Những câu nói của cổ nhân đáng để học hỏi suy ngẫm

Những câu nói của cổ nhân đáng để học hỏi suy ngẫm
13.04.2020 3907

“Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Nghĩa là: trời không phụ người tốt.

“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Nghĩa là : Lấy cái bản chất, cái nguyên tắc không bao giờ thay đổi để ứng (đối phó) với cái vạn biến trong cuộc đời.

“Kiến dị tác nan/ Kiến nan tác dị”. Nghĩa là: Ở đời mọi việc đứng ngoài nhìn thì dễ, nhưng khi làm thì khó. Ngược lại, có việc chưa làm thì thấy khó nhưng khi bắt tay làm thì thuận lợi. Điều này khắc phục cả hai loại tư tưởng tiêu cực: Hoặc là, chủ quan đơn giản, không học hỏi nghiên cứu thấu đáo mọi việc để làm; Hoặc là, ngại ngần không dám làm bất cứ điều gì.

“Tri vi tri, bất tri vi bất tri, vị tri giả”. Nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết – Đó chính là người có hiểu biết!

“Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Nghĩa là: Có cái lo thì lo trước thiên hạ. Có điều vui sướng, hạnh phúc thì hưởng sau thiên hạ.

“Kiến ngãi bất vi vô dũng giã”. Nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người dũng cảm.

“Bần gia tri hiếu tử/ Thế loạn thức trung thần”. Nghĩa là: Nhà nghèo mới biết con có hiếu. Khi nước có biến loạn (chiến tranh, đảo chính, loạn lạc), thì mới biết ai là người trung thành với Tổ quốc, với chế độ.

“Bần cư trung thị vô nhân vấn/ Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Nghĩa là: Nhà nghèo dù ở giữa thành phố cũng chẳng có ai đến thăm hỏi. Ngược lại, nhà giàu , ở vùng rừng núi vẫn luôn có người tìm đến giao hảo.

Họa hổ họa bì, nan họa cốt/ Tri nhân tri diện, bất tri tâm”. Nghĩa là: Vẽ hổ chỉ vẽ được bề ngoài, khó vẽ được bộ xương (kết cấu bên trong) của nó. Biết người chỉ biết được bề ngoài của họ, khó biết trong lòng (tâm địa, bản chất) họ thế nào.

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Nghĩa là: Có điều gì không tốt xảy ra, thì trước hết phải tự trách mình; Sau đó mới trách người khác.

đạo đức
Ảnh: Dkn.tv

“Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu”. Nghĩa là: Những người ngậm máu phun người, thì trước hết là họ tự làm bẩn miệng mình (ngã khẩu).

“Phú tắc dịch giao” Nghĩa là: Con người ta khi giàu có rồi thì thường là thay đổi lối sống, thay đổi các mối quan hệ.

“Giang sơn dị đảo/ Bản tính nan di”.Nghĩa là: Sông núi có thể thay đổi được. Nhưng không thể thay đổi được bản tính của một con người.

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ/ Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Nghĩa là: Con người ta có duyên với nhau thì có cách nhau nghìn dặm cũng có thể thường xuyên gặp gỡ (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ngược lại, không hợp duyên nhau thì ở ngay trước mặt cũng chẳng hợp tác được.

“Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu/ Thoại bất đầu cơ nhất cú đa”. Nghĩa là: Bạn tri kỷ gặp nhau thì uống với nhau nghìn chén rượu còn là ít. Nói chuyện với nhau mà không hợp thì một câu cũng đã là nhiều (là thừa).

“Nhân bất khả hữu khinh ngạo thái/ Nhiên, bất khả vô khinh ngạo cốt”. Nghĩa là: Con người chẳng ra gì, nếu có thái độ coi khinh người khác; Ngược lại, con người cũng chẳng ra gì nếu trong lòng, trong cốt cách của họ không có sự khinh miệt, lên án những cái xấu ở đời.

“Nhân bất khả vô sỉ”. Nghĩa là: Người không biết xấu hổ là người không ra gì.

“Nhân bất học bất tri lý/ Ấu bất học lão hà vi”. Nghĩa là: Người không học thì không biết tri thức, lý luận. Khi còn trẻ không học thì lớn lên chẳng làm được gì, dù là việc nhỏ.

“Nhân bất học bất tri lý/Ngọc bất trác bất thành khí”. Nghĩa là: Người không học không biết gì. Ngọc không mài cũng không sáng, không thành thành của quí được.

“Nhân tham tài chi tử/ Điểu tham thực chi vong”. Nghĩa là: Con người tham lam tiền bạc bất chính cũng sẽ chết như con chim tham miếng mồi câu nhử.

“Thanh bất thanh trung hương thủy /Thân bất thân cố hương nhân”. Nghĩa là: Nước tuy trong nhưng chưa chắc đã sạch nếu nước đó chảy từ trong làng ra. Gặp người cùng quê cũ, tưởng là thân nhưng chưa chắc đã thân, vì nhân cách, trí tuệ, nhu cầu thẩm mỹ…khác nhau.

“Nhẫn nhất khắc phong bình lãng tịnh / Thoái nhất bộ hải khoát thiên không” Nghĩa là: Kiên trì, nhẫn nại, nhẫn nhục trong một khoảnh khắc (thời điểm) nhất định, thì mọi khó khăn sẽ qua đi (gió yên, sóng lặng). Lùi một bước, thì trước mặt mình là trời biển mênh mông. Tóm lại, ở đời, con người có sự kiên trì nhẫn nại – thậm chí chịu thua thiệt – trong một thời gian, không gian, sự việc, hoàn cảnh nào đó, thì rồi sẽ vượt qua mọi thử thách gian nan, giành thắng lợi về sau.

“Ngọc bất trác bất thành khí/ Nhân bất học bất tri lý”. Nghĩa là dù có nguyên liệu tốt vẫn phải bỏ công sức mài rũa mới thành phẩm vật quý, con người cũng vậy cần không ngừng học hỏi rèn luyện thì mới mong trưởng thành, trở thành người có trí huệ, có sự sáng suốt, mới tiếp cận được chân lý.

Tam nguyên Trần Bích San nói: “Trí thân trực dục cao thiên nhận / Xử thế tu đương hạ nhất tầng”. Nghĩa là: Lập thân những muốn cao nghìn trượng / Xử thế mình nên hạ một tầng.

  • 4 bài học sâu sắc về Đạo Trị Quốc của cổ nhân

Cụ Trần Doãn Đạt thân phụ Tam nguyên Trần Bích San, răn dạy con trai: “Hữu thức phi nan, nan thức đáo /Vô danh bất hoạn, hoạn danh phù”. Nghĩa là: Để biết một việc gì đó thì học tập sẽ được, không khó. Nhưng cái khó là biết được một cách thấu đáo, thật giỏi, thật xuất sắc trong lĩnh vực đó. Ở đời không có danh tiếng, chức vị gì thì điều đó là bình thường, không phải là hoạn nạn. Cái hoạn nạn chính là ở chỗ : có cái danh phù phiếm, dởm giả, hư vinh, không thực chất.

Phan Châu Trinh (có người nói là Huỳnh Thúc Kháng) : “ Đấng trượng phu tùy ngộ nhi an/ Tố hoạn nạn, hoành hồ hoạn nạn”. Nghĩa là: Ở đời đấng trượng phu khi gặp cảnh ngộ, hãy tùy hoàn cảnh cụ thể, chọn cho mình một chốn an toàn. Khi gặp hoạn nạn, thì tuyệt nhiên không được băng qua hoạn nạn vì rất nguy hiểm, mà là phải vòng tránh hoạn nạn, cuối cùng cũng tới được đích.

Nguyễn Văn Siêu (Thần Siêu): “Lập nhân tiêu biểu khai nhân chính / Độ thế tân lương giác thế quan”: Làm người, tiêu biểu nhất là những người khai mở ra những con người chân chính. Xuống đời, người lương thiện nhất là người mở ra thế giới quan cho một lớp người.

