Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi hệ thống khí hậu gồm thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển và thạch quyển. Khí hậu bị biến đổi có thể xuất hiện trong một vùng nhất định hoặc trên toàn Trái Đất.
Trong những năm gần đây, theo chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường nhắc đến sự thay đổi thời tiết. Sự biến đổi này có thể là thay đổi thời tiết quanh một mức trung bình. Hoặc sự biến đổi này có thể là sự thay đổi thời tiết bình quân. Các hiện tượng này gọi chung là sự nóng lên toàn cầu.
Còn theo Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi thành phần khí quyển của Trái Đất. Biến đổi khí hậu là sự biến thiên tự nhiên của khí hậu. Những biến thiên này được quan sát trên một chu kỳ có thời gian dài. Định nghĩa này đồng nghĩa với sự nóng lên toàn cầu.
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Có rất nhiều nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi bức xạ khí quyển. Cụ thể như biến đổi bức xạ mặt trời, kiến tạo địa tầng, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, thay đổi nồng độ khí nhà kính. Những phản ứng khác nhau sẽ làm tăng hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu.
Thay đổi ở đại dương
Đại dương là một bộ phận của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn như EL Nino, dao động Bắc Cực, Đại Tây Dương… là những thay đổi của đại dương. Tuy nhiên những biểu hiện chỉ thể hiện khả năng dao động khí hậu chứ chưa đến mức thay đổi khí hậu. Ngược lại, những thay đổi như hoàn lưu muối nhiệt lại đóng vai trò trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương.
Thay đổi quỹ đạo
Những biến đổi về quỹ đạo Trái Đất sẽ gây ra sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên Trái Đất. Những thay đổi này thường rất nhỏ và được tính theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích. Thay đổi nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn. Nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố địa lý và mùa.
Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi trục quay, thay đổi lệch tâm và tiến động của trục Trái Đất.
Hiện tượng núi lửa
Núi lửa là hiện tượng vận chuyển vật chất từ lớp phủ và vỏ Trái lên trên bề mặt. Mạch nước phun, phun trào núi lửa, suối nước nóng là một trong những ví dụ điển hình cho quá trình giải phóng khí núi lửa hoặc các hạt bụi vào khí quyển. Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon. Theo đó, núi lửa giải phóng khí carbon trong lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất.
Khi phun trào đủ lớn, nó có thể ảnh hưởng đến khí hậu. Ví dụ sau vụ phun trào núi lửa Pinatubo năm 1991 đã khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0.5 °C. Hay như sau vụ phun trào núi Tambora năm 1815 đã khiến khu vực này không có mùa hè trong một năm. Qua đây có thể thấy, mặc dù mỗi trăm triệu năm mới chỉ xảy ra 1 vài lần nhưng nó vẫn gây nên sự ấm lên toàn cầu. Thậm chí là gây tuyệt chủng hàng loạt.
Kiến tạo địa tầng
Trải qua hàng triệu năm, sự chuyển động của địa tầng đã khiến lục địa bị “tái sắp xếp”. Địa hình bề mặt dần hình thành trên các đại dương. Điều này có thể ảnh hưởng đến khí hậu các khu vực cũng như dòng tuần hoàn khí quyển và đại dương.
Hình dạng đại dương được tạo nên bởi vị trí của các lục địa. Điều này sẽ tác động đến dòng chảy trong đại dương. Một ví dụ điển hình cho điều này có thể kể đến sự hình thành eo đất Panama cách đây 5 triệu năm. Sự hình thành này đã làm dừng sự “trộn lẫn” trực tiếo giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Ngoài ra, nó còn tác động đến dòng hải lưu Gulf Stream và làm Bắc bán cầu bị đóng băng. Còn trong kỷ Cacbon, hoạt động kiến tạo địa tầng đã khiến tích trữ một lượng lớn cacbon và tăng băng hà.
Tác động của con người đến môi trường
Các tác động của con người cũng ảnh hưởng đến khí hậu. Rất nhiều người đồng ý quan điểm: “Khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này phần lớn do con người tác động”. Vì vậy, hiện nay các tổ chức đưa ra phương án giảm tác động con người. Thứ hai, tìm cách thích nghi với những biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứ nhưng tương lai có thể xảy ra lần nữa.
Trong đó, vấn đề lượng khí CO2 tăng khi đốt nhiên liệu hoá thạch được nhiều người quan tâm. Các tác động khác như phá rừng, suy giảm tầng ozon, sử dụng đất… cũng ảnh hưởng khá lớn đến khí hậu.
Biểu hiện của biến đổi khí hậu là gì?
- Sự nóng lên toàn cầu
- Chất lượng khí quyển gây hại cho môi trường sống của con người cũng như động vật
- Mực nước biển tăng cao dẫn đến ngập úng ở vùng đất thấp.
- Sự dịch chuyển của các đới khí hậu
- Cường độ hoạt động của hoàn lưu khí quyển bị thay đổi
- Chu trình sinh địa hoá và tuần hoàn nước trong tự nhiên bị thay đổi
- Năng suất sinh học của hệ sinh thái bị thay đổi
- Thành phần của sinh quyển, thuỷ quyển, địa quyển bị thay đổi.
Hậu quả của biến đổi khí hậu
Hệ sinh thái bị phá hủy
Biến đổi khí hậu và lượng CO2 ngày càng tăng đang “thử thách” hệ sinh thái của chúng ta. Các vấn đề như không khí bị ô nhiễm, thiếu nước ngọt, nhiên liệu bị khan hiếm… không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn liên quan đến vấn đề sinh tồn.
San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm chỉ là một trong những hậu quả mà biến đổi khí hậu đem đến cho hệ sinh thái. Những thay đổi triệt để hơn có thể kể đến như hiện tượng sa mạc hoá.
Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ tăng cao khiến nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng hoặc biến mất hoàn toàn. Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1.1 – 6.4°C, đến năm 2050, có khoảng 50% loài sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Điều này xảy ra vì môi trường sống của chúng bị phá huỷ. Đất bị hoàn hoá, nước biển ấm lên, rừng không còn… Hiện đã có một số loài đã di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống phù hợp hơn. Ví dụ điển hình cho trường hợp này có thể kể đến loài cáo đỏ. Theo đó, trước đây chúng thường sinh sôi nảy nở ở Bắc Mỹ thì nay đã di cư lên vùng Bắc cực.
Con người cũng không nằm ngoài vùng bị ảnh hưởng. Nơi cư trú của chúng ta cũng bị ảnh hưởng nếu đất bị hoang hoá và nước biển dâng. Ngoài ra, nguồn lương thực, nhiên liệu của chúng ta cũng mất đi khi cây cỏ và động vật bị mất đi. Câu hỏi được đặt ra là liệu có khi nào chúng ta cũng giống cư dân trong Aquaman sinh sống dưới biển?
Chiến tranh, xung đột
Dân số tăng trong khi nước ngọt và lương thực ngày càng khan hiếm. Đất đai thì dần dần biến mất. Điều này dẫn đến các nước và vùng lãnh thổ xảy ra xung đột và chiến tranh.
Cuộc xung đột Darfur là một xung đột điển hình do biến đổi khí hậu gây ra. Cuộc xung đột xảy ra do hạn hán kéo dài tại nơi đây. Suốt 20 năm, vùng này chỉ mưa rất nhỏ, thậm chí có năm còn không mưa. Điều này khiến nhiệt độ của vùng tăng cao và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Cũng theo các chuyên gia, việc thường xuyên khan hiếm nước và mùa màng thất bát khiến các quốc gia đó bất ổn về an ninh.
Ảnh hưởng kinh tế
Những cơn bão lớn hình thành do biến đổi khí hậu khiến mùa màng thất bát, dịch bệnh hoành hành. Các quốc gia phải chi hàng tỉ đô la để cứu tế. Vì vậy, khí hậu càng khắc nghiệt, kinh tế càng thâm hụt.
Tổn thất về kinh tế còn ảnh hưởng đến đời sống. Theo đó, người dân phải mua thực phẩm với giá đắt. Giá nhiên liệu thì leo thang. Lợi nhuận từ ngành công nghiệp và du lịch giảm sút. Nhu cầu cấp thiết sử dụng thực phẩm sạch và nước sạch sau mỗi cơn bão lũ…
Dịch bệnh
Muỗi, ve, chuột… có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong điều kiện nhiệt độ tăng, lũ lụt, hạn hán… Đây là những sinh vật có thể truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hại đến sức khoẻ con người cũng như động vật.
Tổ chức WHO cũng từng thông báo rằng nhiều dịch bệnh đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới. Những vùng khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện những loại bệnh chỉ xuất hiện ở vùng nhiệt đới.
Cũng theo khảo sát, trung bình có khoảng 150 nghìn người chết do biến đổi khí hậu gây ra. Các bệnh có thể kể đến như bệnh về hô hấp, tiêu chảy, tim tái phát do nhiệt độ quá cao…
Hạn hán và những đợt nắng nóng gay gắt
Trong khi nhiều nơi lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hạn hán kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp. Hậu quả là sản lượng lương thực bị giảm sút, thậm chí là không có. Nhiều nơi đang chịu cảnh đói khát.
Các vùng như Pakistan, Ấn Độ và Châu Phi chính là những nơi đang phải hứng chịu những đợt hạn hán như vậy. Lượng mưa ở vùng này ngày càng giảm. Theo các chuyên gia, tình trạng này còn diễn ra trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, có khoảng 75-250 triệu người ở Châu Phi sẽ thiếu nước canh tác và sinh hoạt vào năm 2020. Điều này khiến sản lượng nông nghiệp tại khu vực này giảm 50% so với trước đây.
Không những vậy, những đợt nắng nóng đang diễn ra thường xuyên hơn. Hiện nay, mức độ này đang gấp 4. Trong 40 năm tới, con số này sẽ lên tới 100.
Bão lụt
Tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão là nhiệt độ nước biển đang ngày càng ấm lên. Các cơn bão cường độ mạnh ngày một nhiều hơn. Số lượng những cơn bão thế này đã tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua.
Núi băng và sông băng đang bị “teo nhỏ”
Những lãnh nguyên đã từng được phủ bởi lớp băng vĩnh cửu thì nay được thay thế bởi cây cối. Lấy một ví dụ là núi băng ở Hy Mã Lạp Sơn. Trước đây, những núi băng này chuyên cung cấp nước ngọt cho sông Hằng. Hiện nay, lượng nước này đã “co lại” khoảng 37m/năm.
Mực nước biển dâng
Nhiệt độ tăng khiến sông băng, biển băng, núi băng… bị tan chảy. Lượng nước tan chảy sẽ đổ vào biển, đại dương. Điều này khiến mực nước biển dâng cao. Không những vậy, các bờ biển đang dần dần biến mất. Không lấy ví dụ đâu xa, TP.HCM là một trong những nơi có nguy cơ bị biển lấn và bao vây.
Theo các nhà khoa học, băng ở đảo băng Greenland đã tan chảy một lượng lớn. Nếu băng tiếp tục tan, vào năm 2100, nước biển sẽ tăng thêm ít nhất 6m nữa. Với mức độ này, Indonesia và nhiều thành phố khác sẽ hoàn toàn biến mất.
Làm sao để ứng phó với biến đổi khí hậu?
- Chặn nạn phá rừng
- Khai thác nguồn năng lượng mới
- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch trong công nghiệp
- Ứng dụng công nghệ xanh trong bảo vệ Trái Đất