Quỷ Cốc Tử là nhà mưu lược gia lừng danh nhất thời Xuân thu – Chiến Quốc. Những học trò của ông đều là những người nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử.
Kiên nhẫn thăm dò
Bình thường, người ta thường bộc lộ nội tâm, suy nghĩ của mình qua những lời nói cử chỉ. Vì vậy, chỉ cần lưu tâm quan sát những lời nói, cử chỉ của người kia, bên cạnh đó là lưu ý, tìm hiểu thêm sở thích, thói quen của họ. Từ đó, ta có thể phần nào nắm được mục đích, ý đồ, tâm tư của đối phương rồi có những hành động hợp lý.
Nội tâm con người thiên biến vạn hóa, nhưng cũng không phải là không có dấu vết để mà lần theo. Để nắm bắt được điều này, cần phải chú ý quan sát, thu thập những dấu vết rải rác, từ đó nắm được sự biến hóa, hiểu thấu nội tâm người khác. Có hiểu được nội tâm người khác, thu phục nhân tâm không còn là việc khó khăn gì.
Quỷ Cốc Tử dạy rằng. Trước tiên, phải kiên nhẫn thăm dò, hiểu được nội tâm đối phương trước, sau đó mới tùy thuộc vào tình hình mà có những cách thu phục nhân tâm cho phù hợp. Có người thì thích lợi lộc, có người lại quan tâm đến tình cảm, lý tưởng.
Cần đặc biệt lưu ý rằng, muốn hiểu người, muốn nắm lấy lòng người thì phải hòa vào với người trước đã. Nếu ta cứ cao cao tự đại, hoặc giữ mình xa cách thì không những ta không hiểu người, mà người cũng nghi kị, không những không hiểu ta mà còn coi ta như một mối đe dọa.
Muốn bắt phải thả
Dục cầm cố tung (muốn bắt thì phải tha ra) là một trong 36 kế. Kế này có thể xem cách Gia Cát Lượng bắt lấy Mạnh Hoạch. Thời Tam Quốc, Mạnh Hoạch ở phía Nam nước Thục không ngừng làm phản, quấy nhiễu mãi không yên. Thừa tướng nước Thục là Gia Cát Lượng dẫn quân đi dẹp loạn, bắt được Mạnh Hoạch bảy lần, cũng thả Mạnh Hoạch bảy lần. Việc này khiến Mạnh Hoạch hoàn toàn tâm phục khẩu phục, không dám làm phản nữa. Nếu Gia Cát Lượng bắt Mạnh Hoạch rồi giết luôn, gây thù chuốc oán với những tộc người phía Nam. Sau Mạnh Hoạch còn bao nhiêu người khác, giết được một Mạnh Hoạch, nhưng liệu có giết được hết người phía Nam, càng giết chóc thì oán thù càng nặng, quốc lực càng suy yếu. Cho nến mới nói, muốn bắt được người, thì phải thả người ra.
Nếu muốn người khác nghe lời mình, trước tiên mình cần phải im lặng nghe họ giãy bày trước. Muốn người ta giúp sức mình, thì trước tiên phải cho họ thấy được lợi ích khi theo mình. Muốn bắt được, trước tiên phải thả ra.
Xác định chiến lược, dự định kế hoạch
Những người thất bại trong thời Chiến Quốc có một đặc điểm chung, đó chính là thiếu những chiến lược, kế hoạch lâu dài. Việc dùng người lại càng phải có kế hoạch và chiến lược rõ ràng. Không có chiến lược, kế hoạch, không những ta không biết phải xếp ai vào vị trí nào mà ta và những người dưới quyền cũng không biết phải làm gì cho phải.
Khi chiêu mô nhân tài cũng không thể không có chiến lược, kế hoạch cụ thể. Trước tiên ta phải biết ta đang cần người giỏi ở lĩnh vực gì? Tiếp đó, trong quá trình trò chuyện, trao đổi với người đó, mỗi lời nói ra đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng và được đặt trong một bối cảnh chung. Không thừa, không thiếu, không sai một lời. Có như vậy, mới có thể thu phục nhân tâm mà không có sai sót.
Nguồn: mangthuvien.net
3 bài học của cổ nhân nghìn đời sau vẫn còn nguyên giá trị
1995
Tin chọn lọc khác