Làm nguội trái đất

Làm nguội trái đất
03.11.2019 1381

Trong không khí nói cười rộn rã, Nhang cùng các bạn ở trường nội trú dân tộc thiểu số Pi Năng Tắc ngồi thành vòng tròn để chơi trò chơi mới – “Hạ nhiệt trái đất”. Với nhiều em học sinh, trò chơi mang tính phối hợp này đem lại nhiều thích thú cho các em trong giờ giải lao sau các tiết học văn hóa, không những vậy, trò chơi còn giúp truyền tải những thông điệp và lời khuyên vô cùng hữu ích, đặc biệt hết sức quan trọng đối với những em học sinh của tỉnh Ninh Thuận.

Mục đích sâu xa của các trò chơi này là để nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tác động của hành động của từng cá nhân đối với tập thể tại tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, một địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua – nặng nề nhất là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 60 năm vừa qua tại tỉnh Ninh Thuận và một số địa phương khác trong năm 2015-2016.

Là một đối tác quan trọng trong công tác ứng phó khẩn cấp với tình trạng hạn hán nặng thông qua các can thiệp dinh dưỡng, vệ sinh và môi trường cho trẻ em và phụ nữ dễ bị tổn thương cùng với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan Liên Hợp Quốc, UNICEF Việt Nam đã chỉ ra sự cần thiết phải giải quyết vấn đề gốc rễ và nâng cao khả năng chống chịu thiên tai cho các cộng đồng người dân dễ bị tổn thương để có thể chống chịu được những điều kiện thời khắc nghiệt và thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra trong tương lai.

"Nếu chúng ta chặt cây thì trái đất sẽ nóng dần lên. Không khí sẽ càng ô nhiễm nặng hơn và chỉ thở thôi cũng trở nên khó khăn hơn đấy,”

13-year-old Nhang, a Raglay ethnic minority child from Ninh Thuan

Nhận thức rõ rằng một trong những can thiệp quan trọng nhất giúp trẻ em đương đầu và phòng tránh những rủi ro liên quan đến thiên tai chính là trang bị cho các em những kỹ năng sống sót, UNICEF xác định rõ giáo dục biến đổi khí hậu là một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề bất bình đẳng và nâng cao khả năng chống chịu và đương đầu với những thảm họa thiên nhiên và môi trường có thể xảy ra trong tương lai.

Vui chơi là một nhu cầu căn bản, quan trọng và tự nhiên của trẻ em. Với quan điểm này, UNICEF đã hợp đồng với một doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam để xây dựng và sản xuất hai trò chơi dạng bảng mang tính chất giáo dục cho trẻ em tiểu học và trung học cơ sở về biến đổi khí hậu, quá đó khuyến khích thói quen vệ sinh.

“Hạ nhiệt trái đất” tập trung vào biến đổi khí hậu. “Ăn-Ị-Rửa” giúp trẻ em có ý thức rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo sức khỏe mỗi ngày, đặc biệt là trong những tình trạng khẩn cấp, câu thần chú “Rửa – rồi – ăn”, “Ị - rồi – rửa” được nhắc đi nhắc lại bởi các em học sinh như Sơn, 11 tuổi, trường Tiểu học Vĩnh Hy: “Bây giờ chúng em đã biết phải rửa tay trước khi ăn, thậm chí là sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.”

Điều này hết sức quan trọng và có ý nghĩa vì Ninh Thuận là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy dinh dưỡng và bệnh truyền nhiễm do hậu quả của nạn hạn hán kéo dài, có thể hơn 18 tháng.

Đối với nhiều em học sinh nữ và nam của trường tiểu học Vĩnh Hy, chơi các trò chơi giáo dục là thời gian rất vui vẻ ở trường theo phương pháp học tập có sự tham gia, đây cũng là lúc giải lao sau những giờ học văn hóa.

Những trò chơi sáng tạo này được thiết kế để mang lại sự vui vẻ và lôi cuốn người chơi, kèm theo những thông điệp được viết một cách thân thiện, dễ hiểu cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, có tính đến các rào cản về giới, dân tộc và ngôn ngữ. Nội dung của hai trò chơi này được điều chỉnh sau một đánh giá nhanh về một số trò chơi dạng bảng có sẵn vào tháng 1 năm 2017 nhằm củng cố kiến thức và năng lực cho hơn 200 học sinh từ 6-11 tuổi ở bốn trường tiểu học của hai tỉnh bị ảnh hưởng bởi tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán.

Sau đợt thí điểm vào tháng tư, UNICEF đã phân phối các trò chơi này tới 109 trường tiểu học và trung học cơ sở của 6 tỉnh vào tháng 6 năm 2017, tiếp cận được tới 50.000 học sinh. Do ngân sách hạn chế, mỗi trường nhận được ba bộ trò chơi “Hạ nhiệt trái đất” và ba bộ “Ăn - Ị- Rửa”.

Hai trò chơi ngay lập tức được các em học sinh đón nhận và yêu thích.

“Em đã biết chơi trò chơi “Hạ nhiệt trái đất”, em dạy cho bạn em cách chơi trò chơi này. Chúng em rất thích,” chia sẻ của Thủy, học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phước Tiến A.

Trò chơi khuyến khích vừa chơi vừa học và tư duy sáng tạo vì phương pháp dạy học ở các trường học ở Việt Nam diễn ra khá một chiều, và từ trên xuống.

“Các em học sinh thường xin cô giáo cho thêm thời gian để chơi trò chơi này – các em rất thích thú,” chia sẻ của cô Nguyễn Thị Tố Như, quản thư trong thư viện trường Tiểu học Phước Tiến A.

Các em học sinh chụp ảnh tập thể với một mục tiêu chung là nâng cao hiểu biết và kiến thức về biến đổi khí hậu và duy trì ý thức và thói quen vệ sinh sạch sẽ an toàn, các em học sinh nữ và nam ở trường tiểu học Vĩnh Hy sẽ có hành trang tốt hơn để ứng phó với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra trong tương lai.

Phương thức tiếp cận đổi mới sáng tạo của UNICEF được các trường học, giáo viên và học sinh hưởng ứng. Các báo cáo cho thấy kiến thức của trẻ em được tăng cường, trẻ tò mò muốn tìm hiểu nhiều hơn về biến đổi khí hậu và duy trì ý thức và thói quen rửa tay xà phòng và những thói quen vệ sinh nói chung. UNICEF được mời tham gia và giới thiệu về trò chơi này tại Hội nghị Quốc tế Truyền thông thay đổi hành vi xã hội và Học mà Chơi Chơi mà Học năm 2018 tại Indonesia từ ngày 16-20 tháng 4 năm 2018.

Để duy trì và nhân rộng các trò chơi mang tính giáo dục này, UNICEF sẽ vận động chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa trò chơi này vào chương trình ngoại khóa trong các trường học ở Việt Nam.

“Các trò chơi dạng bảng này nhấn mạnh khả năng của UNICEF trong việc phát triển các dự án đổi mới, sáng tạo cho trẻ em và người chưa thành niên thông qua các phương pháp truyền thông đa dạng nhằm khuyến khích sự tham gia và tự tìm tòi học hỏi ở trẻ em. Hỗ trợ ngân sách từ các nhà tài trợ và khu vực tư nhân là thiết yếu để có thể đạt được những mục tiêu này; hỗ trợ sản xuất những bộ trò chơi với số lượng lớn cũng như sáng tạo những trò chơi mới về các chủ đề phát triển,” Ông Chu Hữu Tráng, Cán bộ Truyền thông Phát triển của UNICEF cho biết.

Qua những trò chơi này, UNICEF Việt Nam tin rằng trẻ em đóng vai trò quan trọng cho tương lai của đất nước. Trẻ em chính là người thay đổi công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai và nâng cao sức chống chịu của Việt Nam ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Với trò chơi “Hạ nhiệt trái đất”, các em học sinh nữ Trường Nội trú Pinang Tắc giờ đây đã có nhận thức tốt hơn và mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về biến đổi khí hậu và tác động đối với cộng đồng.

Thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu đã khiến tỉnh Ninh Thuận mãi nằm trong cái vòng luẩn quẩn với nhiều khó khăn về kinh tế và y tế, UNICEF đã có những thay đổi mang tính chiến lược trong ứng phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu cũng như thực hiện công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tại tỉnh Ninh Thuận. Chương trình mới này được triển khai từ năm 2017 đang chứng tỏ hiệu quả trong việc phát hiện, đánh giá và giảm thiểu nguy cơ tử vong, các vấn đề sức khỏe, mất kế sinh nhai, mất tài sản và các dịch vụ. Cụ thể, chương trình này có mục tiêu giảm thiểu tác động của thiên tai như lũ lụt, bão, hạn hán – đối với các gia đình dễ bị tổn thương, phụ nữ và trẻ em. Thông qua việc hỗ trợ chính phủ thực hiện các hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm như một chiến lược phát triển bền vững dài hạn để ứng phó với biến đổi khí hậu, UNICEF sẽ đảm bảo rằng các cộng đồng, gia đình và trẻ em được hỗ trợ và nâng cao khả năng chống chịu với mức độ nghiêm trọng, tần suất và hậu quả ngày càng phức tạp của thiên tai.

Đây là những hoạt động hết sức quan trọng vì Việt Nam là quốc gia đứng thứ sáu trên thế giới về mức độ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Dự báo của Chính phủ Việt Nam cho thấy nhiệt độ có xu hướng tăng lên khoảng 1-2 độ C đến năm 2050, có thể sẽ gây ra hạn hán với mức độ nghiêm trọng và cường độ lớn hơn, lượng mưa lớn hơn khiến cho các tỉnh thành duyên hải sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng lên khoảng một mét. Nước biển dâng có thể tác động đến những vùng thấp nơi chưa có những giải pháp thích ứng với thiên tai, khiến cho hơn nửa khu vực đồng bằng Sông Cửu Long – khu vực có năng suất nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp lớn nhất cả nước – rơi vào hoàn cảnh có nguy cơ. Các tác động lớn bao gồm giảm thu nhập, giảm sản lượng nông sản, tài nguyên thiên niên bị khai thác cạn kiệt, tài sản và cơ sở vật chất bị hủy hoại hoặc mất mát, không di chuyển nên không có việc làm hoặc không tiếp cận được với dịch vụ, bệnh tật tăng lên khiến cho năng suất lao động của người dân sụt giảm.

Với những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu chúng ta đã chứng kiến ở Ninh Thuận và nhiều nơi khác ở Việt Nam, chính trẻ em như Nhang và thế hệ tương lai cần phải hành động để đảo ngược tình thế này.

“Chúng ta cần bảo vệ cây, phòng chống phá rừng, và giảm ô nhiễm không khí. Chúng ta cần phải hành động,” Nhang chia sẻ.

Nguồn: Tham khảo

Tin chọn lọc khác
Biến đổi khí hậu là gì ? Những nguyên nhân và hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu !
13.04.2020 1743
Trong những năm gần đây, cụm từ " biến đổi khí hậu" được quan tâm rất nhiều. Nó không chỉ đang gây tác động xấu đến đời sống của con người ở hiện tại mà còn đe dọa đến môi trường sống trong tương lại. Vậy, biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân và có những hiện tượng chủ yếu nào?
Đổi mới trong tư duy và nhận thức về biến đổi khí hậu
13.04.2020 1300
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Cục Biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Cục Biến đổi khí hậu cần có sự đổi mới trong tư duy và nhận thức về biến đổi khí hậu để đáp ứng sự thay đổi chung của thế giới.
Trái đất sẽ ra sao khi ngày càng nóng lên
13.04.2020 1294
Khi trái đất nóng dần lên thì kéo theo thảm kịch vô cùng lớn đó chính là sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm hay hạn hán kéo theo giá lương thực tăng cao là những vấn đề ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, đang có tác động lớn trên quy mô toàn cầu.
Những tác động nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu trên Thế giới
13.04.2020 1155
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan tiết hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người
Ðồng bộ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
13.04.2020 1152
Đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu tăng cao như hiện nay, các biện pháp đồng bộ giải quyết vấn đề đã được đưa ra và cam kết thi hành hiệu quả
Cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu - Thách thức và cơ hội với ngành Công Thương
13.04.2020 1104
Trong khoảng chục năm trở lại đây, gần như tất cả các Chương trình thời sự chính luận đều xuất hiện cụm từ “ứng phó với biến đổi khí hậu”, cụm từ này nằm trong hầu hết các chương trình hợp tác song phương, đa phương, khu vực cũng như toàn cầu và trực tiếp nhất là trong các công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ hàng ngày tới tất cả các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước. Như vậy có thể thấy, câu chuyện về ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm hai hành động thích ứng và giảm nhẹ đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, trong bài viết này sẽ chia sẻ thêm một số phân tích về các cam kết quốc tế về giảm nhẹ biến đổi khí hậu và bản chất tác động đến thế giới cũng như Việt Nam.
6 nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
13.04.2020 1168
(ĐCSVN) – Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai sẽ giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH tại Việt Nam.
Đông Nam Á – khu vực bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu
13.04.2020 1098
(ĐCSVN) – Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35 ở Bangkok (Thái Lan), ngày 3/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nêu rõ: Tình trạng khẩn cấp khí hậu là vấn đề quan trọng nhất của thời đại chúng ta.
Tình hình Biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại
13.04.2020 1140
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi.
2020 có khả năng là một trong những năm nóng nhất lịch sử
13.04.2020 1147
Chuyên gia khí tượng nhận định năm 2020 có khả năng là một trong những năm nóng nhất lịch sử. Nếu dự báo là chính xác, thế giới sẽ đến gần hơn với bờ vực của sự cố khí hậu vào năm 2020.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Những vấn đề lớn cần giải quyết
12.04.2020 1099
Biến đổi khí hậu dường như không còn xa lại đối với mọi người dân Việt Nam, và trong nhiều trường hợp nó được vận dụng hoặc vô thức hoặc có chủ ý vào việc giải thích những gì đã, đang và sẽ xảy ra đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Nhưng trên thực tế, biến đổi khí hậu diễn ra ở Việt Nam như thế nào và chúng ta có thể ứng phó gì trước những hệ lụy mà nó gây ra?
Sức mạnh 'hủy diệt' của than đá và dầu mỏ đến tương lai của chúng ta
25.02.2020 2738
Khi sức mạnh của than đá, dầu mỏ được kích hoạt ồ ạt, ai có thể biết rằng bằng cách đốt cháy quá khứ, chúng ta sẽ phải đối mặt với bất ổn khủng khiếp nhường nào trong tương lai? Nóng lên toàn cầu là việc Mặt Trời chiếu không thương tiếc một luồng sáng hủy diệt vào lịch sử. Nếu chúng ta chờ đợi một thời gian nữa và sau đó phá hủy nền kinh tế hóa thạch trong một cú đánh khổng lồ, ấm lên toàn cầu vẫn sẽ gieo rắc bóng tối cho tương lai.
Đại dương đang bị đốt nóng bằng lượng nhiệt của 5 quả bom nguyên tử mỗi giây
09.02.2020 1729
Bước sang thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21, chưa bao giờ vấn đề biến đổi khí hậu - nóng lên toàn cầu lại trở thành bài toán nhức nhối cho toàn nhân loại đến thế, bởi ảnh hưởng và tác động của nó không loại trừ bất cứ một khu vực nào trên thế giới. Với mỗi giây, đại dương trên toàn thế giới bị đốt nóng bởi lượng nhiệt tương đương 5 quả bom nguyên tử Little Boy.
Úc trải qua trận cháy rừng 'đại thảm họa' với nửa tỉ sinh vật bị thiêu cháy
14.01.2020 1592
Từng thị trấn bị san phẳng khi lửa tràn qua bụi rậm, tiến đến cao tốc, vươn cả lên các đỉnh núi cao. Tại New South Wales - một trong những bang đông dân nhất Australia, người dân hoảng loạn chạy trốn trên những con đường tắc nghẽn vì xe cộ không thể di chuyển. Cháy rừng diễn ra dày đặc, lửa ngùn ngụt bốc lên mà không có dấu hiệu chấm dứt, còn nhà chức trách thì liên tục kêu gọi người dân đi sơ tán kèm lời cảnh báo khẩn cấp trên toàn quốc.
Hiểm họa khôn lường và nỗi sợ của nhà khoa học về vùng chết trên đại dương.
17.12.2019 1639
Được ví như một bệnh dịch đại dương, các vùng chết này đã tăng cả quy mô lẫn số lượng trong những năm gần đây. Điều này gây ra những lo ngại cho các nhà khoa học khi vấn đề này chưa tìm được hướng giải quyết.
Những tác nhân tự nhiên gây ra biến đổi khí hậu
16.12.2019 1777
Các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Tuy nhiên, những tác động này cũng đẩy nhanh quá trình của biến đổi khí hậu và mang lại những hậu quả nặng nề
Nguyên nhân và hiện tượng biến đổi khí hậu phổ biến đáng lo ngại
16.12.2019 1564
Biến đổi khí hậu đang gây tác động xấu đến đời sống của con người ở hiện tại và đe dọa đến môi trường sống trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và có những hiện tượng chủ yếu.
Biến đổi khí hậu – những tác hại mà môi trường phải gánh chịu
16.12.2019 1497
Biển đổi khí hậu là sự thay đổi những yếu tố gốc ở một trong 2 môi trường quan trọng hoặc vật lý hoặc là sinh học, những biến đổi này mang tính tiêu cực và có những tác động xấu khó có thể phục hồi đến đời sống tự nhiên cũng như sinh hoạt chung của hệ động vật sinh thái và con người.
Cháy rừng có thể thiêu chết 350 con koala
01.11.2019 1265
AUSTRALIA - Hàng nghìn ha rừng, trong đó có nơi tập trung số lượng lớn koala, bị phá hủy trong vụ cháy kéo dài nhiều ngày.
Làm nguội trái đất
03.11.2019 1382
“Nếu chúng ta chặt cây thì trái đất sẽ nóng dần lên. Không khí sẽ càng ô nhiễm nặng hơn và chỉ thở thôi cũng trở nên khó khăn hơn đấy,” cậu bé Nhang, 13 tuổi, người dân tộc Raglay, reo lên khi chơi trò “Hạ nhiệt trái đất” với các bạn cùng lớp. Một bạn khác vội nói chen vào: “Trò này vui quá hay quá, tớ chỉ muốn chơi trò chơi này mãi”. Trong không khí nói cười rộn rã, Nhang cùng các bạn ở trường nội trú dân tộc thiểu số Pi Năng Tắc ngồi thành vòng tròn để chơi trò chơi mới – “Hạ nhiệt trái đất”. Với nhiều em học sinh, trò chơi mang tính phối hợp này đem lại nhiều thích thú cho các em trong giờ giải lao sau các tiết học văn hóa, không những vậy, trò chơi còn giúp truyền tải những thông điệp và lời khuyên vô cùng hữu ích, đặc biệt hết sức quan trọng đối với những em học sinh của tỉnh Ninh Thuận.
Biến đổi khí hậu – Nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn
03.11.2019 1294
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra ra sao? Trong những năm gần đây, theo chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường nhắc đến sự thay đổi thời tiết. Sự biến đổi này có thể là thay đổi thời tiết quanh một mức trung bình. Hoặc sự biến đổi này có thể là sự thay đổi thời tiết bình quân. Các hiện tượng này gọi chung là sự nóng lên toàn cầu. Còn theo Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi thành phần khí quyển của Trái Đất. Biến đổi khí hậu là sự biến thiên tự nhiên của khí hậu.
Thiên thể rơi xuống Trái Đất, tiêu diệt hổ răng kiếm 13.000 năm trước
03.11.2019 1257
Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng cho thấy 13.000 năm trước, một thiên thể rơi xuống Trái Đất và tiêu diệt các loài thú kỷ băng hà như voi mamoth và hổ răng kiếm.
Rác vũ trụ đang bao vây Trái Đất
03.11.2019 1397
Không gian bên ngoài Trái Đất không còn nhiều, và rác thải vũ trụ là một phần nguyên nhân.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất