Lời dạy cổ nhân có câu: "Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng". Đã dùng thì không được hoài nghi, đã hoài nghi thì không dùng. Đây là lời khuyến cáo cho những người nắm quyền, cũng là lời cảnh tỉnh cho những người bình thường như chúng ta.
Sự nghi kỵ đối với người khác giống như một chiếc gai độc, một khi cắm vào lòng người sẽ để lại sẹo khó lành.
Đáng sợ hơn cả, chiếc gai độc ấy không chỉ hại người mà còn hại mình. Tâm nghi kỵ không đoạn tuyệt với người ngoài mà còn đẩy mình vào thế cô lập.
Âu Dương Tu từng nói: "Đạo dùng người cốt ở bất nghi. Thà vất vả trong việc chọn người, cũng không tùy tiện dùng người mà không tin tưởng.
Nói về việc nghi kỵ gây hiểu nhầm với người khác, không thể không nhắc tới Tôn Quyền.
Tôn Quyền thời còn trẻ từng được bốn phương ca ngợi. Tào Tháo từng mong ước "sinh con được như Tôn Quyền", Chu Du cũng từng khen Tôn Quyền là "thần võ hùng tài".
Nhưng đến khi về già, Tôn Quyền lại không anh minh như thời trẻ. Tính tình ngày càng nóng nảy, hay đa nghi, nghi kỵ quần thần.
Đối với quan võ tướng lĩnh, nếu họ xuất quân đánh trận, sẽ bắt cả nhà họ làm con tin. Đối với quan văn triều thần, bí mật cắt cử người giám sát nhất cử nhất động của họ.
Trong đó có một người, từng được Tôn Quyền trọng dụng, nhưng cuối cùng lại chết trong thất vọng vì sự nghi kỵ của Tôn Quyền, người đó chính là Lục Tốn.
Lục Tốn mưu trí hơn người, lại trung thành cương trực, lập công lớn cho Giang Đông.
Thế nhưng, một người có đức hạnh và tài năng như vậy, lại bị Tôn Quyền nhiều lần nghi kỵ. Cuối cùng, ông ôm hận qua đời sau nhiều lần bị Tôn Quyền quở mắng và trách móc.
Lục Tốn một lòng một dạ với Tôn Quyền, hết sức chân thành, cúc cung tận tụy, vất vả cả đời vì Đông Ngô. Hành động của Tôn Quyền không những mất đi một vị hiền thần, còn khiến quần thần thất vọng. Tôn Quyền vì vậy mà bị người đời chỉ trích, mang tiếng xấu "đa nghi".
Bởi vậy, ẩn tâm nghi kỵ thay bằng sự chân thành mới biến mình thành cái đích mà mọi người muốn cùng hướng tới.