Trái đất đang nóng lên bao nhiêu độ?
Kể từ năm 1880, nhiệt độ trái đất đang bị tăng lên rất nhanh khoảng 0.9 độ C kể cả nhiệt độ bề mặt đại dương. Con số 0.9 độ C nghe có vẻ thấp và không đáng kể nhưng đó lại làm cho nhiệt độ trái đất ấm lên rất nhiều xét theo độ ấm của những hành tinh thì tăng lên 0.9 độ C như thế thì thật sự rất là cao.
Sự ấm lên được cảm nhận rất rõ ở các vùng đất liền, Bắc Cực và Nam Cực. Thật đáng lo ngại khi ở Nam Cực và Bắc Cực đang ngày một nóng lên. Chúng ta sẽ không thể tưởng tượng được mức độ khủng khiếp khi băng ở 2 cực đó ta ra hết. Thật là một viễn cảnh không dám nghĩ tới.
Băng tan – hậu quả của việc trái đất nóng dần lên
Băng tan cũng đồng nghĩa với việc mực nước biển tăng lên xóa sổ hết các thành phố ven biển. Một phần nóng lên của Trái Đất là do mức nhiệt tích tụ lại do lượng phát thải từ các hoạt động cuả con người. Lượng nhiệt tích tụ đấy tương đương với lượng nhiệt tích tụ lại trong 400000 quả bom nguyên tử nổ ra ở Hiroshima – Nhật Bản được phát ra mỗi ngày trên khắp hành tinh chúng ta.
Vậy nguyên nhân chính dẫn đến sự nóng lên nhanh chóng như thế này là do đâu ?
Các nhà khoa học đã nghiên cứ và cho rằng Trái Đất của chúng ta bắt dầu nóng lên kể từ năm 1950 bắt đầu từ những năm công nghiệp phát triển rầm rộ. Công nghiệp ra đời đồng nghĩa với hàng trăm nhà máy, xí nghiệp và mọc lên hàng ngàn, hàng vạn những tòa nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất. Nó sẽ không còn tăng theo một quy luật nào nữa mà sẽ gây ra nhiều đột biến dẫn đến nhiều tai họa khó lường cho con người.
Các nhà khoa học tin rằng nhiệt độ Trái Đất có thể tăng quá 4.5 độ C và mức độ nhiệt này thật là khủng khiếp, nó sẽ làm biến đổi hành tinh của chúng ta và làm giảm khả năng hỗ trợ của Trái Đất cho hàng triệu người.
Có thể xảy ra bao nhiêu tai họa?
Tai họa đây sẽ chính là hai từ nghe khủng khiếp rùng rợn nhưng nó đang dần tiến đến chúng ta. Hai từ này đang ngày càng trở lên gần gũi chỉ sau thiên tai là sẽ đến tai họa. Thiên tai bây giờ thì không thể kể hết được nó ngày càng tăng lên theo từng năm và mức độ hủy diệt thì ngày càng khủng khiếp, thường thì chúng ta sẽ không nghĩ đến một ngày thảm họa dành cho trái đất nó sẽ như thế nào nhưng khi đã trải qua nhiều thiên tai như vậy có lẽ mỗi người đã tưởng tượng được mức độ hủy diệt nó như thế nào rồi. Như vậy thế hệ càng về sau sẽ chịu nhiều hậu quả từ biến đổi khí hậu.
Những rủi ro mà chúng ta nhìn thấy và cảm nhận rõ nhất đó là ngày càng có nhiều thiên tai như bão, lũ sóng thần, tuyết,… và số lần xuất hiện thì khó mà tính toán trước được. Sẽ thấy sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt khi mưa thì mưa rất nhiều lượng mưa lớn nhưng khi nắng thì nắng nóng lại kéo dài nền nhiệt độ trung bình tăng lên nhiều so với cùng kì những năm trước đó. Lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Ví dụ như đợt lũ lịch sử ở miền Trung Việt Nam nhấn chìm gần hết 3 tỉnh khiến cho người dân lâm vào cảnh khốn khó.
Những thành phố thấp hơn mực nước biển thì tương lai gần sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Rủi ro cho thế giới đó chính là nạn di cư sẽ trở thành làn sóng mới hay có thể là đại tuyệt chủng lần thứ 6 của toàn sự sống trên Trái đất làm lại một thế giới mới. Băng ở 2 cực sẽ tan hết ra nhấn chìm toàn bộ sự sống trong biển nước xóa sổ toàn bộ.
Những mối nguy này có thể xảy ra trong hàng trăm năm thậm chí hàng ngàn năm nữa nhưng khoảng thời gian đấy chính là lúc con người chúng ta sửa lại tình hình giảm được sự nóng lên càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên các nhà khoa học cũng cảnh báo chúng ta vẫn có thể hững chịu thảm họa sớm hơn nếu như ngành nông nghiệp sụp đổ khiên cho xã hội rơi vào tình trạng hỗn lộn.
Nỗ lực bây giờ của mỗi chúng ta sẽ làm giảm đi mức độ khủng khiếp nhưng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro vì vũng đã quá muộn để đưa mội thừ trở về như ban đầu.
Chình vì thế thay đổi cách sống hàng ngày từ mỗi người sẽ kéo dài tuổi thọ cho Trái Đất và kéo dài thêm thời gian sống những ngày tươi đẹp cho thế hệ mai sau tất cả là vì phần con cháu chúng ta.