Vinh danh những tấm gương ươm mầm nhân ái

Vinh danh những tấm gương ươm mầm nhân ái
12.01.2019 1992
Vinh danh những tấm gương  ươm mầm nhân ái - Ảnh 1.

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng quà cho đại diện Bệnh viện Nhân Ái tại lễ tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” ngày 11-1 - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngày 11-1, UBND TP.HCM phối hợp cùng Ủy ban MTTQ TP tổ chức lễ tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả" lần 3-2018. Có 96 tập thể, cá nhân được tuyên dương trong dịp này.

Lớp học của chú Khánh

Thật bất ngờ khi được biết "chú Khánh" là công nhân 34 tuổi. "Chú Khánh" - Hoàng Trọng Khánh hiện là công nhân phân xưởng thuốc sát trùng Công ty liên doanh Bio- Pharmachemie, thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên.

Từ 7-8 năm nay, mỗi buổi tối, căn phòng trọ nhỏ của Khánh ở P.Phước Long B (Q.9) lại vang lên tiếng đọc bài, giảng bài.

Học trò là con em công nhân trong xóm lao động nghèo, đủ mọi lứa tuổi, có em là trẻ mồ côi. Học trò không gọi thầy, mà kêu bằng "chú Khánh" cho thân tình.

Với đồng lương công nhân ít ỏi, Khánh tiết giảm mọi chi tiêu cho bản thân, dành tiền mua bàn ghế, phấn, viết, tập vở cho bọn trẻ.

Cả ngày làm việc ở công ty, trở về phòng trọ, chỉ kịp rửa mặt mũi tay chân, đúng 17h30 anh vào dạy ca đầu.

Ca thứ hai bắt đầu từ 19h30 đến 21h. Khi học trò về hết, anh mới chuẩn bị bữa tối cho mình. Giấc ngủ đến vào lúc gần nửa đêm, để ngày mai lại bắt đầu một ngày làm việc mới.

Khánh tâm sự bản thân mình chỉ học hết lớp 12 ở tỉnh lẻ, vào Sài Gòn làm công nhân đã lâu, nhiều kiến thức phổ thông cũng không còn nhớ hết.

Để có thể ôn bài, chỉ dạy thêm cho các em ở khối cấp II, anh phải "vừa dạy vừa học": học lại trong sách, học thêm trên mạng, nghiên cứu tài liệu.

"Chương trình bây giờ cải cách nhiều quá, nhiều lúc bí, mình nói học trò cho xin số điện thoại của thầy cô dạy các em ở trường để mình trực tiếp gọi điện hỏi. Thầy cô chỉ cho mình hiểu, mình dạy lại cho các em. Chắc các thầy cô cũng thương mà hỗ trợ nhiệt tình lắm" - anh kể.

Thấy tụi nhỏ khen chú Khánh dạy dễ hiểu, lại vui vẻ thân tình, em nào chán học được anh khuyên nhủ nên dần dà ham học trở lại, bà con khu phố mừng lắm.

Phụ huynh học sinh bảo nhau gom góp giúp anh trang bị thêm cho lớp học được sạch sẽ, khang trang.

Rồi công ty nơi anh làm việc, bà con khu phố, chủ nhà trọ cũng hỗ trợ ít nhiều. Đến nay sau 8 năm, đã có gần 200 trẻ em theo học tại "Lớp tình thương chú Khánh".

Những bữa cơm sẻ nửa

Khoa săn sóc đặc biệt Bệnh viện Nhân Ái TP.HCM đóng trên địa bàn xã Phú Văn, H.Bù Gia Mập (Bình Phước) có chức năng chăm sóc cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối. Bệnh nhân khi đến đây phần nhiều bệnh tình đã rất nặng, lại không người thân thích hoặc bị gia đình bỏ rơi.

Ngoài việc điều trị, tập thể y bác sĩ, điều dưỡng ở khoa còn làm cả vai trò của người thân, săn sóc từng miếng ăn, giấc ngủ để bù đắp sự thiếu thốn tình thương của bệnh nhân, để họ đỡ tủi thân, thêm ấm áp những ngày tháng cuối đời.

Câu chuyện của bác sĩ Trầm Xuân Chánh mang đến hội nghị tuyên dương đã làm nhiều người rơi nước mắt.

Bác sĩ Chánh kể theo tiêu chuẩn quy định, tiền ăn của bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối được chăm sóc tại khoa chỉ 22.000 đồng/ngày. Với số tiền này, bệnh viện phải cố gắng hết sức để chia làm ba bữa ăn.

Nhưng như vậy thì bệnh nhân ăn không nổi. Bệnh nặng, sức khỏe suy kiệt, ai cũng rất thèm được ăn ngon dù có khi chẳng ăn được bao nhiêu, vì bệnh nhân giai đoạn cuối thường bị nấm miệng, nhai nuốt vô cùng khó.

Trước tình cảnh này, mọi người trong khoa bàn với nhau nhín tiền ăn của mình, gom góp lại để mua thêm thức ăn cho bệnh nhân.

"Chúng tôi sẽ tìm hiểu bệnh nhân người nào thèm món gì, nếu món đó có bán ở căngtin bệnh viện thì mình mua, còn không thì ra ngoài tìm mua hoặc tổ chức nấu cho bệnh nhân ăn.

Có người hôm trước vừa được uống ly nước chanh, ăn tô cháo nóng theo sở thích thì hôm sau đã mất" - bác sĩ Chánh nói.

Cảm động trước tấm lòng của các y bác sĩ, ngay tại lễ tuyên dương, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng ba đơn vị doanh nghiệp đã ủng hộ khoa săn sóc đặc biệt Bệnh viện Nhân Ái tổng số tiền 380 triệu đồng.

Nhân lên những điều tốt đẹp

Phát biểu tại lễ tuyên dương, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong trân trọng biểu dương 96 gương tập thể và cá nhân đã có những đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng quý báu cho cộng đồng.

"Chúng ta trân trọng vinh danh những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực của những tập thể, cá nhân đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tuổi tác và sức khỏe, ngày đêm hăng say làm việc vì tình thương và trách nhiệm với cộng đồng.

Đây là những tấm gương khẳng định giá trị chân - thiện - mỹ vẫn hiện diện trong cuộc sống" - ông Phong nhấn mạnh.

Ông Phong cũng cho rằng phẩm chất "nghĩa tình" luôn đồng hành với sự nghiệp xây dựng và phát triển của TP.HCM suốt thời gian qua.

Ông Phong đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo sự lan tỏa rộng khắp.

"Tôi kêu gọi người dân TP hãy cùng nhau nhân lên những điều tốt đẹp. Bởi cho đi chính là nhận lại.

Hãy để tình yêu thương và lòng nhân ái nở hoa trong lòng cuộc sống. Để cái đẹp, cái tốt, cái nghĩa tình mãi trở thành nếp sống của con người TP" - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong gợi mở.

MAI HƯƠNG - TIẾN LONG

Tin chọn lọc khác
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa bạn có biết?
13.04.2020 18592
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa là những ai, những giá trị tiêu biểu để lại là gì? Qua bài viết này Tieplua.net sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn nhé.
Lại Thị Thu Thủy - Tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập
13.04.2020
Nếu ai đó có dịp đến thăm nhà Thủy sẽ không khỏi xúc động khi thấy em không có lấy một góc học tập nhỏ cho riêng mình. Chỗ ngồi học của em chính là bàn uống nước và tiếp khách nơi sinh hoạt của cả gia đình…
Tấm gương Đoàn Phạm Khiêm - Chàng thủ khoa câm điếc mê vẽ tranh
13.04.2020 4588
Từng là người câm điếc đầu tiên của Việt Nam đậu đại học chính quy với số điểm cao nhất (29,5 điểm) của khoa Hội họa, ĐH Mỹ thuật TP HCM, Đoàn Phạm Khiêm mê vẽ tranh từ nhỏ và luôn đạt kết quả cao ở môn học này.
Linh Chi - Cô bé không tay không chân nhận học bổng đặc biệt
13.04.2020 3486
Hai suất học bổng đặc biệt của chương trình “VNPT - Kết nối những ước mơ” đã trao đến em Nguyễn Linh Chi - cô bé 8 tuổi bị dị tật bẩm sinh không có chân tay và người em trai Nguyễn Đình Dũng - những tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống và tinh thần hiếu học.
Nguyễn Sơn Lâm: khát vọng vượt đỉnh cao hơn Fansipan
13.04.2020 3154
Chàng trai cao chưa đến 90 cm chinh phục Fansipan, lập công ty riêng, tự tin diễn thuyết trước đám đông, truyền sinh lực và niềm tin cho hàng ngàn người.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”
13.04.2020 3929
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
Nick Vujicic - từ tuyệt vọng đến ý nghĩa cuộc đời
13.04.2020 3308
Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với vô vàn vất vả ở trường lớp, thường xuyên tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn tự hỏi vì sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, liệu cuộc sống của mình có ý nghĩa gì hay không.
4 danh nhân kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO vinh danh
13.04.2020 2175
Khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris, Pháp, ngày 16-4-2019, đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất. Theo đó, hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An đã được thông qua cùng 48 hồ sơ khác từ 71 hồ sơ do 41 quốc gia đề cử. Như vậy, Việt Nam có bốn danh nhân kiệt xuất được UNESCO vinh danh. UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân các dịp kỷ niệm: 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) và 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015).
Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt
13.04.2020 2170
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi". 
9 người thầy giáo “đặc biệt” ở Việt Nam
13.04.2020 2908
Thầy cô – những người dạy ta cách đọc, viết, cách sống và làm người. Họ đem lại cho chúng ta tri thức, góp nhặt sự tươi đẹp cho cuộc sống. Hãy cùng tri ân đến 9 người thầy "đặc biệt" tại Việt Nam.
10 nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử
13.04.2020 21737
Các nhà khoa học là những người rất quan trọng đối với nhân loại. Nhờ có những phát minh, công trình nghiên cứu của học mà thế giới mới phát triển như ngày nay. Không phải nghiên cứu nào cũng đạt được thành quả ngay lập tức mà cần trải qua một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hy sinh và thời gian để ghi nhận. Để so sánh giữa những nhà khoa học và các công trình với nhanh cũng là một điều khó. Tuy nhiên, trong bài viết này, xin đưa ra 1 danh sách 10 nhà khoa học vĩ đại nhất dựa theo xếp hạng của World Top. Có lẽ rằng khó mà có thể phân định ai hơn ai nhưng tất cả họ đều là những nhà khoa học nổi tiếng trong thời kì/lĩnh vực của họ.
Tấm gương hiếu học: Từ ăn mày trở thành tiến sĩ nước Đại Việt
13.04.2020 2466
Từ xưa người Việt vẫn không khỏi tự hào về biết bao con người làm nên ‘bảng vàng chữ nghĩa’. Nhưng chuyện từ một kẻ ăn mày mà trở thành tiến sỹ thì thật ít ai ngờ! Không chỉ là hình tượng văn chương lịch sử, đó còn là chuyện đời có thật của những vị tiến sỹ Việt rất đáng khâm phục và ngợi ca.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông - người hết lòng gìn giữ điệu hát then cổ
13.04.2020 1959
Với hơn 50 năm miệt mài gìn giữ điệu hát Then cổ - di sản văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày, Nùng, bà không chỉ tiếp thu những làn điệu Then mà còn lan tỏa niềm đam mê bằng cách truyền dạy lại cho nhiều thế hệ học trò nhằm gìn giữ câu then cho muôn đời sau. Bà là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông, sinh năm 1948, tại khu II, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
GS Hà Văn Tấn - thần tượng của nhiều thế hệ học trò
13.04.2020 1983
Là nhà sử học, khảo cổ học, GS Hà Văn Tấn được học trò khâm phục bởi ông có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và cách tư duy hiện đại. "Nếu như GS Lê được biết đến như người thầy mẫu mực, ghi chép lời thầy giảng sẽ được một bài viết dùng từ chuẩn xác, chặt chẽ, thì thầy Tấn lại rất uyên bác, biết nhiều ngoại ngữ. Có cảm giác mình hỏi cái gì thầy cũng biết. Còn thầy Vượng có rất nhiều ý tưởng hay, mới, gần với quần chúng nên được hâm mộ. Thầy Lâm thì mực thước", GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nói.
Triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti - Thoát khỏi định kiến để có được sự tự do tuyệt đối
13.04.2020 2519
Tự do đầu tiên và cuối cùng tập hợp 20 bài nói chuyện và 38 lời giải đáp thắc mắc về nhiều chủ đề của triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti (1895-1986). Đây cũng là một trong những tựa sách đầu tiên đưa tên tuổi Krishnamurti trở thành một triết gia có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
The Rock: Từ quá khứ bị xa lánh đến siêu sao tỉ đô của đỉnh cao Hollywood
07.03.2020 2499
Ở tuổi 48, Dwayne Johnson có sự nghiệp đấu vật lẫy lừng, gia tài điện ảnh đồ sộ, mức thu nhập trong mơ và tổ ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để sở hữu cuộc sống như hiện tại, anh đã trải qua những gì…
Stephen Hawking: Thiên tài xe lăn thay đổi cả nền thiên văn học thế giới
06.03.2020 2386
Mắc chứng thoái hóa thần kinh vận động từ năm 21 tuổi, Stephen Hawking đã vượt lên bệnh tật, trở thành nhà khoa học đáng kính với những đóng góp thay đổi nền khoa học hiện đại. Sống phần lớn cuộc đời trong cảnh tật nguyền vì căn bệnh thoái hóa thần kinh hiếm gặp, nhà vật lý Stephen Hawking vẫn để lại cho nhân loại những khám phá vĩ đại và những công trình có tính lan tỏa, làm thay đổi thế giới.
Những nữ doanh nhân thành đạt nhất trên thương trường Việt Nam
03.03.2020 2338
Bản lĩnh, đầy quyết tâm, nhiều nữ doanh nhân đã tự đứng trên đôi chân của mình, chèo lái các công ty, tập đoàn lớn với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam và ghi danh mình trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Nelson Mandela và con đường trở thành huyền thoại thế giới
02.03.2020 2379
Ngày 18-7 hằng năm được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela. Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc dành riêng một ngày để tôn vinh một cá nhân, ghi nhận sự đóng góp của một nhà lãnh đạo đã trở thành huyền thoại vì sự đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do, bình đẳng của con người và nền hòa bình của dân tộc.
'Thần Siêu' - người xây tháp bút viết lên trời xanh
23.02.2020 2701
Hơn một thế kỷ trôi qua, những câu chuyện về “Thần Siêu” vẫn còn được nhân dân truyền tụng. Ông là người cho xây tháp đá hình ngọn bút lông hướng lên trời bên đền Ngọc Sơn, Hà Nội.
Mạc Đĩnh Chi và câu chuyện trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên
20.02.2020 6628
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài.
Marie Curie thiên tài khoa học trong lịch sử thế giới
15.12.2019 2464
Sở hữu trí thông minh hơn người từ khi còn nhỏ, song chính niềm say mê học tập, cách thức ghi nhớ và học hỏi kiến thức độc đáo đã giúp Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ kiệt xuất trong lịch sử.
Những bậc danh nhân kì tài trong lịch sử Việt Nam
12.12.2019 11447
Từ xa xưa, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta dù có nghèo khó cũng cố gắng để cho con đi học lấy chữ thành người và cũng có biết bao nhiêu tấm gương vượt nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Họ trở thành những vị trạng nguyên xuất sắc nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới đây là những bậc trạng nguyên nổi tiếng nước ta:
Tin xem nhiều
Tin mới nhất