Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt

Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt
13.04.2020 2160

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.

Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi".

Lên 4 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm... Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bình Khiêm đến tận nơi tầm sư học đạo.

Vốn sáng dạ lại chăm chỉ học hành, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc của thầy và được chính thầy giao con trai cho nuôi dạy.

Trạng nguyên ở tuổi hơn 40 và những lời tiên tri nổi tiếng

Khi nhà Hậu Lê (Lê sơ và Lê trung hưng) rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không ra ứng thi sớm. Tính từ khi trưởng thành, ông bỏ qua sáu khoa thi dưới triều Lê sơ. Ngay cả khi nhà Mạc lên thay cho Lê sơ năm 1527, xã hội dần ổn định, ông vẫn bỏ qua hai khoa thi đầu dưới triều Mạc.

Tới năm 1535, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, thời thịnh trị nhất của nhà Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngoài 40 tuổi.

Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.

Trong gần 20 năm (từ 53 đến 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra ở hẳn kinh sư nhưng vẫn đảm nhiệm nhiều việc triều chính. Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Vua Mạc tôn như bậc thầy, khi trong nước có việc quan trọng vẫn sai sứ đến hỏi ông. Có lúc còn triệu ông về kinh để hỏi mưu lớn", "ông học rộng, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch, mưa nắng, họa, phúc việc gì cũng biết trước".

Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Vĩnh Long

Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Vĩnh Long

Sử sách đều thừa nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là nhà tiên tri số một nước Việt. Ông từng đưa ra lời sấm bảo nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, sau khi thất thủ ở Thăng Long, và sẽ tồn tại ba đời. Quả nhiên, điều này đúng. Ông còn khuyên Trịnh Kiểm "giữ chùa thờ Phật được ăn oản", tìm người trong tông thất nhà Lê lập làm vua. Nhà Trịnh làm theo và từ đó nối đời cầm quyền, nhưng danh nghĩa vẫn là tôn phò nhà Lê.

Với nhà Nguyễn, từ khi Nguyễn Kim chết, Nguyễn Uông, con cả của Nguyễn Kim đã bị Trịnh Kiểm ám hại. Trước tình thế nguy nan, Nguyễn Hoàng (con trai thứ Nguyễn Kim) đã cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân"(nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được). Nhờ đó, năm 1568 Nguyễn Hoàng đã xin họ Trịnh vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam.

Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, ông viết "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình". Câu này như lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.

Trong bài viết Tầm nhìn chiến lược về biển đảo của Trạng Trình từ 500 năm trước, tác giả Nguyễn Đình Minh nhận định: "Trước đây khi đề cập đến lãnh thổ, chúng ta thường nói nhiều về sông núi, đất đai, chúng ta có nói về biển nhưng không nhiều, biển không là trọng điểm nhấn mạnh. Nhưng từ 500 năm trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo tầm quan trọng của biển đảo dẫn đến sự tồn vong thịnh trị của cả quốc gia. Điều ấy cho thấy tầm chiến lược về bảo vệ của ông rất rộng lớn và toàn diện".

Với bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể được coi là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ chủ quyền biển Đông.

Triết lý giáo dục của người thầy từng đào tạo nhiều nhân tài

Ngay từ khi đỗ trạng nguyên, Nguyễn Bình Khiêm đã dạy học. Theo cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, học trò được ông đào tạo thời kỳ này có rất nhiều người nổi tiếng về sau. Trong đó có Lương Hữu Khánh, con trai của thầy Lương Đắc Bằng, đỗ cử nhân, trở thành tướng giỏi, văn võ song toàn; Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan thi đỗ tiến sĩ, có tài năng toàn diện về võ bị, văn học và ngoại giao; Nguyễn Dữ - nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam...

Đến khi lui về quê, ông đã dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học bên cạnh sông Tuyết (hay sông Hàn) ở quê nhà. Vì vậy, sau này, các môn sinh tôn ông là "Tuyết Giang phu tử".

Nguyễn Bình Khiêm đã giáo dục cho nhân dân và học trò rất nhiều về đạo làm người, đạo lý ở đời, sự học, cách học. Ông coi việc giáo dục phải thực hiện được vai trò định hướng ý chí và hành động cho người học, nhất là việc gắn ý chí học hành với lý tưởng cống hiến hết mình cho đất nước. Ông đặc biệt đề cao trách nhiệm cống hiến xã hội không ngừng, cho rằng tác dụng cao nhất của giáo dục là cứu nhân độ thế, hướng con người trở về tịnh thiện bởi "thiện là dòng dõi của giáo dục", đúng như phương châm sư phạm xưa.

Trên cơ sở giáo dục cái thiện, thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn dạy kinh, truyện theo đúng chương trình thi cử lúc bấy giờ. Theo các thư tịch cổ, việc thi cử lúc bấy giờ rất quy mô, học sinh học vất vả, thầy giáo phải bỏ nhiều công kèm cặp. Việc các học trò của thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm chiếm gần hết thứ hạng cao ở các kỳ thi chứng tỏ việc dạy học của thầy quy củ, nghiêm khắc.

"Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm còn khác người ở chỗ muốn đào tạo học trò thành những người có thực học, có trí thức toàn diện để giúp đời", tác giả Trần Lê Sáng viết trong cuốn sách về ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu về sau chỉ ra rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn chủ trương thúc đẩy con người nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh, có cách hành xử đúng mực trong đời sống. Ông coi việc học phải nhằm hành đạo, yêu cầu các học trò nêu gương bậc thánh hiền, đề cao vai trò của sự tìm tòi, học hỏi.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng coi trọng đạo lý hơn văn chương. Điều này thể hiện rõ trong các tác phẩm thơ văn. Ông sáng tác rất nhiều thơ văn, bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. Về thơ chữ Hán, Nguyễn Bỉnh Khiêm có Bạch Vân am thi tập với khoảng một nghìn bài. PGS.TS Trần Thị Vinh viết trong cuốn Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc - Hơn hai mươi năm nghiên cứu và nhận thức rằng đây là con số mà từ thời đại nhà Mạc trở về trước hoàn toàn chưa có. Đến như Nguyễn Trãi cũng chỉ có 105 bài.

Về thơ chữ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập nhưng không rõ có tất cả bao nhiêu bài. Ngoài ra, ông để lại nhiều bài văn bia và sấm ký. Ông được coi là người viết nhiều thơ văn nhất trong năm thế kỷ đầu tiên của nền văn học nước nhà.

Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585. Trong rất nhiều đóng góp của cho nền văn hóa dân tộc, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục được nhiều nhà khoa học đánh giá cao. Tất cả thành tựu giáo dục ở thời Mạc, không thể không nhắc tới công lao của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngày nay, nhiều trường học được đặt theo tên ông nhằm tưởng nhớ đến bậc thầy vĩ đại.

Theo vnexpress.net

Tin chọn lọc khác
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa bạn có biết?
13.04.2020 18577
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa là những ai, những giá trị tiêu biểu để lại là gì? Qua bài viết này Tieplua.net sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn nhé.
Lại Thị Thu Thủy - Tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập
13.04.2020
Nếu ai đó có dịp đến thăm nhà Thủy sẽ không khỏi xúc động khi thấy em không có lấy một góc học tập nhỏ cho riêng mình. Chỗ ngồi học của em chính là bàn uống nước và tiếp khách nơi sinh hoạt của cả gia đình…
Tấm gương Đoàn Phạm Khiêm - Chàng thủ khoa câm điếc mê vẽ tranh
13.04.2020 4571
Từng là người câm điếc đầu tiên của Việt Nam đậu đại học chính quy với số điểm cao nhất (29,5 điểm) của khoa Hội họa, ĐH Mỹ thuật TP HCM, Đoàn Phạm Khiêm mê vẽ tranh từ nhỏ và luôn đạt kết quả cao ở môn học này.
Linh Chi - Cô bé không tay không chân nhận học bổng đặc biệt
13.04.2020 3477
Hai suất học bổng đặc biệt của chương trình “VNPT - Kết nối những ước mơ” đã trao đến em Nguyễn Linh Chi - cô bé 8 tuổi bị dị tật bẩm sinh không có chân tay và người em trai Nguyễn Đình Dũng - những tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống và tinh thần hiếu học.
Nguyễn Sơn Lâm: khát vọng vượt đỉnh cao hơn Fansipan
13.04.2020 3143
Chàng trai cao chưa đến 90 cm chinh phục Fansipan, lập công ty riêng, tự tin diễn thuyết trước đám đông, truyền sinh lực và niềm tin cho hàng ngàn người.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”
13.04.2020 3918
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
Nick Vujicic - từ tuyệt vọng đến ý nghĩa cuộc đời
13.04.2020 3303
Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với vô vàn vất vả ở trường lớp, thường xuyên tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn tự hỏi vì sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, liệu cuộc sống của mình có ý nghĩa gì hay không.
4 danh nhân kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO vinh danh
13.04.2020 2165
Khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris, Pháp, ngày 16-4-2019, đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất. Theo đó, hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An đã được thông qua cùng 48 hồ sơ khác từ 71 hồ sơ do 41 quốc gia đề cử. Như vậy, Việt Nam có bốn danh nhân kiệt xuất được UNESCO vinh danh. UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân các dịp kỷ niệm: 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) và 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015).
Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt
13.04.2020 2161
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi". 
9 người thầy giáo “đặc biệt” ở Việt Nam
13.04.2020 2895
Thầy cô – những người dạy ta cách đọc, viết, cách sống và làm người. Họ đem lại cho chúng ta tri thức, góp nhặt sự tươi đẹp cho cuộc sống. Hãy cùng tri ân đến 9 người thầy "đặc biệt" tại Việt Nam.
10 nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử
13.04.2020 21716
Các nhà khoa học là những người rất quan trọng đối với nhân loại. Nhờ có những phát minh, công trình nghiên cứu của học mà thế giới mới phát triển như ngày nay. Không phải nghiên cứu nào cũng đạt được thành quả ngay lập tức mà cần trải qua một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hy sinh và thời gian để ghi nhận. Để so sánh giữa những nhà khoa học và các công trình với nhanh cũng là một điều khó. Tuy nhiên, trong bài viết này, xin đưa ra 1 danh sách 10 nhà khoa học vĩ đại nhất dựa theo xếp hạng của World Top. Có lẽ rằng khó mà có thể phân định ai hơn ai nhưng tất cả họ đều là những nhà khoa học nổi tiếng trong thời kì/lĩnh vực của họ.
Tấm gương hiếu học: Từ ăn mày trở thành tiến sĩ nước Đại Việt
13.04.2020 2456
Từ xưa người Việt vẫn không khỏi tự hào về biết bao con người làm nên ‘bảng vàng chữ nghĩa’. Nhưng chuyện từ một kẻ ăn mày mà trở thành tiến sỹ thì thật ít ai ngờ! Không chỉ là hình tượng văn chương lịch sử, đó còn là chuyện đời có thật của những vị tiến sỹ Việt rất đáng khâm phục và ngợi ca.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông - người hết lòng gìn giữ điệu hát then cổ
13.04.2020 1950
Với hơn 50 năm miệt mài gìn giữ điệu hát Then cổ - di sản văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày, Nùng, bà không chỉ tiếp thu những làn điệu Then mà còn lan tỏa niềm đam mê bằng cách truyền dạy lại cho nhiều thế hệ học trò nhằm gìn giữ câu then cho muôn đời sau. Bà là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông, sinh năm 1948, tại khu II, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
GS Hà Văn Tấn - thần tượng của nhiều thế hệ học trò
13.04.2020 1976
Là nhà sử học, khảo cổ học, GS Hà Văn Tấn được học trò khâm phục bởi ông có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và cách tư duy hiện đại. "Nếu như GS Lê được biết đến như người thầy mẫu mực, ghi chép lời thầy giảng sẽ được một bài viết dùng từ chuẩn xác, chặt chẽ, thì thầy Tấn lại rất uyên bác, biết nhiều ngoại ngữ. Có cảm giác mình hỏi cái gì thầy cũng biết. Còn thầy Vượng có rất nhiều ý tưởng hay, mới, gần với quần chúng nên được hâm mộ. Thầy Lâm thì mực thước", GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nói.
Triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti - Thoát khỏi định kiến để có được sự tự do tuyệt đối
13.04.2020 2500
Tự do đầu tiên và cuối cùng tập hợp 20 bài nói chuyện và 38 lời giải đáp thắc mắc về nhiều chủ đề của triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti (1895-1986). Đây cũng là một trong những tựa sách đầu tiên đưa tên tuổi Krishnamurti trở thành một triết gia có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
The Rock: Từ quá khứ bị xa lánh đến siêu sao tỉ đô của đỉnh cao Hollywood
07.03.2020 2490
Ở tuổi 48, Dwayne Johnson có sự nghiệp đấu vật lẫy lừng, gia tài điện ảnh đồ sộ, mức thu nhập trong mơ và tổ ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để sở hữu cuộc sống như hiện tại, anh đã trải qua những gì…
Stephen Hawking: Thiên tài xe lăn thay đổi cả nền thiên văn học thế giới
06.03.2020 2380
Mắc chứng thoái hóa thần kinh vận động từ năm 21 tuổi, Stephen Hawking đã vượt lên bệnh tật, trở thành nhà khoa học đáng kính với những đóng góp thay đổi nền khoa học hiện đại. Sống phần lớn cuộc đời trong cảnh tật nguyền vì căn bệnh thoái hóa thần kinh hiếm gặp, nhà vật lý Stephen Hawking vẫn để lại cho nhân loại những khám phá vĩ đại và những công trình có tính lan tỏa, làm thay đổi thế giới.
Những nữ doanh nhân thành đạt nhất trên thương trường Việt Nam
03.03.2020 2330
Bản lĩnh, đầy quyết tâm, nhiều nữ doanh nhân đã tự đứng trên đôi chân của mình, chèo lái các công ty, tập đoàn lớn với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam và ghi danh mình trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Nelson Mandela và con đường trở thành huyền thoại thế giới
02.03.2020 2369
Ngày 18-7 hằng năm được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela. Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc dành riêng một ngày để tôn vinh một cá nhân, ghi nhận sự đóng góp của một nhà lãnh đạo đã trở thành huyền thoại vì sự đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do, bình đẳng của con người và nền hòa bình của dân tộc.
'Thần Siêu' - người xây tháp bút viết lên trời xanh
23.02.2020 2696
Hơn một thế kỷ trôi qua, những câu chuyện về “Thần Siêu” vẫn còn được nhân dân truyền tụng. Ông là người cho xây tháp đá hình ngọn bút lông hướng lên trời bên đền Ngọc Sơn, Hà Nội.
Mạc Đĩnh Chi và câu chuyện trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên
20.02.2020 6622
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài.
Marie Curie thiên tài khoa học trong lịch sử thế giới
15.12.2019 2457
Sở hữu trí thông minh hơn người từ khi còn nhỏ, song chính niềm say mê học tập, cách thức ghi nhớ và học hỏi kiến thức độc đáo đã giúp Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ kiệt xuất trong lịch sử.
Những bậc danh nhân kì tài trong lịch sử Việt Nam
12.12.2019 11435
Từ xa xưa, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta dù có nghèo khó cũng cố gắng để cho con đi học lấy chữ thành người và cũng có biết bao nhiêu tấm gương vượt nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Họ trở thành những vị trạng nguyên xuất sắc nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới đây là những bậc trạng nguyên nổi tiếng nước ta:
Tin xem nhiều
Tin mới nhất