Tôn tư mạc, bài học cổ nhân

Lão Tử dạy: “ Vô vi nhi trị”. Nghĩa là trong quản lý, lãnh đạo không làm điều gì trái tự nhiên – trái qui luật tự nhiên. “Công thành thân thoái”. Nghĩa là: Công danh thành đạt biết thế mà dừng lại, là thuận theo cách của tự nhiên. “Xí giả bất lập/Khóa giả bất thành”. Nghĩa là: Nhón gót không đứng được lâu. Xoạc chân ra thì không bước được nữa. “Tri nhân giả trí/ Tự rtri giả minh”. Nghĩa là: Kẻ biết người khác là người có trí tuệ; kẻ tự biết mình là người anh minh, sáng suốt. “Tri túc thường lạc” hoặc “ Sự năng tri túc tâm thường lạc/ Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao” Nghĩa là: Người biết thế nào là đủ và thỏa mãn với cái đủ đó, thì mới thấy vui vẻ, thoải mái, lạc quan.“Phúc họa tương y”. Nghĩa là trong phúc có họa, trong họa có phúc. Đó là sự biến hóa tuần hoàn. “Vi chi ư vị hữu/ Trị chi ư vị loạn” . Nghĩa là: Hãy kịp thời phát hiện và giải quyết những hiểm nguy khi nó mới phát sinh. “Thiên lý chi hành/ Thủy ư túc hạ” . Nghĩa là: Có muốn đi xa ngàn dặm cũng phải bắt đầu từ những bước chân.”Thận chung như thủy”. Nghĩa là: Luôn luôn cẩn thận từ đầu đến cuối. Như vậy thì không sợ bị thất bại.

  • 3 bài học lớn của Khổng Tử khiến ta thay đổi cách suy nghĩ

Trang Tử dạy: “Danh chỉ vô thực, nghĩa thiết vu thích”. Danh và thực phải phù hợp với nhau. Làm việc phải thích hợp với đặc tính của sự việc. Có như vậy mới thành công.”Học hải vô nhai, cần học bất chuyết”.Đời người có hạn nhưng kiến thức thì vô cùng.”Đại mỹ bất ngôn, thành lý bất thuyết”.Cái tuyệt đẹp cũng như lý luận đúng tự nó không cần nói nhiều.

Khổng Tử dạy:”Tri kỳ bất khả nhi vi tri”. Ban đầu biết là không thể làm, nhưng kiên trì làm thì vẫn làm được.”Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”. Trong ba người đi đường, nhất định có người mà mình đáng học tập.”Dĩ thân tác tắc” .Người lãnh đạo phải đưa mình vào kỷ cương, nguyên tắc – phải mô phạm, làm gương thì người khác mới tuân theo.“ Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Cái gì mình không muốn thì đừng bắt người khác phải làm. (Cái mình không muốn thì đừng trao cho người khác).”Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị”.Người quân tử giúp người làm việc tốt, không giúp người làm việc xấu. Tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại, không muốn giúp người và luôn luôn đố kỵ với người khác.”Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu”.Bạn tốt có ba loại: chính trực, thành thực, giỏi giang, đó là bạn có ích. Bạn xấu cũng có ba loại: đặt điều, lừa thầy phản bạn, miệng lưỡi lắt léo, đó là bạn có hại.”Tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu”.Đối với việc nhỏ mà không nhẫn nại kiềm chế, thì chắc chắn là làm hỏng việc lớn.”Thiếu chi thời, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc”. Khi còn trẻ, khí huyết còn yếu nên từ bỏ luyến ái nữ sắc; khi cường tráng, khí huyết mạnh mẽ nên từ bỏ tính hiếu thắng; khi về già, khí huyết đã suy nên từ bỏ sự tham lam danh lợi.”Khoan tắc đắc chúng”. Người lãnh đạo có tấm lòng khoan dung độ lượng, thì chắc chắn được quần chúng tín nhiệm. “Bất hoạn vô vị, hoãn sở dĩ lập. Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã”. Chẳng lo không có vị thế, điều phải lo là tự mình có khẳng định được không? Đừng lo không ai hiểu mình, chỉ cần mình không ngừng học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa.”Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thê thê”.Tấm lòng người quân tử bình thản, cử chỉ ung dung. Tiểu nhân lo được lo mất, nên luôn u sầu.”Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành”.Quân tử khi nói năng có thể ấp úng nhưng xử lý công việc phải dứt khoát, nhanh nhẹn.”Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí. Cự thị bang dã sự kỳ đại phu chi hiền giả, hữu kỳ sĩ chi nhân giả”.Cũng giống như công việc muốn thành công, hiệu quả thì trước hết phải có công cụ tốt, một người muốn có sự nghiệp chính trị, thì phải kết giao với những người có địa vị, có tri thức.”Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi. Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”. Không nên vội vàng mong thành công lớn, không nên cầu lợi nhỏ. Vội vàng hấp tấp cầu thành công thì không đạt được mục đích, chỉ nhìn thấy lợi nhỏ thì không làm được việc lớn.

