Sao Thổ - Hành tinh đẹp nhất hệ mặt trời
05.02.2024
3816
1. Giới thiệu
Được gọi là “ anh hai” vì Sao Thổ là hành tinh lớn thứ 2 trong hệ mặt trời, chỉ sau “anh cả” Sao Mộc
Là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời, là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất. Tuy khối lượng của hành tinh cao gấp 95 lần khối lượng của Trái Đất nhưng với thể tích lớn hơn 763 lần, khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng một phần tám so với của Trái Đất.
Sao Thổ quay quanh trục thì nhanh, quay quanh mặt trời lại rất chậm. Chính sự nhanh chậm này làm cho người Hy Lạp liên tưởng đến sự trôi đi của thời gian và đặt tên cho hành tinh là Cronus - vị thần của thời gian. Trong tiếng La Mã, hành tinh này có tên là Saturn.
2. Một số thông tin thú vị về Sao Thổ
- Cấu trúc của Sao Thổ
Cấu trúc bên trong của Sao Thổ có lẽ bao gồm một lõi sắt, nikel và đá (hợp chất silic và ôxy), bao quanh bởi một lớp dày hiđrô kim loại, một lớp trung gian giữa hiđrô lỏng với heli lỏng và bầu khí quyển bên trên cùng.
- Khí quyển của Sao Thổ
Lớp khí quyển bên ngoài của Sao Thổ chứa 96,3% phân tử hiđrô và 3,25% heli. Tỉ lệ heli giảm đáng kể so với sự có mặt của nguyên tố này trong Mặt Trời.
- Vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ
Cho tới nay Sao Thổ có ít nhất 62 vệ tinh, 53 trong số đó đã được đặt tên. Trong đó, Titan là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, chiếm hơn 90% tổng khối lượng của mọi vật thể quay quanh Sao Thổ bao gồm cả vành đai.
- Ngày cực ngắn, năm cực dài
Thời gian sao Thổ quay quanh trục rất nhanh. Ngày nay các nhà khoa học thống nhất 1 ngày trên hành tinh này chỉ mất 10 giờ 32 phút 35 giây. Ngược lại, sao Thổ di chuyển xung quanh mặt trời rất chậm. 1 năm trên sao thổ tính ra bằng khoảng 10.759 ngày Trái đất, khoảng 29,5 năm Trái đất.
- Cực bắc xoáy lục giác, cực nam xoáy tròn
Những vòng xoáy khí quyển ở cực bắc của sao Thổ có hình dạng lục giác đặc biệt, nằm ở vĩ độ khoảng 78° do tàu Voyager phát hiện đầu tiên. Cạnh thẳng của lục giác vùng cực bắc dài xấp xỉ 13.800km lớn hơn cả đường kính của Trái đất.
- Vành đai của Sao Thổ
Sao Thổ là hành tinh có hệ thống vành đai rộng nhất trong Hệ mặt trời. Những hành tinh khác cũng có vành đai nhưng vành đai sao Thổ là vành đai duy nhất có thể nhìn thấy từ Trái đất.
Các vành đai của sao Thổ chứa vô số các phần tử có kích thước từ nhỏ như một hạt cát thông thường đến lớn hơn cả một căn nhà cao tầng, thậm chí một số còn có đường kính dài hơn cây số. Chúng có nguồn gốc từ băng, bụi hay các mảnh vụn còn sót lại từ sao chổi, tiểu hành tinh hoặc những mặt trăng tan trong vũ trụ.
3. Ý nghĩa của Sao Thổ
Sao Thổ (Saturn, Thổ tinh) là một trong mười hành tinh chủ đạo trong Chiêm tinh học, và được coi là hung tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó đại diện cho sự độc đoán, hà khắc, trách nhiệm và cản trở, khiến mỗi cá nhân và cộng đồng dễ gặp khó khăn và thất vọng
Và đó là một số những thông tin về hành tinh được coi là đẹp nhất trong hệ mặt trời – Sao Thổ, Trithuc24 chúc các bạn xem tin vui vẻ
Nguồn tham khảo: tuoitre.vn, khoahoc.tv
Được gọi là “ anh hai” vì Sao Thổ là hành tinh lớn thứ 2 trong hệ mặt trời, chỉ sau “anh cả” Sao Mộc
Là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời, là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất. Tuy khối lượng của hành tinh cao gấp 95 lần khối lượng của Trái Đất nhưng với thể tích lớn hơn 763 lần, khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng một phần tám so với của Trái Đất.
Sao Thổ quay quanh trục thì nhanh, quay quanh mặt trời lại rất chậm. Chính sự nhanh chậm này làm cho người Hy Lạp liên tưởng đến sự trôi đi của thời gian và đặt tên cho hành tinh là Cronus - vị thần của thời gian. Trong tiếng La Mã, hành tinh này có tên là Saturn.
Hình ảnh: Sao Thổ
- Cấu trúc của Sao Thổ
Cấu trúc bên trong của Sao Thổ có lẽ bao gồm một lõi sắt, nikel và đá (hợp chất silic và ôxy), bao quanh bởi một lớp dày hiđrô kim loại, một lớp trung gian giữa hiđrô lỏng với heli lỏng và bầu khí quyển bên trên cùng.
Hình ảnh: cấu trúc của Sao Thổ
Lớp khí quyển bên ngoài của Sao Thổ chứa 96,3% phân tử hiđrô và 3,25% heli. Tỉ lệ heli giảm đáng kể so với sự có mặt của nguyên tố này trong Mặt Trời.
- Vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ
Cho tới nay Sao Thổ có ít nhất 62 vệ tinh, 53 trong số đó đã được đặt tên. Trong đó, Titan là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, chiếm hơn 90% tổng khối lượng của mọi vật thể quay quanh Sao Thổ bao gồm cả vành đai.
Hình ảnh: Sao Thổ
Thời gian sao Thổ quay quanh trục rất nhanh. Ngày nay các nhà khoa học thống nhất 1 ngày trên hành tinh này chỉ mất 10 giờ 32 phút 35 giây. Ngược lại, sao Thổ di chuyển xung quanh mặt trời rất chậm. 1 năm trên sao thổ tính ra bằng khoảng 10.759 ngày Trái đất, khoảng 29,5 năm Trái đất.
- Cực bắc xoáy lục giác, cực nam xoáy tròn
Những vòng xoáy khí quyển ở cực bắc của sao Thổ có hình dạng lục giác đặc biệt, nằm ở vĩ độ khoảng 78° do tàu Voyager phát hiện đầu tiên. Cạnh thẳng của lục giác vùng cực bắc dài xấp xỉ 13.800km lớn hơn cả đường kính của Trái đất.
Hình ảnh: xoáy 6 cạnh ở cực bắc Sao Thổ
Sao Thổ là hành tinh có hệ thống vành đai rộng nhất trong Hệ mặt trời. Những hành tinh khác cũng có vành đai nhưng vành đai sao Thổ là vành đai duy nhất có thể nhìn thấy từ Trái đất.
Các vành đai của sao Thổ chứa vô số các phần tử có kích thước từ nhỏ như một hạt cát thông thường đến lớn hơn cả một căn nhà cao tầng, thậm chí một số còn có đường kính dài hơn cây số. Chúng có nguồn gốc từ băng, bụi hay các mảnh vụn còn sót lại từ sao chổi, tiểu hành tinh hoặc những mặt trăng tan trong vũ trụ.
Hình ảnh: vành đai Sao Thổ
Sao Thổ (Saturn, Thổ tinh) là một trong mười hành tinh chủ đạo trong Chiêm tinh học, và được coi là hung tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó đại diện cho sự độc đoán, hà khắc, trách nhiệm và cản trở, khiến mỗi cá nhân và cộng đồng dễ gặp khó khăn và thất vọng
Hình ảnh: Sao Thổ
Và đó là một số những thông tin về hành tinh được coi là đẹp nhất trong hệ mặt trời – Sao Thổ, Trithuc24 chúc các bạn xem tin vui vẻ
Nguồn tham khảo: tuoitre.vn, khoahoc.tv
Tin chọn lọc khác