2020 có khả năng là một trong những năm nóng nhất lịch sử
13.04.2020
1362
Xu hướng mức tăng nhiệt độ trong những năm gần đây
Năm 2020 có khả năng là một trong những năm kỷ lục của nắng nóng, với dự báo nhiệt độ toàn cầu cao hơn 1,1 độ C so với mức trung bình trước công nghiệp, theo ước tính từ MET (Văn phòng khí tượng của Anh).
Dự báo được dựa trên các quan sát về xu hướng những năm gần đây, một loạt các năm có mức tăng nhiệt độ cao hơn 1 độ C so với mức trước công nghiệp và mang theo những tác động mà các nhà khí tượng học gọi là dấu tay rõ ràng. Xu hướng đó có thể sẽ tiếp tục vào năm 2020.
Năm nóng nhất kể từ khi có các ghi chép về nhiệt độ năm 1850 cho đến nay là năm 2017, khi có hiệu ứng El Niño và những năm sau đó đã gần với kỷ lục.
"Các sự kiện tự nhiên, như sự nóng lên do El Niño gây ra ở Thái Bình Dương, ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu. Khi không có El Niño dự báo này đưa ra một bức tranh rõ ràng về yếu tố mạnh nhất khiến nhiệt độ tăng cao: Khí thải nhà kính.", Giáo sư Adam Scaife, người đứng đầu dự đoán tầm xa tại MET, cho biết.
Nếu dự báo là chính xác, thế giới sẽ đến gần hơn với bờ vực của sự cố khí hậu vào năm 2020. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng sự nóng lên hơn 1,5 độ C so với mức trước công nghiệp sẽ có tác động nguy hại đối với khí hậu thế giới.
Năm đầu tiên chứng kiến nhiệt độ cao hơn 1 độ C so với mức trung bình từ năm 1850 đến 1900 là năm 2015, từ đó tốc độ thay đổi nhanh chóng. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, chúng ta có thể chạm ngưỡng 1,5 độ C trong vòng hai thập kỷ.
MET đã sử dụng các phương pháp tương tự vào năm 2018 để dự báo nhiệt độ năm 2019 và các quan sát trong năm nay cho thấy nhiệt độ ước tính của MET khá sát với thực tế.
Dự báo cho năm 2020 là sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong khoảng từ 0,99 độ C đến 1,23 độ C, với mức trung bình là 1,11 độ C. Nhiệt độ tăng không đồng đều trên toàn cầu, ở Bắc cực mức nhiệt tăng nhanh hơn nhiều so với mức trung bình.
Khi chúng ta gần đến hạn chót năm 2020
Biến đổi khí hậu đang ở đây và những gì nó hiện hữu là: Lũ lụt thường xuyên hơn, cháy rừng, hạn hán kéo dài và tốn kém diễn ra ở bất kỳ đâu. Chúng ta càng hành động sớm, chúng ta càng có cơ hội tốt hơn trong việc ngăn chặn các tác động mạnh mẽ nhất của nóng lên toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng.
Các nhà khoa học giỏi nhất thế giới nói rằng để hoàn tác các kịch bản cực đoan nhất của biến đổi khí hậu thì năm 2020 phải là năm để phối hợp hành động toàn diện.
Tin tốt là động lực toàn cầu xung quanh biến đổi khí hậu đang xây dựng theo hướng tăng trưởng. 6/10 người Mỹ hiện đã nhận thức được tình hình đáng lo ngại về biến đổi khí hậu, một con số đã tăng hơn gấp đôi trong năm năm qua.
Hàng trăm ngàn người từ mọi tầng lớp, bao gồm học sinh, giáo viên, cộng đồng tín ngưỡng, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang xuống đường để yêu cầu hành động khí hậu. Và hơn 500 công ty toàn cầu đã cam kết đặt ra các mục tiêu khí hậu dựa trên các nghiên cứu khoa học mới nhất hiện nay.
Đáp lại lời kêu gọi hành động này, các chính phủ đã hợp tác để phát triển Thỏa thuận chung Paris năm 2015, đây là một bước tiến chưa từng có để giảm lượng khí thải trên toàn thế giới. Gần 200 quốc gia cam kết giảm phát thải và giữ nhiệt độ tăng dưới 2°C.
Và mặc dù các quốc gia đã tạo ra kế hoạch toàn cầu thực sự đầu tiên để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong những năm tới nhưng Thỏa thuận chung Paris sé không bao giờ có hồi kết trong tình hình hiện nay. Vẫn còn một khoảng cách giữa những gì các quốc gia cam kết thực hiện và những gì các nhà khoa học nói là cần thiết để ngăn chặn thảm họa khí hậu.
Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đặt ra các mốc quan trọng trong năm năm để nắm bắt tiến độ và tăng cường các cam kết trong năm tới. Nếu chúng ta không đưa ra các mục tiêu tích cực hơn thì việc kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C gần như không thể và các vết nứt sẽ bắt đầu xuất hiện trong nền tảng kiến trúc của Thỏa thuận chung Paris.
Khi chúng ta gần đến hạn chót năm 2020, chính phủ các quốc gia phải quyết định mức phát thải của họ có thể giảm đến mức nào. Nhưng có một mặt khác trong cuộc chiến khí hậu: Ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Argentina, Mexico và một số nước khác, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đang làm việc với các nhà lãnh đạo quốc gia để thực hiện các cam kết khí hậu.
Trong khi các tập đoàn và thành phố lớn chỉ cho các nhà lãnh đạo liên bang thấy rằng họ đang đi đúng hướng để giảm đáng kể lượng khí thải của chính họ và các nguyên thủ quốc gia có thể tự tin hơn khi cam kết các mục tiêu đầy tham vọng hơn. Đó là một cách hợp tác đang được áp dụng rộng khắp trên thế giới.
Nhưng đây là hành động lớn trên toàn thế giới về biến đổi khí hậu, vì vậy nó sẽ không dễ dàng. Một trở ngại đáng kể là chính phủ liên bang của Mỹ tiếp tục nỗ lực làm suy yếu các hoạt động bảo tồn và khí hậu, bao gồm cả thông báo rút khỏi Thỏa thuận chung Paris.
Chính phủ Mỹ đang đi ngược lại mong muốn của công dân nước này cũng như toàn thể công dân thế giới đang quan tâm đến biến đổi khí hậu. 67% người Mỹ muốn chính phủ liên bang làm nhiều hơn để giảm tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Và hơn 3.600 nhà lãnh đạo từ các thành phố, tiểu bang, bộ lạc, doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng của Mỹ vẫn đang nỗ lực để đáp ứng các cam kết về khí hậu như là một phần của phong trào "We are still in".
Với rất nhiều người đang hoạt động trong các tổ chức như WWF (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới) và các tổ chức bảo tồn khác đang cho thế giới biết: Mỹ sẽ làm một phần để giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Khi chúng ta tiến tới Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc và thời hạn 2020 đang ở ngay trước mắt, chúng ta cần giảm lượng khí thải của chính mình và yêu cầu những quốc gia khác cũng làm như vậy. Nếu điểm bùng phát xảy ra thì tất cả các nhà lãnh đạo hiểu rằng chúng ta sẽ lãnh trái đắng gì nếu không hành động.
Với sự giúp đỡ của tất cả các quốc gia, chúng ta có thể biến năm 2020 trở lại năm chúng ta lấy lại hành tinh của mình.
Tin chọn lọc khác