Danh y biển thước, bài học cổ nhân
Ảnh: Dkn.tv

Mạnh Tử dạy: “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu”. Phú quí không xáo trộn lòng, bần tiện không đổi chí hướng, uy vũ không làm cho khuất phục, người như vậy được gọi là bậc đại trượng phu.

Tuân Tử dạy: “Dữ nhân thiện ngôn, noãn vu bố bạch/ thương nhân dĩ ngôn, thâm vu mâu chiến”. Dùng lời nói tốt đẹp với người khác sẽ làm cho họ cảm thấy ấm lòng hơn là cho họ vải vóc lụa là. Dùng lời lẽ ác độc làm tổn thương người khác, vết thương còn sâu hơn, đau hơn so với mũi giáo đâm vào da thịt họ.”Thiện giả vu vật” Người biết lợi dụng điều kiện khách quan bao giờ cũng tài giỏi hơn người khác.”Nhân sinh bất năng vô quần. Quần nhi vô phận, tắc tranh. Tranh tắc loạn. Loạn tắc ly. Ly tắc nhược. Nhược bất năng thắng vật”.Trong cuộc sống con người là có tập thể.Trong tập thể không có chức phận thì sẽ có tranh chấp> Có tranh chấp sẽ rối loạn> Có rối loạn sẽ phân ly> Phân ly sẽ yếu đuối.> Yếu đuối thì không làm được gì.

Mặc Tử dạy: “Quân tử bất kính vu thủy, nhi kính vu nhân. Kính vu thủy, kiến diện chi dung. Kính vu nhân, tắc tri cát hòa hung”. Nghĩa là : Người quân tử không dùng nước làm kính mà lấy người khác làm kính để nhìn nhận bản thân mình. Dùng nước để soi mình, chỉ thấy khuôn mặt mình thôi. Lấy người khác làm gương thì sẽ biết được ranh giới giữa tốt và xấu.

Hàn Phi Tử – người chú trọng tư tưởng pháp gia chỉ ra ba tiêu chí trong lãnh đạo quản lý: “Pháp, Thế, Thuật”. Trước hết, người lãnh đạo phải gương mẫu chấp hành và điều hành theo pháp luật (Hiến pháp, Đạo luật, Điều lệ, Cương lĩnh, cũng như các qui chế, qui định cụ thể). Thứ hai là, phải có quyền thế, quyền hành theo cương vị xã hội trao cho. Thứ ba là, phải có nghệ thuật, sách lược, cách làm phù hợp với, điều kiện cụ thể. Pháp- Thế – Thuật trong mối quan hệ biện chứng để tạo nên uy tín và là cứu cánh của người lãnh đạo.

Tôn Tử dạy: “Cố thượng binh phạt mưu, kì thứ phạt giao, kì thứ phạt binh, kì hạ công thành, công thành chi pháp, vi bất đắc dĩ”. Trong cuộc chiến, thượng sách là dùng mưu trí thắng địch, sau đó là thông qua đường ngoại giao, thấp hơn là dùng vũ lực tấn công. Hạ sách cuối cùng là đánh thành. Đó là cách bất đắc dĩ khi không còn cách nào khác.”Chủ bất khả dĩ nộ nhi hưng sư, tướng bất khả dĩ ôn nhi chí chiến, hợp vu lợi nhi động, bất hợp vu lợi nhi chỉ” . Một quân vương không thể nhất thời nóng nảy mà tiến binh, một vị tướng soái không thể nhất thời tức giận mà xuất chiến. Nếu phù hợp với lợi ích đất nước thì hành động, nếu ngược lại thì dừng ngay lại. “Dĩ trị đãi loạn, dĩ tĩnh đãi hóa, thử trị tâm giả dã” . Lấy sự nghiêm chỉnh của quân mình để đợi sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự trấn tĩnh đợi sự hỗn loạn của kẻ địch. Đó là biện pháp trấn địch lòng quân. “Dĩ cận đãi viễn, dĩ dật đãi lao, dĩ bão đãi cơ”. Trong chiến trận chọn vị trí đón kẻ thù từ xa tới, lấy nghỉ ngơi chống lại sự mệt mỏi, lấy ấm no chống lại sự đói khát của quân địch.

Ngô Khởi dạy:“Kiến khả nhi tiến, tri nan nhi toái”. Thấy ta hơn hẳn địch, có khả năng thắng được thì tiến. Ngược lại, thấy kẻ địch hơn ta nhiều điểm thì thoái. “Thất nhất túc tòng thiên cổ hận/ Tái hồi đầu thị bách niên thân”. Nghĩa là : Sai một bước, theo đó, là ngàn năm ôm hận/ Đến khi ngoảnh lại thì đã hết một đời người – trăm năm.

bài học cổ nhân

“ Nhất ngôn ký xuất/ Tứ mã nan truy”. Nghĩa là: Một lời nói ra, cỗ xe 4 ngựa khó đuổi kịp. Ở đời, lỡ lời là khó sửa nhất. “Tửu trung bất ngữ chân quân tử / Tài thượng phân minh thị trượng phu”. Nghĩa là: Giữa bữa rượu không nói bậy mới là người quân tử . Ngồi trên đống vàng mà phân chia một cách công bằng thì đích thị là trượng phu.

“Quân tử hòa nhi bất đồng/ Tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. Nghĩa là: Người quân tử giao hòa với nhau nhưng chưa hẳn đã đồng quan điểm, chí hướng. Ngược lại, kẻ tiểu nhân cùng chung sống nhưng thường xuyên xung khắc mâu thuẫn, tranh giành nhau. “ Tam dĩ tứ bất”. “Tam dĩ : Quốc dĩ dân vi bản. Dân dĩ thực vi tiên. Sự dĩ hòa vi quí “ ( Nước lấy dân làm gốc. Dân lấy điều có thật, điều hữu ích trong đời sống làm việc đầu tiên. Trong mọi quan hệ đều lấy môi trường hòa bình, hữu nghị làm điều quí nhất). “Tứ bất : Ngôn bất tận xuất. Lực bất tận dụng. Quyền bất tận thi. Lộc bất tận hưởng” (Không bao giờ nói nhiều, nói hết, vì như vậy sẽ lộ hết thiên cơ của mình. Không bao giờ sử dụng hết khả năng (sức lực, tiền bạc, của cải,…) của mình, bởi quá ngưỡng là nguy hiểm; bao giờ cũng phải để dành một phần dự trữ. Không bao giờ thi hành hết mọi quyền hạn của mình (cả quyền hạn trong gia đình và quyền hạn ngoài xã hội). Không được hưởng hết mọi cái lộc ở trên đời, bởi có tán mới có tụ.

Vinh Hoa/DKN

Tin chọn lọc khác
Mê mẩn 5 quán cafe đẹp ở Hà Nội
02.12.2022 1701
Nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, yên bình nhưng không kém phần lãng mạng. Hà Nội vào đông khiến người ta đắm mình trong không gian se lạnh, nghe tiếng gió lạnh đầu mùa man mác. Có nhiều cách cảm nhận cuộc sống và văn hoá tại Thủ đô và một trong số đó là “lạc” vào những quán cafe đẹp ở Hà Nội. Đây là 5 quán cafe nổi tiếng gần khu vực Hoàn Kiếm, nhất định nên ghé qua bạn nhé:
Không gian tri thức, sách, cafe độc đáo giữa lòng Hà Nội, Sài Gòn!
22.11.2022 1476
Mô hình cafe dường như không còn mới tại Việt Nam những năm gần đây nhưng mô hình quán cafe đẹp kết hợp thư viện sách cộng đồng miễn phí với hàng ngàn tên sách chất lượng có lẽ là lần đầu có mặt ở Việt Nam.
Tranh Đông Hồ và ý nghĩa những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng
13.09.2022 2164
Dòng tranh Đông Hồ có nội dung và hình thức biểu đạt rất phong phú, chủ yếu đi sâu miêu tả tính chân thực cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất đời thường trong mối quan hệ giữa người với người, và giữa người với thiên nhiên thể hiện tính nhân quả cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài. Tính triết lý của tranh Đông Hồ rất sâu sắc vừa vui tươi dí dỏm, hóm hỉnh vừa sâu cay nửa hư nửa thực mang tính trừu tượng.
Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập của Bác
31.08.2022 2559
Hỡi đồng bào cả nước, "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Ra mắt tác phẩm tiểu thuyết chiến tranh đặc sắc "Hương"
22.08.2022 2220
Nội dung cuốn sách Hương của tác giả Nguyễn Thụy Kha đã tái hiện lại cuộc đời của một người lính tên Lĩnh, một người giáo viên trẻ mới vào nghề đã xung phong vào chiến trường khốc liệt. Tại mảnh đất Quảng Trị mưa bom bão đạn này, anh đã gặp được mối tình khắc cốt ghi tâm, mối tình như duyên tiền định với người con gái tên Hương. 
10 quán cafe đẹp, độc đáo tại Phố cổ Hà Nội
02.03.2022 4216
     Thưởng thức cafe bên một không gian đẹp và độc đáo đã trở thành thói quen và nhu cầu không thể bỏ lỡ của người Hà Nội. Trong vô vàn các quán cafe đẹp ở Hà Nội bạn sẽ chọn quán nào đây, cùng xem Trithuc24.vn hôm nay lướt qua 10 quán tiêu biểu chọn lọc nhất các quán cafe view đẹp ad đã tìm hiểu để chia sẻ tới quý bạn đọc:
Văn hoá đọc sách liệu đã được gìn giữ đúng mực hay chưa?
09.04.2021 5863
Nhà tâm lý học người Pháp Gustavơ Lebon đã từng nói rằng: “Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay.” Thông qua câu nói nổi tiếng này, chúng ta có thể hiểu được sách không chỉ đóng vai trò mang tri thức đến với mọi người, mọi nhà, mà sách còn là những người bạn tâm giao mỗi khi chúng ta lạc lối, chưa tìm ra phương pháp, đường hướng. 
Sách đối với trẻ em vùng cao có thực sự cần thiết?
07.04.2021 5682
Như mọi người đã biết, cuộc sống của người dân vùng cao vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đơn giản như việc cơm ăn, áo mặc đã là một gánh nặng lớn trên vai những người cha, người mẹ; cộng với việc sinh đẻ không có kế hoạch cũng khiến cuộc sống của người dân vùng cao càng bấp bênh. Ngày nay, tỷ lệ học sinh biết chữ của trẻ em vùng cao đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn là một vấn đề lớn cần được xã hội quan tâm hơn nữa. Đã có rất nhiều những chương trình thiện nguyện, những chương trình tài trợ nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập, sách vở cho các em, giúp các em tiếp cận với những tri thức mới. Và sách là một trong những số đó.
Giới thiệu về Báo đen – Chiến binh “ẩn dật” của bóng đêm
21.03.2021 6711
Báo đen hay hắc báo hay còn gọi là beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn. Các cá thể này có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. Biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp. Đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác. Trong một lứa của cặp báo bố mẹ bình thường có thể sinh ra các cá thể mang và không mang đột biến. Biến dị này phổ biến ở báo đốm (Panthera onca) và báo hoa mai (Panthera pardus).
Nhà Giả Kim – Cuốn sách “gối đầu” cho những Start-up
22.03.2021 6255
"Nhà giả kim" của tác giả Paulo Coelho là cuốn sách có tên trong sách Kỷ lục Guiness, bởi nó đã được dịch ra 56 thứ tiếng và tính đến năm 2008 đã bán được tới 65 triệu bản. Cuốn sách được yêu thích bởi nó lan truyền thông điệp "Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ". Bên cạnh đó, bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài học đáng giá để khởi nghiệp.
Sự thật thú vị: Bạn có thể nhảy cao đến mức nào trên các hành tinh khác nhau?
20.03.2021 6383
Trọng lực là thứ giữ cho đôi chân của bạn vững chắc trên mặt đất. Đó là lý do tại sao một người bình thường chỉ có thể nhảy thẳng lên cao tới 1,5 feet (~0.5m). Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phải sống trên một hành tinh khác - ví dụ: sao Kim hay sao Thổ? Hãy cùng tìm hiểu những khó khăn mà chúng ta phải chịu đựng ở đó. Bạn có thể nhảy cao đến mức nào trên các hành tinh khác? 
Khám phá sao Mộc – Hành tinh lớn nhất hệ mặt trời
19.03.2021 6766
Sao Mộc có tên tiếng Anh là Jupiter, được đặt theo tên của một vị thần cổ đại. Nó có một khối lượng cực kì lớn, từ trường mạnh và nhiều mặt trăng hơn bất kì hành tinh nào khác trong đại gia đình của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về hành tinh đặc biệt này nhé!
Câu chuyện về Trái đất – Hành tinh hoàn hảo của chúng ta
18.03.2021 7454
Kể từ năm 1970, số lượng động vật hoang dã trên trái đất đã giảm tới 70%. Một nửa diện tích rừng nhiệt đới của thế giới đã mất đi và thập kỷ vừa rồi được ghi nhận là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử. Tất cả những hậu quả đó đều xuất phát từ tác động của con người đối với thiên nhiên.
Võ Nguyên Giáp - Vị tướng lẫy lừng nhất thế giới khiến kẻ thù kinh sợ
10.03.2021 7061
Nhắc đến cái tên Võ Nguyên Giáp là nhắc đến trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu diễn ra cách đây hơn 66 năm. Mỗi khi nhắc đến sự kiện trọng đại này, trong lòng nhân dân, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, mà còn là một “cây đại thụ rợp bóng nhân văn”
10 đại trí huệ của cổ nhân giúp thấu hiểu cuộc sống, cả đời an lạc
09.03.2021 7609
Làm người vốn khó, chính là khó tại lòng mình. Có người một đời truy cầu tiền tài, danh lợi, địa vị, tuy nhiên cũng có người truy cầu hạnh phúc bằng niềm vui tự tại trong chính nội tâm của mình.
Đã tìm được ngày Đàn ông Việt Nam?
08.03.2021 5517
Trong đơn kiến nghị của một ông chồng có đoạn: "...Tôi nhận thấy rằng ở VN bây giờ có quá nhiều ngày lễ nên đàn ông chúng tôi luôn phải đau đầu suy nghĩ quanh năm để tìm quà tặng cho chị em phụ nữ"
Vì sao người xưa có câu “Người biết ở một mình mới là xuất chúng”
27.02.2021 6256
Chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác. Trang Tử nói: “Độc hữu chi nhân, thị vị chi quý”, ý nói rằng “Người biết ở một mình mới trở thành người xuất chúng, được coi là tôn quý”.
Không tức giận, mọi chuyện trên đời đều có lối đi
02.03.2021 7175
‘Tâm thái thuyền không’ thì giảm thiểu phân tranh. Bất luận cuộc đời gặp phải sự việc gì thì con người trên thế gian vẫn luôn có lối đi…” Vô cớ bị người ta nhục mạ, nói xấu, có tức nghẹn không? Trang Tử dạy chúng ta 4 trí huệ nhân sinh lớn về “không tức giận”.
Truyện cười dân gian: Ba trọc
28.02.2021 5379
Truyện cười dân gian châm biếm là đề tài luôn được giới sĩ tử trí thức thời xưa yêu thích. Bởi truyện cười dân gian châm biếm không chỉ mang lại tiếng cười cho người đọc mà còn phê phán được một số hành vi xấu của con người. Sau khi đọc những câu truyện cười dân gian châm biếm thì người đọc có thể tự rút ra những bài học hay về cuộc sống cho bản thân mình. Với một số câu truyện cười dân gian châm biếm dưới đây hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều tiếng cười sảng khoái và những bài học bổ ích.
Truyện cười: Bán lợn
03.03.2021 6008
Truyện cười thâm thúy về cuộc sống, ấn chứa bài học làm người “xương máu”
Trần Thái Tông: Vị vua đầu tiên của Hoàng triều Trần
28.02.2021 6119
Trần Thái Tông tức Trần Cảnh, vua thứ nhất của nhà Trần, sinh ngày 17-7-1218, mất ngày 4-5-1277, làm vua 33 năm, nhường ngôi 19 năm, thọ 59 tuổi. Trần Cảnh là con thứ Trần Thừa, một người nhiều mưu lược, dưới triều Lý từng giữ chức Nội thị khán thủ (đứng đầu các quan hầu cận vua Lý trong cung). Nhờ có Trần Thủ Độ là chú họ khi ấy làm Điện tiền chỉ huy sứ, Trần Cảnh thường xuyên được ra vào cung, sau lấy Lý Chiêu Hoàng. Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và vương triều Trần được thành lập từ đấy.
Thái Thượng Hoàng Đế Trần Minh Tông: Vị vua anh minh của triều Trần
01.03.2021 7422
Trần Minh Tông (4 tháng 10 năm 1300 – 10 tháng 3 năm 1357) húy là Trần Mạnh là vị vua thứ năm của triều Trần. Cuộc đời ông gắn liền với tấm gương mẫu mực tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ. Các giai thoại về ông còn lưu truyền trong chính sử có thể làm bài học cho muôn đời sau noi theo. Tuy nhiên với sự hồ đồ trong nhất thời mà ông đã xử sai một vụ đại án, khiến cho bản thân ân hận cả đời. Sự việc đó đã làm rạn nứt sự đoàn kết của hoàng tộc nhà Trần. Do đó thời đại của ông là thời đại thịnh vượng cuối cùng trước khi nhà Trần bước vào giai đoạn thoái trào.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân tài xuất chúng nhà Trần
26.02.2021 4918
Trong suốt 10 thế kỷ phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào lãnh đạo đất nước, chống giặc ngoại xâm, để lại một di sản văn hóa kỳ vĩ như vua Trần Nhân Tông. Ghi nhận và tôn vinh cống hiến của Vua Trần Nhân Tông, mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 1/9/2016 về việc thành lập Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, để nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và các vấn đề liên quan.
Vì sao 3 lần quân Nguyên - Mông bị đánh bại bởi nhà Trần?
25.02.2021 7983
Thời kỳ đỉnh cao, đế chế Mông Cổ (Mông - Nguyên) đã chinh phục được những vùng đất rộng tới hơn 24 triệu km2, thống trị khoảng 100 triệu dân trải dài từ châu Á sang tận Đông Âu. Thế nhưng, đạo quân xâm lược tàn bạo đó cuối cùng 3 lần bị chặn đứng bởi nhà Trần vào các năm 1258, 1285, 1287-1288 khi cố mở rộng lãnh thổ xuống khu vực Đông Nam Á.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất