Thiên thể rơi xuống Trái Đất, tiêu diệt hổ răng kiếm 13.000 năm trước

Thiên thể rơi xuống Trái Đất, tiêu diệt hổ răng kiếm 13.000 năm trước
1252

Theo CNN, 13.000 năm trước 35 loài thú khổng lồ gồm voi mamoth, voi răng mấu, hổ răng kiếm và lười mặt đất đồng loạt tuyệt chủng. Năm 2007, một số nhà khoa học đưa ra lý thuyết rằng một thiên thể rơi xuống Trái Đất khiến nhiệt độ hành tinh giảm mạnh và dẫn tới tình trạng tuyệt chủng.

Ở thời điểm đó, dân số loài người cũng sụt giảm nghiêm trọng. Vụ va chạm gây ra những đám cháy rừng khổng lồ, tạo ra lượng khói che khuất Mặt trời và dẫn tới một mùa đông kéo dài trong khoảng 1.400 năm.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học South Carolina mới đây phát hiện thấy bằng chứng của vụ va chạm. Đó là lượng platinum lớn trong trầm tích ở châu Âu, Tây Á, Chile, Nam Phi và Bắc Mỹ. Platinum là kim loại có mặt trong các thiên thể như tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch.

Voi mamoth, voi răng mấu, hổ răng kiếm và lười mặt đất đồng loạt tuyệt chủng khoảng 13.000 năm về trước. Ảnh: New Scientist.

“Chúng tôi tìm thấy nhiều bằng chứng và mở rộng khu vực nghiên cứu. Trong vài năm qua cũng có nhiều khảo sát cho thấy một vụ va chạm đã dẫn tới hiện tượng thay đổi khí hậu 13.000 năm trước”, CNN dẫn lời nhà địa chất học Christopher Moore thuộc Đại học South Carolina.

Lượng platinum có mặt trong trầm tích ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy vụ va chạm gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Nhóm nghiên cứu xác định thiên thể trên đã rơi xuống khu vực Greenland, tạo ra một hố sâu khổng lồ và sẽ tiến hành xác định niên đại của hố sâu này.

Lý thuyết trên có tên gọi Younger Dryas Impact, lấy tên của loài hoa dại Dryas octopetala. Loài hoa này mọc ở châu Âu từ 12.800 năm trước và có thể chống chọi được thời tiết giá lạnh.

Nguồn: Tham khảo

Tin chọn lọc khác
Biến đổi khí hậu là gì ? Những nguyên nhân và hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu !
13.04.2020 1730
Trong những năm gần đây, cụm từ " biến đổi khí hậu" được quan tâm rất nhiều. Nó không chỉ đang gây tác động xấu đến đời sống của con người ở hiện tại mà còn đe dọa đến môi trường sống trong tương lại. Vậy, biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân và có những hiện tượng chủ yếu nào?
Đổi mới trong tư duy và nhận thức về biến đổi khí hậu
13.04.2020 1295
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Cục Biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Cục Biến đổi khí hậu cần có sự đổi mới trong tư duy và nhận thức về biến đổi khí hậu để đáp ứng sự thay đổi chung của thế giới.
Trái đất sẽ ra sao khi ngày càng nóng lên
13.04.2020 1287
Khi trái đất nóng dần lên thì kéo theo thảm kịch vô cùng lớn đó chính là sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm hay hạn hán kéo theo giá lương thực tăng cao là những vấn đề ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, đang có tác động lớn trên quy mô toàn cầu.
Những tác động nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu trên Thế giới
13.04.2020 1148
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan tiết hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người
Ðồng bộ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
13.04.2020 1143
Đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu tăng cao như hiện nay, các biện pháp đồng bộ giải quyết vấn đề đã được đưa ra và cam kết thi hành hiệu quả
Cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu - Thách thức và cơ hội với ngành Công Thương
13.04.2020 1096
Trong khoảng chục năm trở lại đây, gần như tất cả các Chương trình thời sự chính luận đều xuất hiện cụm từ “ứng phó với biến đổi khí hậu”, cụm từ này nằm trong hầu hết các chương trình hợp tác song phương, đa phương, khu vực cũng như toàn cầu và trực tiếp nhất là trong các công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ hàng ngày tới tất cả các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước. Như vậy có thể thấy, câu chuyện về ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm hai hành động thích ứng và giảm nhẹ đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, trong bài viết này sẽ chia sẻ thêm một số phân tích về các cam kết quốc tế về giảm nhẹ biến đổi khí hậu và bản chất tác động đến thế giới cũng như Việt Nam.
6 nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
13.04.2020 1161
(ĐCSVN) – Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai sẽ giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH tại Việt Nam.
Đông Nam Á – khu vực bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu
13.04.2020 1093
(ĐCSVN) – Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35 ở Bangkok (Thái Lan), ngày 3/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nêu rõ: Tình trạng khẩn cấp khí hậu là vấn đề quan trọng nhất của thời đại chúng ta.
Tình hình Biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại
13.04.2020 1134
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi.
2020 có khả năng là một trong những năm nóng nhất lịch sử
13.04.2020 1141
Chuyên gia khí tượng nhận định năm 2020 có khả năng là một trong những năm nóng nhất lịch sử. Nếu dự báo là chính xác, thế giới sẽ đến gần hơn với bờ vực của sự cố khí hậu vào năm 2020.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Những vấn đề lớn cần giải quyết
12.04.2020 1089
Biến đổi khí hậu dường như không còn xa lại đối với mọi người dân Việt Nam, và trong nhiều trường hợp nó được vận dụng hoặc vô thức hoặc có chủ ý vào việc giải thích những gì đã, đang và sẽ xảy ra đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Nhưng trên thực tế, biến đổi khí hậu diễn ra ở Việt Nam như thế nào và chúng ta có thể ứng phó gì trước những hệ lụy mà nó gây ra?
Sức mạnh 'hủy diệt' của than đá và dầu mỏ đến tương lai của chúng ta
25.02.2020 2728
Khi sức mạnh của than đá, dầu mỏ được kích hoạt ồ ạt, ai có thể biết rằng bằng cách đốt cháy quá khứ, chúng ta sẽ phải đối mặt với bất ổn khủng khiếp nhường nào trong tương lai? Nóng lên toàn cầu là việc Mặt Trời chiếu không thương tiếc một luồng sáng hủy diệt vào lịch sử. Nếu chúng ta chờ đợi một thời gian nữa và sau đó phá hủy nền kinh tế hóa thạch trong một cú đánh khổng lồ, ấm lên toàn cầu vẫn sẽ gieo rắc bóng tối cho tương lai.
Đại dương đang bị đốt nóng bằng lượng nhiệt của 5 quả bom nguyên tử mỗi giây
09.02.2020 1722
Bước sang thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21, chưa bao giờ vấn đề biến đổi khí hậu - nóng lên toàn cầu lại trở thành bài toán nhức nhối cho toàn nhân loại đến thế, bởi ảnh hưởng và tác động của nó không loại trừ bất cứ một khu vực nào trên thế giới. Với mỗi giây, đại dương trên toàn thế giới bị đốt nóng bởi lượng nhiệt tương đương 5 quả bom nguyên tử Little Boy.
Úc trải qua trận cháy rừng 'đại thảm họa' với nửa tỉ sinh vật bị thiêu cháy
14.01.2020 1585
Từng thị trấn bị san phẳng khi lửa tràn qua bụi rậm, tiến đến cao tốc, vươn cả lên các đỉnh núi cao. Tại New South Wales - một trong những bang đông dân nhất Australia, người dân hoảng loạn chạy trốn trên những con đường tắc nghẽn vì xe cộ không thể di chuyển. Cháy rừng diễn ra dày đặc, lửa ngùn ngụt bốc lên mà không có dấu hiệu chấm dứt, còn nhà chức trách thì liên tục kêu gọi người dân đi sơ tán kèm lời cảnh báo khẩn cấp trên toàn quốc.
Hiểm họa khôn lường và nỗi sợ của nhà khoa học về vùng chết trên đại dương.
17.12.2019 1628
Được ví như một bệnh dịch đại dương, các vùng chết này đã tăng cả quy mô lẫn số lượng trong những năm gần đây. Điều này gây ra những lo ngại cho các nhà khoa học khi vấn đề này chưa tìm được hướng giải quyết.
Những tác nhân tự nhiên gây ra biến đổi khí hậu
16.12.2019 1770
Các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Tuy nhiên, những tác động này cũng đẩy nhanh quá trình của biến đổi khí hậu và mang lại những hậu quả nặng nề
Nguyên nhân và hiện tượng biến đổi khí hậu phổ biến đáng lo ngại
16.12.2019 1557
Biến đổi khí hậu đang gây tác động xấu đến đời sống của con người ở hiện tại và đe dọa đến môi trường sống trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và có những hiện tượng chủ yếu.
Biến đổi khí hậu – những tác hại mà môi trường phải gánh chịu
16.12.2019 1490
Biển đổi khí hậu là sự thay đổi những yếu tố gốc ở một trong 2 môi trường quan trọng hoặc vật lý hoặc là sinh học, những biến đổi này mang tính tiêu cực và có những tác động xấu khó có thể phục hồi đến đời sống tự nhiên cũng như sinh hoạt chung của hệ động vật sinh thái và con người.
Cháy rừng có thể thiêu chết 350 con koala
01.11.2019 1258
AUSTRALIA - Hàng nghìn ha rừng, trong đó có nơi tập trung số lượng lớn koala, bị phá hủy trong vụ cháy kéo dài nhiều ngày.
Làm nguội trái đất
03.11.2019 1375
“Nếu chúng ta chặt cây thì trái đất sẽ nóng dần lên. Không khí sẽ càng ô nhiễm nặng hơn và chỉ thở thôi cũng trở nên khó khăn hơn đấy,” cậu bé Nhang, 13 tuổi, người dân tộc Raglay, reo lên khi chơi trò “Hạ nhiệt trái đất” với các bạn cùng lớp. Một bạn khác vội nói chen vào: “Trò này vui quá hay quá, tớ chỉ muốn chơi trò chơi này mãi”. Trong không khí nói cười rộn rã, Nhang cùng các bạn ở trường nội trú dân tộc thiểu số Pi Năng Tắc ngồi thành vòng tròn để chơi trò chơi mới – “Hạ nhiệt trái đất”. Với nhiều em học sinh, trò chơi mang tính phối hợp này đem lại nhiều thích thú cho các em trong giờ giải lao sau các tiết học văn hóa, không những vậy, trò chơi còn giúp truyền tải những thông điệp và lời khuyên vô cùng hữu ích, đặc biệt hết sức quan trọng đối với những em học sinh của tỉnh Ninh Thuận.
Biến đổi khí hậu – Nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn
03.11.2019 1285
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra ra sao? Trong những năm gần đây, theo chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường nhắc đến sự thay đổi thời tiết. Sự biến đổi này có thể là thay đổi thời tiết quanh một mức trung bình. Hoặc sự biến đổi này có thể là sự thay đổi thời tiết bình quân. Các hiện tượng này gọi chung là sự nóng lên toàn cầu. Còn theo Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi thành phần khí quyển của Trái Đất. Biến đổi khí hậu là sự biến thiên tự nhiên của khí hậu.
Thiên thể rơi xuống Trái Đất, tiêu diệt hổ răng kiếm 13.000 năm trước
03.11.2019 1253
Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng cho thấy 13.000 năm trước, một thiên thể rơi xuống Trái Đất và tiêu diệt các loài thú kỷ băng hà như voi mamoth và hổ răng kiếm.
Rác vũ trụ đang bao vây Trái Đất
03.11.2019 1390
Không gian bên ngoài Trái Đất không còn nhiều, và rác thải vũ trụ là một phần nguyên nhân.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất