Thành Thang (1675 TCN – 1588 TCN), thường được gọi là Thương Thang, là vị vua sáng lập triều đại nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1617 TCN – 1588 TCN, khoảng 30 năm; trong đó 17 năm là thủ lĩnh bộ lạc, 13 năm làm quân chủ nhà Thương. Ông nổi tiếng trong lịch sử là người quân chủ hiền minh.
Một hôm, Thương Thang đi thị sát tình hình dân chúng, nhìn thấy một người thợ săn căng lưới bốn bề, và ngẩng đầu lên trời khấn rằng: “Chim muông từ trên trời rơi xuống, con thú từ dưới đất chui lên, từ bốn phương chạy lại, tất cả chúng đều rơi vào lưới của ta nhé!”.
Thương Thang nghe xong những lời nói của người thợ săn, lo lắng nói rằng: “Thực sự muốn như vậy, thì cầm thú trong thiên hạ này sẽ bị giết hết sạch. Chỉ có một bạo quân như vậy mới có thể làm việc như thế này”.
Sau đó Thương Thang lệnh cho người thợ săn thu ba mặt lưới lại, chỉ để một mặt lưới, và dạy anh ta nói một câu cầu khấn mới: “Bây giờ ta học loài nhện căng lưới. Cầm thú muốn đi sang trái thì sang trái, muốn đi sang phải thì sang phải, muốn bay lên cao thì lên cao, muốn xuống thấp thì xuống thấp, ta chỉ bắt những con nào phạm mệnh trời thôi!”.
Dân chúng các nước phía nam vùng Hán Thuỷ sau khi nghe nói chuyện này đều nói: “Lòng nhân đức của Thương Thang chăm lo đến cả cầm thú!”.
Về sau có hơn bốn mươi nước đều quy thuận Thương Thang.
Phân tích:
Căng lưới bốn bề, chưa chắc đã bắt được chim; Thương Thang bỏ đi ba mặt lưới, chỉ căng một mặt lưới, nhưng lại có thể quy thuận được hơn bốn mươi nước chư hầu. Đấy không chỉ là cách bắt chim thú thích hợp đâu! Từ việc làm của Thương Thang ta có thế thấy, săn bắt quá nhiều động vật không chỉ là trực tiếp sát hại sinh mệnh chúng, hơn nữa còn thể hiện mình là một người hung ác. Cho nên có thể nói tất cả các bậc thánh nhân sẽ trở thành thánh nhân, từ những chuyện nhỏ có thể biểu hiện sự tu dưỡng đạo đức của mình, hoàn thiện đạo đức của mình. Một người đến chim muông cũng không muốn bắt nhất định không thể là một ông vua tàn bạo. Có như vậy rất nhiều nước chư hầu mới quy thuận.