Câu chuyện tu luyện: Trăm năm vinh hoa phú quý

Câu chuyện tu luyện: Trăm năm vinh hoa phú quý
13.04.2020 2878

Con người ai sinh ra đều có số mệnh và không thể thoát nổi luân hồi chuyển kiếp, tùy theo đức nghiệp để hưởng phúc hay mạt vận, nhưng dù hưởng gì thì trăm năm qua đi cũng chỉ tựa như mây khói, vinh hoa phú quý bao nhiêu cũng mất. Duy chỉ có tu luyện Chính Pháp là có thể thoát kiếp luân hồi, sống ung dung, tự tại.

Câu chuyện tu luyện: Trăm năm vinh hoa phú quý
Ảnh minh họa: Tri thức Vn

Có hai người bạn chí cốt chơi với nhau từ bé và ở gần nhà. Lớn lên cha mẹ gửi đi học trường tốt để quyết chí dùi mài kinh sử sau đỗ đạt thành danh và đem vinh hoa phú quý về cho bản thân và gia tộc.

Một ngày nọ được nghỉ học, hai người bạn một họ Lý, một họ Trịnh cùng nhóm bạn rủ nhau ra suối bắt cá. Trên đường đi bỗng có một người bị cảm rồi lăn ra không thở. Cả nhóm hốt hoảng vội xúm vào hô hấp tìm cách cứu người nhưng chẳng ăn thua. Đang bối rối không biết làm sao họ gặp một vị cao tăng thần thái khác người từ phía núi đi tới. Nhóm học trò vội nhờ cậy cao tăng giúp đỡ. Vị cao tăng xem qua lắc đầu nói rằng: “Con người ai cũng có số mệnh, chư vị đây đã tới lúc phải rời thế gian để luân hồi có làm gì cũng chẳng nổi. Muốn thoát số kiếp chỉ còn cách tu Chính Pháp mà thôi”.

Nói rồi cao tăng bình thản lên đường đi tiếp. Họ Lý thấy cao tăng nói vậy chợt như bừng tỉnh, bảo họ Trịnh hãy từ bỏ thi cử học hành, theo cao tăng để hỏi cách thoát số kiếp con người. Tuy nhiên họ Trịnh từ chối, nói rằng tu hành đâu dễ, chưa nói đã là người cứ phải phấn đấu và thành đạt mới rạng danh tổ tông.

Buồn bã họ Lý đành từ biệt các bạn và lên đường đi theo học hỏi cao tăng kia.

Lại nói họ Trịnh nhờ thông minh hơn người và quyết tâm dùi mài kinh sử nên đã đỗ đầu bảng và được làm quan. Dần dần nhờ tài trí và sự khéo léo, họ Trịnh đã được thăng hàm quan nhất phẩm, của cải danh vọng vạn người mơ, lấy được vợ đẹp, thê thiếp đầy nhà, con cái cũng rất nhiều.

Thời gian dần qua họ Trịnh vẫn sống trong danh vọng và giàu sang, thỉnh thoảng có nhớ về người bạn thuở thiếu thời mà không hiểu hiện đang phiêu bạt phương nào học đạo.

Họ Trịnh đến cái tuổi ốm đâu, uống bao thuốc bổ, dùng rất nhiều sản vật quý hiếm để nâng cao thể lực mà vẫn không có tác dụng, cảm thấy phiền muộn trong lòng. Hôm ấy sai gia nhân cáng ra ngoài ngắm cảnh thiên nhiên cho tinh thần thư thái sau chuỗi ngày dài cáo ốm nằm nhà dưỡng bệnh.

Câu chuyện tu luyện: Trăm năm vinh hoa phú quý
Ảnh: CafeF

Họ Trịnh đang vãn cảnh núi non sông suối trong tâm trạng chẳng thấy khá hơn thì bỗng dưng nhìn thấy một vị cao tăng trẻ cốt cách phi thường đang tiến về phía mình. Nhìn kỹ thấy cao tăng rất quen nhưng không đoán là ai. Cao tăng tới gần họ Trịnh gật đầu chào. Họ Trịnh thấy vậy hỏi cao tăng: “Xin hỏi các hạ là ai sao tôi thấy vừa quen vừa lạ?”. Cao tăng từ bi đáp rằng: “Ta là bằng hữu xưa của quan, ngài không nhận ra ta sao?”. Quan họ Trịnh vẫn chưa thể nhận ra đó là ai, cao tăng đáp: “Ta họ Lý, mấy chục năm qua không gặp rồi…”.

Quan sững người như không thể tin nổi mắt mình: “Không nhẽ, huynh không hề già đi, vì sao vậy?”.

Cao tăng từ bi đáp rằng: “Ta từ đó tới giờ tu luyện, gạt bỏ mọi phiền lụy tham vọng thế gian, còn người chìm đắm trong thứ đó và sắp phải từ giã cõi đời này rồi. Thật tiếc thay”.

Quan Trịnh nghe vậy cảm thấy hụt hẫng và buồn phiền da diết, định cất tiếng hỏi tiếp cao tăng thì nghe nói rằng, “khi nào người được hưởng lộc vua ban là lúc định mệnh, mong kiếp sau đắc thân người và đừng phí hoài cơ hội quý báu này”.

Nói rồi cao tăng nhẹ bước đi tiếp, quan Trịnh ngoảnh đi ngoảnh lại đã không thấy gì.

Mấy hôm sau quan Trịnh thấy sức khỏe khá lên, phấn chấn trong người nên vào chầu. Vào tới nơi được vua lệnh ban thưởng hậu hĩnh vì lập công lớn chưa được luận. Quan vui sướng mở tiệc ăn mừng mời rất nhiều các quan khác trong triều tới dự. Vợ con, cháu chắt, thê thiếp ai nấy ăn mặc đẹp đẽ, xiêm y là lượt nghe chừng vui sướng lắm.

Nhưng sáng hôm sau phu nhân tỉnh dậy đã thấy quan lìa đời từ lúc nào.

Vinh hoa phú quý quan Trịnh đã hưởng và còn nhiều gia sản để lại, nhưng không thể mang đi được xuống Cửu Tuyền để đầu thai. Làm người không dễ vì luân hồi chuyển kiếp biết đâu mà lần, hãy cố gắng tận dụng kiếp người để tu thoát khổ trần gian. Giàu sang vinh hoa đến mấy nhưng rồi cũng đều có kết cục như ai.

Biên dịch từ Epoch Times tiếng Trung

Tin chọn lọc khác
Vì sao người xưa có câu “Người biết ở một mình mới là xuất chúng”
27.02.2021 8706
Chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác. Trang Tử nói: “Độc hữu chi nhân, thị vị chi quý”, ý nói rằng “Người biết ở một mình mới trở thành người xuất chúng, được coi là tôn quý”.
Không tức giận, mọi chuyện trên đời đều có lối đi
02.03.2021 10134
‘Tâm thái thuyền không’ thì giảm thiểu phân tranh. Bất luận cuộc đời gặp phải sự việc gì thì con người trên thế gian vẫn luôn có lối đi…” Vô cớ bị người ta nhục mạ, nói xấu, có tức nghẹn không? Trang Tử dạy chúng ta 4 trí huệ nhân sinh lớn về “không tức giận”.
3 cách nhìn người "không sai một ly" của cổ nhân
27.01.2021 5610
Cách nhìn người được người xưa đúc kết lại qua rất nhiều ‘sương máu’, ai biết áp dụng những việc này vào cuộc sống người đó sẽ luôn thành công và tránh được những người, những việc cần tránh!
Lời dạy đáng giá từ cổ nhân: Im lặng là vàng
18.11.2020 4700
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện chính để con người hiểu nhau, cùng cộng tác, phát triển và xây dựng xã hội. Nhưng con người không phải hoàn hảo, lời nói không phải lúc nào cũng chuẩn mực và thích hợp với mọi quan điểm, và do vậy, không thể tránh khỏi sự xung đột khác nhau. Vào những thời điểm đó thì im lặng chính là vàng.
Câu chuyện tu luyện: Trăm năm vinh hoa phú quý
13.04.2020 2879
Con người ai sinh ra đều có số mệnh và không thể thoát nổi luân hồi chuyển kiếp, tùy theo đức nghiệp để hưởng phúc hay mạt vận, nhưng dù hưởng gì thì trăm năm qua đi cũng chỉ tựa như mây khói, vinh hoa phú quý bao nhiêu cũng mất. Duy chỉ có tu luyện Chính Pháp là có thể thoát kiếp luân hồi, sống ung dung, tự tại.
Chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng tất được tín nhiệm
13.04.2020
Chúng ta đã khá quen với văn hóa “cúi đầu để trèo cao”. Tuy nhiên, những người này thường không bao giờ được tin tưởng. Chỉ có chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng thì mới được tín nhiệm.
Bài học cổ nhân: Muốn dựng nghiệp lớn, cần có lòng khoan dung độ lượng
10.01.2021
Muốn thành sự nghiệp lớn, cần có lòng khoan dung độ lượng thì mới có thể hợp được sức mạnh của muôn người. Với tâm nhỏ nhen, ích kỷ, yêu người này ghét người kia, không thể tân dụng được sở trường của mỗi người thì khó có thể làm nên việc gì.
Bài học cổ nhân: Đức hiền minh của vua Thương Thang
13.04.2020
Thành Thang (1675 TCN – 1588 TCN), thường được gọi là Thương Thang, là vị vua sáng lập triều đại nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1617 TCN – 1588 TCN, khoảng 30 năm; trong đó 17 năm là thủ lĩnh bộ lạc, 13 năm làm quân chủ nhà Thương. Ông nổi tiếng trong lịch sử là người quân chủ hiền minh.
Bài học cổ nhân: Thượng tôn pháp luật là tinh túy của việc trị nước
13.04.2020 2214
Làm quân vương thì thường hay có quyền lực lớn, dễ bị quyền lực chi phối mà coi thường pháp luật. Tuy nhiên, phận sự của bậc quân vương chính là cần thượng tôn pháp luật thì mới khiến quốc thái dân an, nếu sử dụng tùy tiện, lòng dân không phục thì dễ đưa đất nước vào cảnh hỗn loạn, quyền lực cũng không dài lâu. Vì thế có thể nói muốn làm một bậc minh quân sáng suốt thì điều đầu tiên phải làm được là thượng tôn pháp luật.
3 bài học lớn của Khổng Tử khiến ta thay đổi cách suy nghĩ
13.04.2020 2838
Khổng Tử là một nhân vật lớn thời cổ đại, người sáng lập ra Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam chúng ta nói riêng và vùng Á Đông nói chung trong hàng ngàn năm. Rất nhiều đạo lý, bài học từ ông vẫn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Hệ quả lớn của một việc nhỏ: Tử Cống chuộc dân nước Lỗ
13.04.2020
Nước Lỗ quy định rằng: Ai có thể chuộc được dân của nước Lỗ đi làm nô bộc cho các nước chư hầu khác, sẽ được thưởng một khoản tiền trích từ quốc khố.
Khổng Tử: Đừng vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài
13.04.2020 3941
Thầy trò Khổng Tử bị đói ở nước Đông và nước Thái. Bảy ngày không có cơm ăn, chỉ dùng rau dại qua bữa. Nhan Hồi vất vả mãi mới xin được ít gạo, trở về thấy thầy Khổng Tử đang ngủ trong nhà, không dám kinh động đến thầy, tự mình nhóm lửa nấu cơm…
Khổng Tử: 5 việc đại kỵ nếu làm sẽ mất phúc phận
13.04.2020 2326
Trong Luận ngữ của Khổng Tử có một điển tích như sau: Có một hôm vua nước Lỗ gặp Khổng Tử nhờ chỉ giáo, vua nước Lỗ nói: “Ta nghe nói mở rộng phòng về hướng Đông là việc đại kỵ, không biết có chuyện đó hay không?” Điều đó cũng giống như chúng ta ngày nay, có rất nhiều người muốn mời thầy phong thủy xem nhà cửa bài trí như thế nào.
Bài học cổ nhân: Học biết cúi mình, mới có thể ngẩng cao đầu
13.04.2020
Cúi mình, đây là một động tác đơn giản ngay đến cả một đứa trẻ cũng biết làm, nhưng trong cuộc sống lại có rất nhiều người không biết, họ hoặc là làm biếng, hoặc là cao ngạo,… mà dứt khoát quên đi việc cúi đầu. Thế là, họ đã đánh mất đi khá nhiều cơ hội ngẩng đầu khó có được…
Khổng Tử: muốn lập nghiệp lớn phải lấy việc tu thân làm gốc
13.04.2020 2156
Bất cứ ai muốn lập nghiệp lớn đều phải lấy việc tu thân làm gốc, đây chính là đạo lý của các bậc thánh hiền thời xưa: Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ. Lời của Khổng Tử cũng chính là như vậy.
Chuyện xưa ngẫm lại: Dư Cửu Kinh làm quan Cần, Kiệm, Nhẫn
13.04.2020
Dư Cửu Kinh làm quan hết sức thanh liêm, ông rất được lòng dân chúng. Ông là tấm gương sáng để những người làm quan ngày nay học theo.
Bài học cổ nhân: Làm quan nên lấy việc quốc gia đại sự làm trọng
13.04.2020
Ngô Khởi là một nhà quân sự nổi tiếng, nhà chính trị, nhà cải cách lớn thời Chiến quốc. Câu chuyện của ông tranh luận với tướng quốc Văn Điền trở thành một điển tích về việc làm quan nên lấy việc quốc gia đại sự làm trọng thay vì lòng ích kỷ cá nhân.
Chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng tất được tín nhiệm
13.04.2020 2664
Chúng ta đã khá quen với văn hóa “cúi đầu để trèo cao”. Tuy nhiên, những người này thường không bao giờ được tin tưởng. Chỉ có chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng thì mới được tín nhiệm.
Bài học cổ nhân: Thưởng phạt cần sáng suốt
13.04.2020
Chuyện thưởng phạt từ xưa đến nay luôn là con dao hai lưỡi. Làm đúng sẽ có nhiều người kính phục, làm sai thì nhiều người đố kỵ. Đặc biệt là có nhiều chuyện rất khó phân định đúng – sai, tốt – xấu. Vì thế thưởng hay phạt cũng cần sáng suốt.
12 câu nói của các vĩ nhân tự cổ chí kim khiến bạn phải suy ngẫm
13.04.2020 4244
Những bậc vĩ nhân không chỉ là người có đóng góp to lớn cho sự thay đổi của thế giới mà còn là người có thể khiến cho người khác phải thay đổi tư tưởng chỉ qua những lời nói của họ.
Những câu nói của cổ nhân đáng để học hỏi suy ngẫm
13.04.2020 5751
Ngày Tết là ngày lễ mà tất cả mọi người đều như hướng lòng mình trở về với truyền thống, với văn hóa nguồn cuội, những phẩm chất đẹp trong tinh thần Á Đông. Trong không khí ấy, hãy cùng điểm lại những lời dạy bất hủ của cổ nhân mà dẫu cho trong cái hối hả tất bật của không gian thời gian hiện đại, đâu đó ta vẫn bắt gặp và thấm thía. Có người tình cờ may mắn nghe qua, cũng có người trải qua bao biến cố cuộc đời với nhiều bài học cam co cuối cùng cũng gặp lại và càng thêm tâm đắc những câu nói đáng để khắc cốt ghi tâm này.
3 bài học của cổ nhân nghìn đời sau vẫn còn nguyên giá trị
13.04.2020 1996
Quỷ Cốc Tử là nhà mưu lược gia lừng danh nhất thời Xuân thu – Chiến Quốc. Những học trò của ông đều là những người nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử.
Biết suy xét lại mình là trí tuệ của đời người
15.02.2020 3159
Khiến một người không còn chú ý đến việc tu chính bản thân mà đánh mất đi bản chất thực của mình. Thời cổ đại, bậc thánh hiền tu tâm dưỡng tính đều là ở vào thời thời khắc khắc, mỗi ngày đều suy xét lại mình để tìm ra lỗi lầm mà ngăn chặn ngay từ khi lỗi còn nhỏ, lâu dần mới có thể khiến tâm thân thăng hoa.
Những lời khuyên dạy của cổ nhân giúp ta có cái nhìn thiện lương hơn về cuộc đời
10.02.2020 3616
1. Một khi tâm bình thì khí tất sẽ thuận, tâm loạn thì mọi sự tất sẽ rối. 2. Tâm thái một người bị mất cân bằng thì mọi sự tất sẽ bị lệch. 3. Đối với người thiện, người tốt thì phải cung kính, đối với người ác, người xấu thì phải nghiêm khắc. Đối với bạn thì phải độ lượng, đối với người tài thì phải khiêm tốn, đối với người hèn yếu thì phải khoan dung, giúp đỡ.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất