Sức mạnh 'hủy diệt' của than đá và dầu mỏ đến tương lai của chúng ta

Sức mạnh 'hủy diệt' của than đá và dầu mỏ đến tương lai của chúng ta
25.02.2020 2736

Sự phá hoại môi trường của con người hiện đại đang đặt ra câu hỏi cấp bách về trách nhiệm đạo đức trong thập kỷ và thế kỷ tới: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc khủng hoảng khí hậu hiện đại sẽ phạm vào quyền của những thế hệ chưa được sinh ra?

Chuyện những đứa trẻ “khóc” cho tương lai

Trước những tác động hiển nhiên của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu, giới trẻ trên toàn thế giới đã hành động.

Không riêng gì các nhà khoa học, giới trẻ trên khắp thế giới đã nhận thức được hậu quả khủng khiếp của cuộc hủy diệt sinh học đang diễn ra. Dù họ không phải là nguyên nhân chính của cuộc hủy diệt sinh học này nhưng giới trẻ và thế hệ tiếp theo lại phải gồng mình gánh chịu hệ lụy! Điều này có công bằng?

(Nhiều người trẻ đấu tranh vì môi trường tương lai)

Greta Thunberg - người trẻ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên chống biến đổi khí hậu - đã đứng lên dõng dạc phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Manhattan (Mỹ) vào ngày 23/9/2019: Cô tố cáo những người trưởng thành đã lờ đi những quy chuẩn đạo đức để kiếm cho đầy túi tham; thay vì đối mặt với sự thật mà giới khoa học đưa ra về tình trạng xấu của Trái Đất, họ tiếp tục ru ngủ công chúng bằng những câu chuyện cổ tích để theo đuổi lợi ích kinh tế.

Cũng trong ngày hôm đó, Greta Thunberg và 15 thanh niên khác đến từ những nơi như Tunisia, Quần đảo Marshall và Brazil... đã đâm đơn kiện về cuộc khủng hoảng khí hậu lên Liên Hợp Quốc.

(Greta Thunberg đại diện giới trẻ lên án các hành động phá hoại môi trường)

Công dân của các quốc gia bao gồm Anh, New Zealand, Ireland, Na Uy, Thụy Sĩ, Bỉ, Pakistan, Ukraine, Ấn Độ và Uganda đang cố gắng sử dụng hệ thống pháp lý để buộc các chính phủ đảm bảo công dân của họ có một tương lai có thể ở được, cho dù là bằng cách ngừng khoan dầu hoặc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Tại Colombia, 25 thanh thiếu niên từ 7 tuổi trở lên đã đâm đơn kiện các công ty phá rừng liên tục ở Amazon. Tại Bồ Đào Nha, 7 trẻ em nhỏ sinh sống tại huyện Leiria bị tàn phá bởi cháy rừng năm 2017 đang kiện các quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu, cáo buộc họ không thực hiện hành động cần thiết để ngăn chặn thảm họa khí hậu.

Vòng luẩn quẩn của “nợ khí hậu”

Những hành động này của giới trẻ trên toàn thế giới đặt ra cho các nhà lãnh đạo câu hỏi về trách nhiệm của nhiều thế hệ và nghĩa vụ đạo đức trong hàng thập kỷ và thế kỷ tới.

Ở một cấp độ nào đó, tất cả chúng ta đều có mối quan tâm lâu dài về việc giảm khí nhà kính, đặc biệt là những người muốn thấy thế hệ tương lai sinh sổi nảy nở. Mặc dù vậy, những người ở các nước giàu có dường như không chuẩn bị để làm bất cứ điều gì giống như sự hy sinh cần thiết cho công lý khí hậu bởi họ sẽ vẫn tiếp tục đốt than. Than vẫn là một trong những nhiên liệu chính cung cấp năng lượng cho nền kinh tế toàn cầu, với ước tính 1.600 nhà máy mới trong các công trình trên toàn thế giới.

Công dân của các nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lại phải oằn mình hứng chịu hậu quả của sự giàu có mà các nước công nghiệp đang hướng đến.

Khái niệm về "nợ khí hậu" của Nhật Bản đã xuất hiện để giải thích cho những bất bình đẳng lịch sử này. Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng Mỹ nợ các quốc gia đang phát triển hơn 4 triệu USD vì vượt quá phân bổ phát khí thải carbon.

Trong khi đó, người dân từ những nơi nghèo khó, đáp lại, có cảm thấy có quyền đốt thêm carbon để bù đắp cho việc không tiêu thụ bất cứ thứ gì gây hại quá lớn cho Trái Đất của họ không? Những sự phức tạp này và vô số những điều khác làm cho cuộc khủng hoàng khí hậu trở thành vấn đề lớn nhất đòi hỏi phải có hành động tập thể mà nhân loại từng phải đối mặt.

(Chúng ta đã học được ý nghĩa đầy đủ của việc đốt than ở Anh thế kỷ 19)

Hai trăm năm sau thực tế cuối cùng đã dạy chúng ta hiểu được ý nghĩa đầy đủ của việc đốt than ở Anh thế kỷ 19. Các biến đổi khí quyển mà chúng ta đang chứng kiến ​​là hậu quả của các hành động của con người trong nhiều thập kỷ hoặc thậm chí nhiều thế kỷ trước.

Xuyên suốt lịch sử loài người, năng lượng đã bị ràng buộc vào một địa điểm và thời điểm cụ thể; với việc phát hiện ra nhiên liệu hóa thạch, nó có thể được khai thác, vận chuyển và lưu trữ.

Than, khí đốt và dầu là sức mạnh theo nghĩa kép: Chúng là sức mạnh cơ học và sức mạnh xã hội. Than cho phép đổi mới công nghệ nhanh chóng thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp; than đá và sau đó là dầu cho phép tập trung sự giàu có và sự ảnh hưởng trong tay một số ít người kiểm soát các nguồn và chuỗi cung ứng. Nhưng hậu quả là gì? Không gian và thời gian, từ việc là những khái niệm của hiện tượng tự nhiên, vốn có của địa phương/khu vực nay đã trở thành mối nguy hiểm toàn cầu và trừu tượng.

Thiên tai khí hậu là những hệ quả của sự giàu có mà con người đang phải trả cho những hành động của mình trong quá khứ. Cả Trái Đất với những loài động-thực vật đang phải hứng chịu những con sóng thần tuyệt chủng. Còn con người, cũng không ngoại lệ. Mưa lũ, nắng nóng, hạn hán, động đất... đang được kích hoạt liên tục.

Tin chọn lọc khác
Biến đổi khí hậu là gì ? Những nguyên nhân và hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu !
13.04.2020 1740
Trong những năm gần đây, cụm từ " biến đổi khí hậu" được quan tâm rất nhiều. Nó không chỉ đang gây tác động xấu đến đời sống của con người ở hiện tại mà còn đe dọa đến môi trường sống trong tương lại. Vậy, biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân và có những hiện tượng chủ yếu nào?
Đổi mới trong tư duy và nhận thức về biến đổi khí hậu
13.04.2020 1300
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Cục Biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Cục Biến đổi khí hậu cần có sự đổi mới trong tư duy và nhận thức về biến đổi khí hậu để đáp ứng sự thay đổi chung của thế giới.
Trái đất sẽ ra sao khi ngày càng nóng lên
13.04.2020 1293
Khi trái đất nóng dần lên thì kéo theo thảm kịch vô cùng lớn đó chính là sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm hay hạn hán kéo theo giá lương thực tăng cao là những vấn đề ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, đang có tác động lớn trên quy mô toàn cầu.
Những tác động nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu trên Thế giới
13.04.2020 1153
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan tiết hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người
Ðồng bộ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
13.04.2020 1150
Đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu tăng cao như hiện nay, các biện pháp đồng bộ giải quyết vấn đề đã được đưa ra và cam kết thi hành hiệu quả
Cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu - Thách thức và cơ hội với ngành Công Thương
13.04.2020 1104
Trong khoảng chục năm trở lại đây, gần như tất cả các Chương trình thời sự chính luận đều xuất hiện cụm từ “ứng phó với biến đổi khí hậu”, cụm từ này nằm trong hầu hết các chương trình hợp tác song phương, đa phương, khu vực cũng như toàn cầu và trực tiếp nhất là trong các công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ hàng ngày tới tất cả các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước. Như vậy có thể thấy, câu chuyện về ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm hai hành động thích ứng và giảm nhẹ đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, trong bài viết này sẽ chia sẻ thêm một số phân tích về các cam kết quốc tế về giảm nhẹ biến đổi khí hậu và bản chất tác động đến thế giới cũng như Việt Nam.
6 nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
13.04.2020 1168
(ĐCSVN) – Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai sẽ giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH tại Việt Nam.
Đông Nam Á – khu vực bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu
13.04.2020 1098
(ĐCSVN) – Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35 ở Bangkok (Thái Lan), ngày 3/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nêu rõ: Tình trạng khẩn cấp khí hậu là vấn đề quan trọng nhất của thời đại chúng ta.
Tình hình Biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại
13.04.2020 1140
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi.
2020 có khả năng là một trong những năm nóng nhất lịch sử
13.04.2020 1147
Chuyên gia khí tượng nhận định năm 2020 có khả năng là một trong những năm nóng nhất lịch sử. Nếu dự báo là chính xác, thế giới sẽ đến gần hơn với bờ vực của sự cố khí hậu vào năm 2020.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Những vấn đề lớn cần giải quyết
12.04.2020 1099
Biến đổi khí hậu dường như không còn xa lại đối với mọi người dân Việt Nam, và trong nhiều trường hợp nó được vận dụng hoặc vô thức hoặc có chủ ý vào việc giải thích những gì đã, đang và sẽ xảy ra đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Nhưng trên thực tế, biến đổi khí hậu diễn ra ở Việt Nam như thế nào và chúng ta có thể ứng phó gì trước những hệ lụy mà nó gây ra?
Sức mạnh 'hủy diệt' của than đá và dầu mỏ đến tương lai của chúng ta
25.02.2020 2737
Khi sức mạnh của than đá, dầu mỏ được kích hoạt ồ ạt, ai có thể biết rằng bằng cách đốt cháy quá khứ, chúng ta sẽ phải đối mặt với bất ổn khủng khiếp nhường nào trong tương lai? Nóng lên toàn cầu là việc Mặt Trời chiếu không thương tiếc một luồng sáng hủy diệt vào lịch sử. Nếu chúng ta chờ đợi một thời gian nữa và sau đó phá hủy nền kinh tế hóa thạch trong một cú đánh khổng lồ, ấm lên toàn cầu vẫn sẽ gieo rắc bóng tối cho tương lai.
Đại dương đang bị đốt nóng bằng lượng nhiệt của 5 quả bom nguyên tử mỗi giây
09.02.2020 1728
Bước sang thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21, chưa bao giờ vấn đề biến đổi khí hậu - nóng lên toàn cầu lại trở thành bài toán nhức nhối cho toàn nhân loại đến thế, bởi ảnh hưởng và tác động của nó không loại trừ bất cứ một khu vực nào trên thế giới. Với mỗi giây, đại dương trên toàn thế giới bị đốt nóng bởi lượng nhiệt tương đương 5 quả bom nguyên tử Little Boy.
Úc trải qua trận cháy rừng 'đại thảm họa' với nửa tỉ sinh vật bị thiêu cháy
14.01.2020 1591
Từng thị trấn bị san phẳng khi lửa tràn qua bụi rậm, tiến đến cao tốc, vươn cả lên các đỉnh núi cao. Tại New South Wales - một trong những bang đông dân nhất Australia, người dân hoảng loạn chạy trốn trên những con đường tắc nghẽn vì xe cộ không thể di chuyển. Cháy rừng diễn ra dày đặc, lửa ngùn ngụt bốc lên mà không có dấu hiệu chấm dứt, còn nhà chức trách thì liên tục kêu gọi người dân đi sơ tán kèm lời cảnh báo khẩn cấp trên toàn quốc.
Hiểm họa khôn lường và nỗi sợ của nhà khoa học về vùng chết trên đại dương.
17.12.2019 1637
Được ví như một bệnh dịch đại dương, các vùng chết này đã tăng cả quy mô lẫn số lượng trong những năm gần đây. Điều này gây ra những lo ngại cho các nhà khoa học khi vấn đề này chưa tìm được hướng giải quyết.
Những tác nhân tự nhiên gây ra biến đổi khí hậu
16.12.2019 1776
Các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Tuy nhiên, những tác động này cũng đẩy nhanh quá trình của biến đổi khí hậu và mang lại những hậu quả nặng nề
Nguyên nhân và hiện tượng biến đổi khí hậu phổ biến đáng lo ngại
16.12.2019 1562
Biến đổi khí hậu đang gây tác động xấu đến đời sống của con người ở hiện tại và đe dọa đến môi trường sống trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và có những hiện tượng chủ yếu.
Biến đổi khí hậu – những tác hại mà môi trường phải gánh chịu
16.12.2019 1497
Biển đổi khí hậu là sự thay đổi những yếu tố gốc ở một trong 2 môi trường quan trọng hoặc vật lý hoặc là sinh học, những biến đổi này mang tính tiêu cực và có những tác động xấu khó có thể phục hồi đến đời sống tự nhiên cũng như sinh hoạt chung của hệ động vật sinh thái và con người.
Cháy rừng có thể thiêu chết 350 con koala
01.11.2019 1264
AUSTRALIA - Hàng nghìn ha rừng, trong đó có nơi tập trung số lượng lớn koala, bị phá hủy trong vụ cháy kéo dài nhiều ngày.
Làm nguội trái đất
03.11.2019 1381
“Nếu chúng ta chặt cây thì trái đất sẽ nóng dần lên. Không khí sẽ càng ô nhiễm nặng hơn và chỉ thở thôi cũng trở nên khó khăn hơn đấy,” cậu bé Nhang, 13 tuổi, người dân tộc Raglay, reo lên khi chơi trò “Hạ nhiệt trái đất” với các bạn cùng lớp. Một bạn khác vội nói chen vào: “Trò này vui quá hay quá, tớ chỉ muốn chơi trò chơi này mãi”. Trong không khí nói cười rộn rã, Nhang cùng các bạn ở trường nội trú dân tộc thiểu số Pi Năng Tắc ngồi thành vòng tròn để chơi trò chơi mới – “Hạ nhiệt trái đất”. Với nhiều em học sinh, trò chơi mang tính phối hợp này đem lại nhiều thích thú cho các em trong giờ giải lao sau các tiết học văn hóa, không những vậy, trò chơi còn giúp truyền tải những thông điệp và lời khuyên vô cùng hữu ích, đặc biệt hết sức quan trọng đối với những em học sinh của tỉnh Ninh Thuận.
Biến đổi khí hậu – Nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn
03.11.2019 1294
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra ra sao? Trong những năm gần đây, theo chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường nhắc đến sự thay đổi thời tiết. Sự biến đổi này có thể là thay đổi thời tiết quanh một mức trung bình. Hoặc sự biến đổi này có thể là sự thay đổi thời tiết bình quân. Các hiện tượng này gọi chung là sự nóng lên toàn cầu. Còn theo Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi thành phần khí quyển của Trái Đất. Biến đổi khí hậu là sự biến thiên tự nhiên của khí hậu.
Thiên thể rơi xuống Trái Đất, tiêu diệt hổ răng kiếm 13.000 năm trước
03.11.2019 1257
Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng cho thấy 13.000 năm trước, một thiên thể rơi xuống Trái Đất và tiêu diệt các loài thú kỷ băng hà như voi mamoth và hổ răng kiếm.
Rác vũ trụ đang bao vây Trái Đất
03.11.2019 1396
Không gian bên ngoài Trái Đất không còn nhiều, và rác thải vũ trụ là một phần nguyên nhân.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất