Hoàng đế Pháp Napoleon mở liên minh xâm chiếm Nga như thế nào

Hoàng đế Pháp Napoleon mở liên minh xâm chiếm Nga như thế nào
31.03.2020 2570

Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte (1769-1821) là nhân vật có tham vọng kiểm soát toàn bộ lục địa châu Âu. Sự kiểm soát này không chỉ là về mặt chính trị thông qua các chiến dịch quân sự thành công mà còn kiểm soát cả về biển và cảng biển thương mại quan trọng.

Tờ RBTH của Nga đã chỉ ra những lý do khiến Napoleon muốn xâm chiếm nước Nga trong kế hoạch của mình.

Napoleon muốn “nghiền nát” nước Nga lúc đó

Năm 1807, Hoàng đế Alexander I của Nga và Napoleon đã ký Hiệp ước Tilsit, chấm dứt Chiến tranh Liên minh thứ tư (Nga, Phổ, Saxony, Thụy Điển và Anh chống lại Đế quốc Pháp) với chiến thắng dành cho Pháp.

Theo Hiệp ước Tilsit được ký giữa Pháp và Phổ, nhà vua Phổ đã nhượng lại gần một nửa lãnh thổ trước chiến tranh của mình cho Napoleon. Trên các lãnh thổ này, Napoleon đã tạo ra Vương quốc Westphalia, Công quốc Warsaw và Thành phố tự do Danzig; các lãnh thổ nhượng lại khác đã được trao cho các quốc gia đối tác của Pháp và cho Nga.

Hiệp ước Tilsit giữa Nga và Pháp đã tạo thành liên minh hai đế chế vĩ đại chống lại Vương quốc Anh và Thụy Điển. Diễn biến này đã dẫn đến những bước phát triển mới vào năm 1809, dẫn đến Chiến tranh Liên minh thứ năm - một liên minh của Đế quốc Áo và Vương quốc Anh chống lại Pháp của Napoleon và các quốc gia đồng minh.

Phổ và Nga đã không tham gia vào cuộc chiến này, nhưng Nga sau đó vẫn trở thành mục tiêu tiếp theo nằm trong danh sách của Napoleon.

Năm 1811, Napoleon nói với Dominique Dufour de Pradt, đại sứ Pháp tại Warsaw: “Trong năm năm tới, tôi sẽ là chủ nhân của thế giới, Nga là nước còn lại, nhưng tôi sẽ nghiền nát họ. Tôi cũng sẽ là chủ nhân của biển cả, và tất nhiên thương mại phải qua tay tôi”.

Mối giao hảo giữa hai vị hoàng đế Nga-Pháp ít nhất đã trở nên lung lay kể từ sau câu nói này.

Nga không tham gia phong tỏa lục địa Anh

Theo Hiệp ước Tilsit, Nga đã tham gia phong tỏa thương mại đường biển của Anh tới lục địa. Theo đó, Anh sẽ bị cấm xuất khẩu hàng hóa sang lục địa châu Âu.

Ở thời điểm ấy, Anh chủ yếu xuất khẩu sắt và vải vóc - những nguyên liệu cơ bản cho bất kỳ quân đội nào cần súng ống và đồng phục.

Vì vậy, với việc phong tỏa nói trên, Napoleon cũng muốn tước bỏ nguồn cung cho quân đội của các nước châu Âu, bao gồm cả Nga. Ngoài ra, theo nhà sử học Nga Lubomir Beskrovnyi, do phong tỏa, xuất khẩu ngũ cốc của Nga đã giảm bốn lần.

Lệnh phong tỏa rõ ràng trái ngược với những gì Nga – một cường quốc chính trị muốn và cần - giống như các quốc gia châu Âu khác.

Năm 1810, Nga tiếp tục buôn bán với Vương quốc Anh, thậm chí còn nhiều hơn so với trước, đồng thời tăng thuế đối với hàng hóa của Pháp. Đây được coi là một hành động đối đầu với Pháp.

Hai lần Napoleon bị từ chối lời cầu hôn

Hoàng đế Pháp Napoleon không phải là người có xuất thân hoàng gia, chính vì vậy ông muốn kết hôn với những nhân vật có gốc gác hoàng tộc. Hai lần ông đã gửi lời cầu hôn đến các công chúa Nga. Bằng cách đó, ông cũng hy vọng có được ảnh hưởng chính trị ở Nga.

Năm 1808, ngay sau Hiệp ước Tilsit, Ngoại trưởng Pháp Charles-Maurice de Talleyrand đã đích thân chuyển lời cầu hôn của Napoleon cho Đại công tước Catherine Pavlovna (1788-1819), em gái của Hoàng đế Alexander I của Nga. Lời đề nghị đã bị từ chối - theo phong cách đặc trưng của hoàng đế Nga – đó là không nói gì.

Năm 1810, Napoleon cầu hôn lần nữa, lần này là Anna Pavlovna 14 tuổi (1795-1865), người sau này là Nữ hoàng Hà Lan, cũng là em gái của Hoàng đế Alexander I.

Sau khi lời đề nghị này cũng bị từ chối, Napoleon đã nhanh chóng kết hôn với Marie Louise (1791-1847), con gái của Francis I (1768-1835), Hoàng đế Áo.

Đây được coi là một động thái khá rõ ràng: Napoleon cần liên minh với Áo nếu muốn chiến tranh với Nga, vì vậy cuộc hôn nhân của ông đã làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa hai nước.

Nga liên minh với Thụy Điển

Ở thời điểm đó, Napoleon đang tập hợp một đội quân đồng minh quốc tế ở châu Âu. Chỉ có một quốc gia từ chối, đó là Thụy Điển, đứng đầu là bởi Jean-Baptiste Bernadotte (1763-1844), một cựu Thống chế của Đế quốc Pháp – người đã giành quyền lực thông qua những mưu đồ chính trị khôn ngoan của mình.

Với định hướng theo chủ quyền độc lập, Bernadotte không cảm thấy phù hợp với hệ thống của Napoleon và họ trở thành kẻ thù.

Vào tháng 1/1812, Napoleon chiếm Pomerania của Thụy Điển. Vào tháng 3, Bernadotte đã thiết lập liên minh Thụy Điển với Nga. Hoàng đế Alexander I hứa với Bernadotte sẽ giúp ông trở thành Quốc vương Na Uy (điều sau đó thực sự đã xảy ra).

Liên minh với Thụy Điển có ý nghĩa quyết định đối với Nga. Không lâu sau, vào ngày 28/5/1812, Nga ký Hiệp ước Bucharest với Đế chế Ottoman, kết thúc cuộc chiến kéo dài sáu năm.

Người Ottoman cũng cam kết rút khỏi liên minh với Pháp. Hiệp ước, được ký bởi chỉ huy Nga Mikhail Kutuzov, đã được Hoàng đế Alexander I phê chuẩn 13 ngày trước khi Napoleon xâm chiếm Nga.

Tin chọn lọc khác
Sự thật về vương triều "hoàn hảo" nhất lịch sử Morocco
03.04.2020 1860
Trong lịch sử Morocco, thời đại của Quốc vương Ismail Ibn Sharif là hoàng kim và trật tự hoàn hảo nhất. Bằng sự chuyên quyền và tàn nhẫn tột bậc, nhà vua này tạo ra một thế giới không có một ai dám phản kháng.
'Vũng bùn' khủng hoảng lớn nhất của Đế chế La Mã: Sụp đổ hay sống sót?
02.04.2020 2317
Trong thế kỷ III sau Công nguyên (SCN), Đế chế La Mã đã trải qua cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử của đế chế này, gồm sự bất ổn bên trong, nội chiến và vô số cuộc xâm lược man rợ. Tất cả đều đe dọa làm sụp đổ đế chế lớn nhất thế giới.
Tây An - nơi Tần Thủy Hoàng yên giấc nghìn thu
01.04.2020 2416
Đến nay thì Lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật toàn bộ. Đó là một trong những lăng mộ lớn nhất thế giới. Còn về lí do đặt vị trí lăng mộ thì có nhiều nguyên nhân.
Hoàng đế Pháp Napoleon mở liên minh xâm chiếm Nga như thế nào
31.03.2020 2571
Sau khi nhiều lần bị Nga làm phật ý, bao gồm cả việc cầu hôn các công chúa Nga không thành, Hoàng đế Pháp Napoleon đã quyết định xâm chiếm Nga.
Atlantis - Quốc gia văn minh bị nhấn chìm dưới nước 10.000 năm trước
30.03.2020 3044
Atlantis được đề cập đầu tiên bởi nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato hơn 2.300 năm trước. Theo Plato, quốc đảo không tưởng tồn tại khoảng 9.000 năm trước thời của ông và đã biến mất một cách bí ẩn.
Điệp viên thứ tư đánh cắp bí mật bom nguyên tử của Mỹ cho Liên Xô
12.04.2020 2379
Ba điệp viên từ lâu đã nổi tiếng vì đã đánh cắp bí mật nguyên tử của Mỹ từ năm 1940 đến 1948, chia sẻ thông tin đó với Liên Xô. Hành động của họ đã nhanh chóng giúp phát triển vũ khí hạt nhân của Liên Xô và tạo tiền đề cho Chiến tranh Lạnh. Trong nhiều thập kỷ, tên của điệp viên thứ tư này không được công chúng biết đến.
Trận chiến nổi tiếng khai sinh môn chạy Marathon ngày nay
13.02.2020 3893
Chiến thắng tại Marathon của hơn 10.000 quân Athens trước hơn 70.000 quân Ba Tư mang nhiều ý nghĩa đối với người Hy Lạp. Sau này quân Ba Tư còn nhiều lần mang những đội quân lớn mạnh hơn tiến đánh, nhưng lần nào người Hy Lạp cũng nhắc đến trận Marathon nhằm cổ vũ tinh thần và tiếp tục đánh bại quân Ba Tư.
Những cuộc chiến vĩ đại làm thay đổi cả lịch sử thế giới
16.01.2020 3420
Lịch sử nhân loại đã trải qua vô số trận chiến lớn nhỏ, mỗi cuộc chiến đều mang trong mình một ý nghĩa nhất định. Trong số đó, có những trận chiến có ý nghĩa quan trọng đối với cả thế giới chứ không riêng một bộ phận, tầng lớp hay một quốc gia nào. Hãy cùng tìm hiểu về những trận chiến này và lý do chúng lại có ý nghĩa quan trọng như vậy đối với lịch sử loài người.
Edison và hơn 10.000 lần thất bại để mang lại ánh sáng cho nhân loại
22.12.2019 4832
Từ đứa trẻ bị đuổi học vì "đần độn", Thomas Edison đã trở thành thiên tài thế kỷ nhờ được mẹ dạy dỗ và niềm đam mê khám phá của bản thân, không sợ thất bại để đạt đến thành công.
Những điều bạn chưa biết về 2 vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki
12.12.2019 3313
Chỉ với chiếc công tắc nhỏ, cách mà loài người nhìn nhận chiến tranh hạt nhân đã thay đổi hoàn toàn. Thật kỳ lạ khi mà bi kịch này đã truyền cảm hứng cho một trong những con quái vật điện ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Gần mười năm sau khi cả hai thành phố phải hứng chịu thảm kịch và sự tàn phá của các vụ đánh bom
Israel phát hiện đinh và búa sắt 1.400 năm tuổi từ thời Đông La Mã
03.11.2019 2492
Theo Cơ quan Cổ vật Israel (IAA), hiện chỉ có 20 chiếc búa cổ được ghi nhận trong kho dữ liệu cổ vật quốc gia, trong đó chỉ có 6 chiếc thời kỳ Đế quốc Đông La Mã. Ngày 30/10, Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) thông báo đã phát hiện một chiếc búa sắt cùng nhiều đinh sắt 1.400 năm tuổi, từ thời kỳ Đế quốc Đông La Mã, trong quá trình khai quật tại miền Bắc Israel. Các nhà khảo cổ và nhiều tình nguyện viên tham gia khai quật cổ vật đã phát hiện những công cụ trên tại địa điểm tọa lạc thành phố cổ Usha của người Do Thái trong các thời kỳ Đế quốc La Mã và Đông La Mã.
“San hô đá” tiết lộ sự biến mất bí ẩn của đế chế 4.200 năm tuổi
03.11.2019 2357
Một thảm họa "từ trên trời" khiến đế chế Akkadian hùng mạnh bỗng chốc bị xóa sổ, để lại những thành trì hoang phế. Một thảm họa "từ trên trời" khiến đế chế Akkadian hùng mạnh bỗng chốc bị xóa sổ, để lại những thành trì hoang phế. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chât Tsuyoshi Watanabe từ Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đã bất ngờ tìm được nguyên nhân tàn lụi của đế chế Akkadian hùng mạnh từng cai trị vùng đất nay là Đông Bắc Syria suốt thế kỷ 24-22 trước Công Nguyên.
Phát hiện lý do thực sự khiến Đế chế Khmer cổ buộc phải di dời kinh đô, để rồi làm nên một huyền thoại lịch sử
03.11.2019 2462
Không phải lúc nào Angkor cũng là thủ đô của Đế chế Khmer. Đã có thời điểm nó được dời đến một nơi khác, chỉ là nơi ấy sụp đổ quá nhanh. Đế chế Khmer cổ cho đến ngày nay vẫn được xem là một trong những đế quốc hùng mạnh trong lịch sử Đông Nam Á xưa kia. Đế chế này đã sụp đổ, nhưng từng sở hữu lãnh thổ lớn nhất Đông Nam A, diện tích trải qua cả Campuchia, Lào, Thái Lan... Biểu tượng của đế chế Khmer là kinh đô Angkor tráng lệ, một huyền thoại của Đông Nam Á.
Những sự thật thú vị về lịch sử thế giới: Từ trận chiến cấp quốc gia vì World cup tới bí ẩn mũi tượng Nhân Sư Ai Cập
03.11.2019 2344
Chắc hẳn, trong số 13 điều kỳ lạ dưới đây cũng có ít nhất vài chuyện bạn chưa từng biết về lịch sử thế giới, phải không? Còn nếu đã biết hết cả 13 điều này thì xin chúc mừng, bạn đã chính thức trở thành một cuốn từ điển sống rồi đấy!  Cho tới thời điểm các nước phương Tây bắt tay vào "khai phá văn minh" và tiến hành các công tác khảo cổ với các nền văn minh Ai Cập cổ đại, những tay trộm mộ hầu hết đã đi trước họ một bước; chỉ riêng lăng mộ của Tutankhamun là vẫn đứng vững tới hơn 3000 năm.
4 lý do giúp Thành Cát Tư Hãn "san phẳng" mọi âm mưu ám sát
03.11.2019 2419
Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ, có rất nhiều kẻ thù. Vậy, làm sao ông "hóa giải" được các âm mưu ám sát mình? Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử với việc tạo ra đế chế Mông Cổ nhờ đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới ở thế kỷ thứ 13. Ông là một nhà quân sự và một chính trị gia xuất sắc trong lịch sử. Ông cũng từng công khai rằng khát khao cả đời của mình là đánh bại kẻ thù, cướp lấy đất đai, của cải và phụ nữ.
Dấu vết văn minh tiền sử: Người da đỏ ở Mỹ kể lại về thế giới ngầm dưới lòng đất và trận chiến với những người khổng lồ
03.11.2019 2541
Những người da đỏ Choctaw vùng Mississippi kể lại về cuộc sống ngầm của tổ tiên họ dưới lòng đất và những cuộc giao chiến với người khổng lồ…Họ kể lại rằng trước kia cách đây một thời gian rất lâu, tổ tiên của họ đã sống trong một thế giới ngầm dưới lòng đất, một thế giới mà họ cho rằng đó chính là nguồn cội quê hương của họ
Chuyện ít biết về nền văn minh Maya - một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại
31.10.2019 3137
Trong sử sách, nền văn minh này đã đạt tới đỉnh cao của mọi lĩnh vực, từ kiến trúc, toán học, thiên văn học, cho đến nghệ thuật… với nhiều ghi chép đầy đủ. Tuy nhiên, sự biến mất của nó lại là một bí ẩn chưa được giải mã thấu đáo.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất