, mọi chuyện trên đời đều có lối đi
02.03.2021 10236
‘Tâm thái thuyền không’ thì giảm thiểu phân tranh. Bất luận cuộc đời gặp phải sự việc gì thì con người trên thế gian vẫn luôn có lối đi…” Vô cớ bị người ta nhục mạ, nói xấu, có tức nghẹn không? Trang Tử dạy chúng ta 4 trí huệ nhân sinh lớn về “không tức giận”.
3 cách nhìn người "không sai một ly" của cổ nhân
27.01.2021 5671
Cách nhìn người được người xưa đúc kết lại qua rất nhiều ‘sương máu’, ai biết áp dụng những việc này vào cuộc sống người đó sẽ luôn thành công và tránh được những người, những việc cần tránh!
Lời dạy đáng giá từ cổ nhân: Im lặng là vàng
18.11.2020 4759
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện chính để con người hiểu nhau, cùng cộng tác, phát triển và xây dựng xã hội. Nhưng con người không phải hoàn hảo, lời nói không phải lúc nào cũng chuẩn mực và thích hợp với mọi quan điểm, và do vậy, không thể tránh khỏi sự xung đột khác nhau. Vào những thời điểm đó thì im lặng chính là vàng.
Câu chuyện tu luyện: Trăm năm vinh hoa phú quý
13.04.2020 2930
Con người ai sinh ra đều có số mệnh và không thể thoát nổi luân hồi chuyển kiếp, tùy theo đức nghiệp để hưởng phúc hay mạt vận, nhưng dù hưởng gì thì trăm năm qua đi cũng chỉ tựa như mây khói, vinh hoa phú quý bao nhiêu cũng mất. Duy chỉ có tu luyện Chính Pháp là có thể thoát kiếp luân hồi, sống ung dung, tự tại.
Chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng tất được tín nhiệm
13.04.2020
Chúng ta đã khá quen với văn hóa “cúi đầu để trèo cao”. Tuy nhiên, những người này thường không bao giờ được tin tưởng. Chỉ có chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng thì mới được tín nhiệm.
Bài học cổ nhân: Muốn dựng nghiệp lớn, cần có lòng khoan dung độ lượng
10.01.2021
Muốn thành sự nghiệp lớn, cần có lòng khoan dung độ lượng thì mới có thể hợp được sức mạnh của muôn người. Với tâm nhỏ nhen, ích kỷ, yêu người này ghét người kia, không thể tân dụng được sở trường của mỗi người thì khó có thể làm nên việc gì.
Bài học cổ nhân: Đức hiền minh của vua Thương Thang
13.04.2020
Thành Thang (1675 TCN – 1588 TCN), thường được gọi là Thương Thang, là vị vua sáng lập triều đại nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1617 TCN – 1588 TCN, khoảng 30 năm; trong đó 17 năm là thủ lĩnh bộ lạc, 13 năm làm quân chủ nhà Thương. Ông nổi tiếng trong lịch sử là người quân chủ hiền minh.
Bài học cổ nhân: Thượng tôn pháp luật là tinh túy của việc trị nước
13.04.2020 2259
Làm quân vương thì thường hay có quyền lực lớn, dễ bị quyền lực chi phối mà coi thường pháp luật. Tuy nhiên, phận sự của bậc quân vương chính là cần thượng tôn pháp luật thì mới khiến quốc thái dân an, nếu sử dụng tùy tiện, lòng dân không phục thì dễ đưa đất nước vào cảnh hỗn loạn, quyền lực cũng không dài lâu. Vì thế có thể nói muốn làm một bậc minh quân sáng suốt thì điều đầu tiên phải làm được là thượng tôn pháp luật.
3 bài học lớn của Khổng Tử khiến ta thay đổi cách suy nghĩ
13.04.2020 2881
Khổng Tử là một nhân vật lớn thời cổ đại, người sáng lập ra Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam chúng ta nói riêng và vùng Á Đông nói chung trong hàng ngàn năm. Rất nhiều đạo lý, bài học từ ông vẫn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Hệ quả lớn của một việc nhỏ: Tử Cống chuộc dân nước Lỗ
13.04.2020
Nước Lỗ quy định rằng: Ai có thể chuộc được dân của nước Lỗ đi làm nô bộc cho các nước chư hầu khác, sẽ được thưởng một khoản tiền trích từ quốc khố.
Khổng Tử: Đừng vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài
13.04.2020 3990
Thầy trò Khổng Tử bị đói ở nước Đông và nước Thái. Bảy ngày không có cơm ăn, chỉ dùng rau dại qua bữa. Nhan Hồi vất vả mãi mới xin được ít gạo, trở về thấy thầy Khổng Tử đang ngủ trong nhà, không dám kinh động đến thầy, tự mình nhóm lửa nấu cơm…
Khổng Tử: 5 việc đại kỵ nếu làm sẽ mất phúc phận
13.04.2020 2367
Trong Luận ngữ của Khổng Tử có một điển tích như sau: Có một hôm vua nước Lỗ gặp Khổng Tử nhờ chỉ giáo, vua nước Lỗ nói: “Ta nghe nói mở rộng phòng về hướng Đông là việc đại kỵ, không biết có chuyện đó hay không?” Điều đó cũng giống như chúng ta ngày nay, có rất nhiều người muốn mời thầy phong thủy xem nhà cửa bài trí như thế nào.
Bài học cổ nhân: Học biết cúi mình, mới có thể ngẩng cao đầu
13.04.2020
Cúi mình, đây là một động tác đơn giản ngay đến cả một đứa trẻ cũng biết làm, nhưng trong cuộc sống lại có rất nhiều người không biết, họ hoặc là làm biếng, hoặc là cao ngạo,… mà dứt khoát quên đi việc cúi đầu. Thế là, họ đã đánh mất đi khá nhiều cơ hội ngẩng đầu khó có được…
Khổng Tử: muốn lập nghiệp lớn phải lấy việc tu thân làm gốc
13.04.2020 2197
Bất cứ ai muốn lập nghiệp lớn đều phải lấy việc tu thân làm gốc, đây chính là đạo lý của các bậc thánh hiền thời xưa: Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ. Lời của Khổng Tử cũng chính là như vậy.
Chuyện xưa ngẫm lại: Dư Cửu Kinh làm quan Cần, Kiệm, Nhẫn
13.04.2020
Dư Cửu Kinh làm quan hết sức thanh liêm, ông rất được lòng dân chúng. Ông là tấm gương sáng để những người làm quan ngày nay học theo.
Bài học cổ nhân: Làm quan nên lấy việc quốc gia đại sự làm trọng
13.04.2020
Ngô Khởi là một nhà quân sự nổi tiếng, nhà chính trị, nhà cải cách lớn thời Chiến quốc. Câu chuyện của ông tranh luận với tướng quốc Văn Điền trở thành một điển tích về việc làm quan nên lấy việc quốc gia đại sự làm trọng thay vì lòng ích kỷ cá nhân.
Chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng tất được tín nhiệm
13.04.2020 2705
Chúng ta đã khá quen với văn hóa “cúi đầu để trèo cao”. Tuy nhiên, những người này thường không bao giờ được tin tưởng. Chỉ có chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng thì mới được tín nhiệm.
Bài học cổ nhân: Thưởng phạt cần sáng suốt
13.04.2020
Chuyện thưởng phạt từ xưa đến nay luôn là con dao hai lưỡi. Làm đúng sẽ có nhiều người kính phục, làm sai thì nhiều người đố kỵ. Đặc biệt là có nhiều chuyện rất khó phân định đúng – sai, tốt – xấu. Vì thế thưởng hay phạt cũng cần sáng suốt.
12 câu nói của các vĩ nhân tự cổ chí kim khiến bạn phải suy ngẫm
13.04.2020 4306
Những bậc vĩ nhân không chỉ là người có đóng góp to lớn cho sự thay đổi của thế giới mà còn là người có thể khiến cho người khác phải thay đổi tư tưởng chỉ qua những lời nói của họ.
Những câu nói của cổ nhân đáng để học hỏi suy ngẫm
13.04.2020 5816
Ngày Tết là ngày lễ mà tất cả mọi người đều như hướng lòng mình trở về với truyền thống, với văn hóa nguồn cuội, những phẩm chất đẹp trong tinh thần Á Đông. Trong không khí ấy, hãy cùng điểm lại những lời dạy bất hủ của cổ nhân mà dẫu cho trong cái hối hả tất bật của không gian thời gian hiện đại, đâu đó ta vẫn bắt gặp và thấm thía. Có người tình cờ may mắn nghe qua, cũng có người trải qua bao biến cố cuộc đời với nhiều bài học cam co cuối cùng cũng gặp lại và càng thêm tâm đắc những câu nói đáng để khắc cốt ghi tâm này.
3 bài học của cổ nhân nghìn đời sau vẫn còn nguyên giá trị
13.04.2020 2037
Quỷ Cốc Tử là nhà mưu lược gia lừng danh nhất thời Xuân thu – Chiến Quốc. Những học trò của ông đều là những người nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử.
Biết suy xét lại mình là trí tuệ của đời người
15.02.2020 3198
Khiến một người không còn chú ý đến việc tu chính bản thân mà đánh mất đi bản chất thực của mình. Thời cổ đại, bậc thánh hiền tu tâm dưỡng tính đều là ở vào thời thời khắc khắc, mỗi ngày đều suy xét lại mình để tìm ra lỗi lầm mà ngăn chặn ngay từ khi lỗi còn nhỏ, lâu dần mới có thể khiến tâm thân thăng hoa.
Những lời khuyên dạy của cổ nhân giúp ta có cái nhìn thiện lương hơn về cuộc đời
10.02.2020 3660
1. Một khi tâm bình thì khí tất sẽ thuận, tâm loạn thì mọi sự tất sẽ rối. 2. Tâm thái một người bị mất cân bằng thì mọi sự tất sẽ bị lệch. 3. Đối với người thiện, người tốt thì phải cung kính, đối với người ác, người xấu thì phải nghiêm khắc. Đối với bạn thì phải độ lượng, đối với người tài thì phải khiêm tốn, đối với người hèn yếu thì phải khoan dung, giúp đỡ.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất