Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa bạn có biết?
13.04.2020
19289
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa là những ai, những giá trị tiêu biểu để lại là gì? Qua bài viết này Tieplua.net sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn nhé.
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa đã được sử sách ghi chép để lưu đến muôn đời. Hiếu học từ xa xưa đã trở thành một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa dù có nghèo đói đến mấy cũng cố gắng cho con đi học lấy chữ để thành người. Có biết bao nhiêu những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập để thành tài. Họ là Các tấm gương vượt khó trong học tập mà mọi thế hệ sau của chúng ta vẫn mãi phải noi gương.
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa như sau
Lê Văn Hưu - Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa
Lê Văn Hưu là một trong những tấm gương vượt khó trong học tập ở Việt Nam. Ông sinh năm 1230 mất 1322 quê xã Phủ Lí, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Phủ Lí Trung, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông là Danh sĩ, sử gia đời vua Trần Thái Tông. Khi Lê Văn Hưu còn trong bụng mẹ thì bố ông đã bị mất. Ông sống với mẹ và ông ngoại là Đỗ Tất Bình - là một nhà Nho tinh thông địa học, phong thủy…
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì cha đã mất nhưng ông đã cố gắng chăm chỉ học tập. Năm Đinh mùi 1247 ông đỗ Bảng nhãn, 17 tuổi ra làm pháp quan, giữ việc hình luật. Rồi ông giữ đén chức Thượng thư bộ Binh, tước Nhân Uyên Hầu. Ngoài ra ông còn là thầy dạy học của Thượng tướng Trần Quang Khải…Tính ông thích đi du ngoạn, xem xét núi sông, lưu tâm và nghiên cứu về môn Địa lý.
Đến đời vua Thánh Tông, ông giữ chức Học sĩ Viện Hàn lâm, kiêm Tu viện Quốc sử. Ông phụng chỉ soạn bộ Đại Việt sử kí soạn xong trong năm Nhâm Thìn 1272. Sách gồm 30 quyển, ghi chép từ đời Triệu Võ Đế đến đời vua Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử này của ông đã được vua Trần Thánh Tông ban chiếu khen.
Lê Quát Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa
Lê Quát là một trong những tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng. Ông sinh năm 1319 và mất năm1386. Tên tự là Bá Quát, hiệu Phong Mai, người huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (ông cùng quê với Lê Văn Hưu).
Trong sách Tấm gương hiếu học xưa và nay kể rằng gia đình ông vốn rất nghèo khổ. Vì không có ruộng vườn, trâu bò. Hai mẹ con ông phải làm nghề quét rác ở chợ kiếm sống qua ngày. Tuy gia cảnh nhà ông bần hàn nhưng người mẹ vẫn quyết tâm cho con ăn học. Lê Quát học rất giỏi đọc gì thuộc đấy. Cảm phục trước đức ham học của cậu bé bà con hàng xóm cũng sẵn lòng giúp đỡ hai mẹ con.
Lê Quát vượt qua hoàn cảnh khó khăn để trở thành người học trò xuất sắc của thầy Chu Văn An. Ông học hành chăm chỉ cố gắng đã thi cử đỗ đạt và góp ích cho đời. Dưới thời vua Trần Minh Tông, ông thi đỗ chức Thái học sinh (tiến sĩ) ra làm quan. Ông dần thăng tới chức Thượng thư Hữu bật nhập nội hành khiển - quan đứng thứ hai trong triều.
Nhân dân thường gọi ông là "Trạng Quét" cậu bé chuyên làm nghề quét rác để khen ý chí học hành của cậu bé nghèo.
Đào Duy Từ - Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa
Đào Duy Từ sinh năm 1572 mất năm 1634 là những tấm gương vượt khó trong học tập ở Việt Nam. Ông là người làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia (nay là huyện Tĩnh Gia) tỉnh Thanh Hóa.
Đào Duy Từ là người thông minh ngay từ nhỏ. Ông đam mê sách vở và có hiểu biết rất rộng. Xuất thân gia đình thấp kém (làm nghề múa hát) nên không được thi cử nhân. Mặc dù đã đổi họ từ họ Đào sang họ Vũ.
Về sau đó ông quyết chí vào Đàng Trong lập nghiệp với chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông đã được giữ nhiều chức vị quan trọng như Tán trị dực công thần, Lộc Khuê hầu, Hoằng Quốc Công. Là tác giả của hai tuyến phòng thủ quan trọng để chúa Nguyễn ngăn chặn sự tấn công của chúa Trịnh là Lũy Trường Dục và Lũy Thầy. Đào Duy Từ có nhiều tập thơ lục bát và là ông tổ nghệ thuật hát Tuồng của Việt Nam.
Sử sách dân tộc đã hết lời ca ngợi ông là người có chí lớn. Đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để trở thành tấm gương hiếu học vượt khó để các thế hệ con cháu noi theo.
Nguyễn Ái Quốc - Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng nhất. Hồ Chí Minh sinh năm 1890 mất năm 1969 tại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tự học và học tập suốt đời. Bằng tấm gương hiếu học vượt khó Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu. Trong đó có nhiều những nội dung rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi theo Bác.
Tự học là hoạt động có mục đích, là điều cần thiết và quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức. Trong những năm tháng bôn, khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết. Bác đi khắp các nước, vùng lãnh thổ như Anh, Pháp, Nga...dù ở đâu, làm gì Bác đều tranh thủ để tự học.
Mặc dù công việc nặng nhọc, kéo dài nhưng Bác vẫn tranh thủ học. Bác đến thư viện đọc sách hoặc nghe những buổi nói chuyện để trau dồi thêm kiến thức. Tối đến, Bác đi dự những cuộc mít tinh để làm quen với các nhà hoạt động chính trị và nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Có thể nói cuộc sống lao động vất vả đã rèn cho Bác ý chí quyết tâm tự học một cách bền bỉ. Bác mãi xứng đáng là tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng mà chúng ta cần phải học tập.
Những tấm gương vượt khó trong thời xưa sẽ vẫn mãi là được hậu thế lư truyền và học tập. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ rất có ich cho cuộc sống của mọi người..
Tin chọn lọc khác