Tấm gương hiếu học: Từ ăn mày trở thành tiến sĩ nước Đại Việt

Tấm gương hiếu học: Từ ăn mày trở thành tiến sĩ nước Đại Việt
13.04.2020 2429

Từ xưa người Việt vẫn không khỏi tự hào về biết bao con người làm nên ‘bảng vàng chữ nghĩa’. Nhưng chuyện từ một kẻ ăn mày mà trở thành tiến sỹ thì thật ít ai ngờ! Không chỉ là hình tượng văn chương lịch sử, đó còn là chuyện đời có thật của những vị tiến sỹ Việt rất đáng khâm phục và ngợi ca.

Tống Trân

Tống Trân là một anh chàng sinh ra trong nghèo khó, cha mất sớm, phải dắt mẹ đi ăn xin năm cậu 8 tuổi. Một lần, dừng trước của nhà một phú ông để xin ăn, tiểu thư nhà này thương tình mang gạo ra cho. Kể từ ngày ấy, tiếng sét ái tình không ngờ đã đánh đổ trái tim nàng Cúc Hoa, nàng chót đem lòng yêu thương Tống Trân.

Cha nàng thấy điều đó là một nỗi sỉ nhục cho một gia đình quyền thế, hết sức phản đối. Thế nhưng, càng phản đối bao nhiêu thì lại càng không thể nào ngăn nổi nàng bấy nhiêu… Tức quá, nên họ đành đuổi nàng ra khỏi nhà. Nàng theo Tống Trân sống cuộc đời nghèo khổ, lo phụng dưỡng mẹ chồng và giúp chồng ăn học.

Trời đúng không phụ người tài, Tống Trân năm ấy lên kinh thi đỗ trạng nguyên, vua Lê muốn gả con gái cho nhưng chàng từ chối, rồi sau đó phải đi xứ sang nước Tần. Làm sứ giả sang Trung Quốc, bị vua Tần khinh thường nhưng nhờ tài năng xuất chúng của mình, Tống Trân đã làm vua Tần phải nể phục và muốn nhận làm rể nhưng một lần nữa chàng trai chối từ.

Ở quê hương, Cúc Hoa một dạ nuôi mẹ già, chờ chồng. Bị cha mình bắt phải lấy viên Đình Trưởng trong làng, nàng không chịu đành lên núi thủ tiết một lòng với chồng. Thần Sơn Tinh thấu rõ tình cảnh, hóa phép thành mãnh hổ sang nước Tần để đưa thư của Cúc Hoa cho chồng. Tống Trân dâng bức thư ấy lên vua Tần, nhà vua cho chàng về nước trước kỳ hạn. Vậy là Tống Trân trở về quê hương, vợ chồng, mẹ con gặp mặt, đoàn viên sum vầy, vui mừng khôn tả.

Trích đoạn vở chèo Tống Trân - Cúc Hoa
Trích đoạn vở chèo Tống Trân – Cúc Hoa.(Ảnh internet)

Tống Trân – Cúc Hoa là một câu chuyện khá hấp dẫn được diễn tả bằng hình thức thơ Nôm rất gần gũi. Chuyện đi vào lòng người bởi cái cốt nhẹ nhàng mà thâm thúy, giản dị mà sắc nét, nghe như đang kể về chuyện đời chuyện người hiện hữu quanh ta, để rổi cho người đọc niềm xúc động dào dạt.

Ít ai hay, nhân vật Tống Trân trong câu chuyện đó lại là một hình mẫu có thực của một ông tiến sỹ Việt triều Hậu Lê mang tên Quản Phác, quê ở làng Đại Hội, xã Tân Phong, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam (nay là thôn Thuỵ Bình, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Cũng giống như Tống Trân, Quản Phác xuất sinh trong một gia đình bần hàn, mẹ cha mất sớm, còn lại hai chị em phải đi xin ăn khắp nơi. Một ngày tình cờ hai chị em gặp một người Tiến sỹ tốt bụng mang tên Vũ Đức Lâm tại làng Mộ Trạch, huyện Đường Hào, xứ Hải Dương. Vị Tiến sỹ này làm quan dưới triều Lê Thánh Tông, đến tuổi trí sỹ thì về quê dạy học, nuôi dưỡng người tài.

Gặp được ông, quả là hai chị em duyên ăn mày duyên phận không hề nhỏ. Ông nhận nuôi hai chị em và cho ăn học tử tế. Biết ơn cưu mang của vị hiền nhân, chị em Quản Phác học hành chăm chỉ, đồng thời cũng siêng năng giúp việc gia đình. Càng về sau, câụ bé Quản Phác ngày càng được yêu mến bởi sự chịu thương chịu khó và tinh thần ham học hỏi của mình và được nhận làm con nuôi vị tiến sỹ. Vũ Đức Lâm đổi tên Quản Phác thành Vũ Dương và hết lòng dạy dỗ đứa con nuôi của mình.

Không phụ công sức dạy dỗ của cha nuôi, Quản Phác học hành ngày càng tấn tới, đến tháng 2 năm Giáp Thìn (1484) triều đình mở khoa thi Hội cho sĩ nhân cả nước, Quản Phác ứng thí và đỗ tiến sỹ, là niềm vinh hiển hiếm thấy trong số ít ỏi người đỗ đạt thời bấy giờ.

Đỗ tiến sỹ về làng.( Ảnh minh họa)

Năm ấy, cùng với việc dựng bia khoa thi này, vua Lê Thánh Tông còn cho dựng 9 tấm bia khắc tên những người đỗ trong 9 khoa thi Hội trước đó được tổ chức kể từ khi nhà Hậu Lê được thành lập, trong đó có Quản Phác.

Sau khi thi đỗ, Quản Phác làm quan trải rộng trên nhiều chức vụ khác nhau, sau được bổ giữ chức Hiệu lý ở viện Hàn lâm, rồi thăng làm Hiến sát sứ Kinh Bắc chuyên lo việc án tụng. Vốn người chính trực, ông công khai minh bạch xét xử tất cả các vụ án. Một vị tiến sỹ xuất thân từ chốn bần hàn, cơ cực nhưng ông mang một tấm lòng hướng thiện, luôn nghĩ cho dân cho nước để làm đúng phận sự và chức trách của mình. Bởi thế, không ngẫu nhiên gì mà người đương thời ca tụng ông với hai chữ “hiền đức, công minh”.

Bùi Tất Năng

Đó là chuyện đời của Bùi Tất Năng, cậu bé được nuôi lớn bằng nghề quét rác của người cha ruột tại làng Dục Linh (tên Nôm là làng Lầy) xã Dục Linh, tổng Địa Linh, huyện Phụ Dực, trấn Sơn Nam (nay thuộc xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Vì gia cảnh quá nghèo, nên khi bố cậu mất, một thầy địa lý vì thương cảm hoàn cảnh đã chọn cho một ngôi đất phát ở cánh đồng Mục để chôn cất.

Cuộc sống hành khất của hai mẹ con Bùi Tất Năng từ đó bắt đầu sau khi lo xong việc hậu sự cho người cha. Một ngày nọ, vào buổi chiều tà, hai mẹ con vì đói quá đánh bạo vào xin ăn ở nhà quan Tả thị lang bộ Lễ tên là Đỗ Nhân An ở làng An Bài (tên Nôm là làng Bệ) cùng tổng Địa Linh (nay thuộc thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Nhà họ Đỗ vốn nổi tiếng là danh gia vọng tộc, nhiều đời con cháu đỗ đại khoa, cả Đỗ Nhân An cũng từng đỗ Tiến sỹ năm Giáp Thìn (1544).

Chuyện kể rằng đêm hôm trước, ông mơ thấy thần hiện ra nói: “Ngày mai nhà có quan Nghè tới chơi“. Hôm sau, Đỗ Nhân An sai gia nhân dọn dẹp nhà cửa chờ đợi mãi, đến gần tối mới thấy có người đến, không phải ai khác lại là hai mẹ con nhà ăn mày vào xin ăn.

Như một sự an bài, họ Đỗ nhận Bùi Tất Năng làm con nuôi khiến người trong nhà không hiểu nổi lý do vì sao. Ông còn đổi tên cậu bé thành Đỗ Kính, yêu quý như con đẻ và cho ăn học đàng hoàng, tử tế. Đúng như cái nhận định của ông trước đó, Bùi Tất Năng đã không làm cha nuôi mình thất vọng.

Vào năm Tân Mùi (1571) niêu hiệu Sùng Khang thứ 6 đời vua Mạc Mục Tông mở khoa thi Hội, Bùi Tất Năng đỗ đầu, đoạt danh hiệu Hội nguyên, khi đó ông tròn 36 tuổi; vào thi Đình ông xếp 15/17 người đỗ, thuộc bậc Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.

Vinh quy bái tổ
Vinh quy bái tổ

Nhưng khi Bùi Tất Năng nhận áo mão vinh quy bái tổ về quê, chức sắc thì bị người làng Lầy lấy bùn đổ lên đường cản bước ngựa của tân khoa tiến sĩ chỉ vì khinh ông nhà nghèo. Ông bỏ sang cư trú tại làng Tò, xã Tô Xuyên, tổng Tô Xuyên, huyện Phụ Dực (nay thuộc xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) và sống cuộc đời quan trường nơi ấy.

Ông làm quan đến chức Thừa chính sứ, rồi được thăng làm Thượng thư; ông cũng từng đi sứ sang nhà Minh ở phương Bắc. Sau này, do chán với cảnh triều chính nhà Mạc suy vi, vua tồi quan tối, Bùi Tất Năng từ quan bỏ đi tu ở Lạng Sơn và mất tại đó (không rõ năm). Từ chuyện này mà dân gian có câu ca: “Làng Tò có quan Thượng thư, cắt tóc đi tu xin làm hòa thượng“.

Hai con người, tinh hoa của dân tộc Việt, cùng xuất thân từ cảnh nghèo túng, không một chữ bẻ đôi, nhưng ở họ có một điểm chung để làm nên thành công trong cuộc đời mà rất nhiều người không thể nào ngờ. Đó là sự quyết tâm cao, là ý chí kiên cường, kiên trì vượt lên mọi khó khăn, gian khổ của hoàn cảnh. Họ chính là những tấm gương sáng cho mỗi thế hệ người Việt Nam học hỏi muôn đời, để làm rạng danh nước Việt, một đất nước tuy nghèo khó nhưng có trí thông minh lạ kỳ và ý chí hơn người.

Tin chọn lọc khác
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa bạn có biết?
13.04.2020 18511
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa là những ai, những giá trị tiêu biểu để lại là gì? Qua bài viết này Tieplua.net sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn nhé.
Lại Thị Thu Thủy - Tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập
13.04.2020
Nếu ai đó có dịp đến thăm nhà Thủy sẽ không khỏi xúc động khi thấy em không có lấy một góc học tập nhỏ cho riêng mình. Chỗ ngồi học của em chính là bàn uống nước và tiếp khách nơi sinh hoạt của cả gia đình…
Tấm gương Đoàn Phạm Khiêm - Chàng thủ khoa câm điếc mê vẽ tranh
13.04.2020 4476
Từng là người câm điếc đầu tiên của Việt Nam đậu đại học chính quy với số điểm cao nhất (29,5 điểm) của khoa Hội họa, ĐH Mỹ thuật TP HCM, Đoàn Phạm Khiêm mê vẽ tranh từ nhỏ và luôn đạt kết quả cao ở môn học này.
Linh Chi - Cô bé không tay không chân nhận học bổng đặc biệt
13.04.2020 3428
Hai suất học bổng đặc biệt của chương trình “VNPT - Kết nối những ước mơ” đã trao đến em Nguyễn Linh Chi - cô bé 8 tuổi bị dị tật bẩm sinh không có chân tay và người em trai Nguyễn Đình Dũng - những tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống và tinh thần hiếu học.
Nguyễn Sơn Lâm: khát vọng vượt đỉnh cao hơn Fansipan
13.04.2020 3091
Chàng trai cao chưa đến 90 cm chinh phục Fansipan, lập công ty riêng, tự tin diễn thuyết trước đám đông, truyền sinh lực và niềm tin cho hàng ngàn người.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”
13.04.2020 3860
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
Nick Vujicic - từ tuyệt vọng đến ý nghĩa cuộc đời
13.04.2020 3277
Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với vô vàn vất vả ở trường lớp, thường xuyên tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn tự hỏi vì sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, liệu cuộc sống của mình có ý nghĩa gì hay không.
4 danh nhân kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO vinh danh
13.04.2020 2139
Khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris, Pháp, ngày 16-4-2019, đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất. Theo đó, hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An đã được thông qua cùng 48 hồ sơ khác từ 71 hồ sơ do 41 quốc gia đề cử. Như vậy, Việt Nam có bốn danh nhân kiệt xuất được UNESCO vinh danh. UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân các dịp kỷ niệm: 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) và 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015).
Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt
13.04.2020 2126
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi". 
9 người thầy giáo “đặc biệt” ở Việt Nam
13.04.2020 2858
Thầy cô – những người dạy ta cách đọc, viết, cách sống và làm người. Họ đem lại cho chúng ta tri thức, góp nhặt sự tươi đẹp cho cuộc sống. Hãy cùng tri ân đến 9 người thầy "đặc biệt" tại Việt Nam.
10 nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử
13.04.2020 21637
Các nhà khoa học là những người rất quan trọng đối với nhân loại. Nhờ có những phát minh, công trình nghiên cứu của học mà thế giới mới phát triển như ngày nay. Không phải nghiên cứu nào cũng đạt được thành quả ngay lập tức mà cần trải qua một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hy sinh và thời gian để ghi nhận. Để so sánh giữa những nhà khoa học và các công trình với nhanh cũng là một điều khó. Tuy nhiên, trong bài viết này, xin đưa ra 1 danh sách 10 nhà khoa học vĩ đại nhất dựa theo xếp hạng của World Top. Có lẽ rằng khó mà có thể phân định ai hơn ai nhưng tất cả họ đều là những nhà khoa học nổi tiếng trong thời kì/lĩnh vực của họ.
Tấm gương hiếu học: Từ ăn mày trở thành tiến sĩ nước Đại Việt
13.04.2020 2430
Từ xưa người Việt vẫn không khỏi tự hào về biết bao con người làm nên ‘bảng vàng chữ nghĩa’. Nhưng chuyện từ một kẻ ăn mày mà trở thành tiến sỹ thì thật ít ai ngờ! Không chỉ là hình tượng văn chương lịch sử, đó còn là chuyện đời có thật của những vị tiến sỹ Việt rất đáng khâm phục và ngợi ca.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông - người hết lòng gìn giữ điệu hát then cổ
13.04.2020 1927
Với hơn 50 năm miệt mài gìn giữ điệu hát Then cổ - di sản văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày, Nùng, bà không chỉ tiếp thu những làn điệu Then mà còn lan tỏa niềm đam mê bằng cách truyền dạy lại cho nhiều thế hệ học trò nhằm gìn giữ câu then cho muôn đời sau. Bà là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông, sinh năm 1948, tại khu II, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
GS Hà Văn Tấn - thần tượng của nhiều thế hệ học trò
13.04.2020 1947
Là nhà sử học, khảo cổ học, GS Hà Văn Tấn được học trò khâm phục bởi ông có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và cách tư duy hiện đại. "Nếu như GS Lê được biết đến như người thầy mẫu mực, ghi chép lời thầy giảng sẽ được một bài viết dùng từ chuẩn xác, chặt chẽ, thì thầy Tấn lại rất uyên bác, biết nhiều ngoại ngữ. Có cảm giác mình hỏi cái gì thầy cũng biết. Còn thầy Vượng có rất nhiều ý tưởng hay, mới, gần với quần chúng nên được hâm mộ. Thầy Lâm thì mực thước", GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nói.
Triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti - Thoát khỏi định kiến để có được sự tự do tuyệt đối
13.04.2020 2447
Tự do đầu tiên và cuối cùng tập hợp 20 bài nói chuyện và 38 lời giải đáp thắc mắc về nhiều chủ đề của triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti (1895-1986). Đây cũng là một trong những tựa sách đầu tiên đưa tên tuổi Krishnamurti trở thành một triết gia có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
The Rock: Từ quá khứ bị xa lánh đến siêu sao tỉ đô của đỉnh cao Hollywood
07.03.2020 2465
Ở tuổi 48, Dwayne Johnson có sự nghiệp đấu vật lẫy lừng, gia tài điện ảnh đồ sộ, mức thu nhập trong mơ và tổ ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để sở hữu cuộc sống như hiện tại, anh đã trải qua những gì…
Stephen Hawking: Thiên tài xe lăn thay đổi cả nền thiên văn học thế giới
06.03.2020 2355
Mắc chứng thoái hóa thần kinh vận động từ năm 21 tuổi, Stephen Hawking đã vượt lên bệnh tật, trở thành nhà khoa học đáng kính với những đóng góp thay đổi nền khoa học hiện đại. Sống phần lớn cuộc đời trong cảnh tật nguyền vì căn bệnh thoái hóa thần kinh hiếm gặp, nhà vật lý Stephen Hawking vẫn để lại cho nhân loại những khám phá vĩ đại và những công trình có tính lan tỏa, làm thay đổi thế giới.
Những nữ doanh nhân thành đạt nhất trên thương trường Việt Nam
03.03.2020 2304
Bản lĩnh, đầy quyết tâm, nhiều nữ doanh nhân đã tự đứng trên đôi chân của mình, chèo lái các công ty, tập đoàn lớn với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam và ghi danh mình trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Nelson Mandela và con đường trở thành huyền thoại thế giới
02.03.2020 2331
Ngày 18-7 hằng năm được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela. Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc dành riêng một ngày để tôn vinh một cá nhân, ghi nhận sự đóng góp của một nhà lãnh đạo đã trở thành huyền thoại vì sự đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do, bình đẳng của con người và nền hòa bình của dân tộc.
'Thần Siêu' - người xây tháp bút viết lên trời xanh
23.02.2020 2662
Hơn một thế kỷ trôi qua, những câu chuyện về “Thần Siêu” vẫn còn được nhân dân truyền tụng. Ông là người cho xây tháp đá hình ngọn bút lông hướng lên trời bên đền Ngọc Sơn, Hà Nội.
Mạc Đĩnh Chi và câu chuyện trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên
20.02.2020 6569
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài.
Marie Curie thiên tài khoa học trong lịch sử thế giới
15.12.2019 2436
Sở hữu trí thông minh hơn người từ khi còn nhỏ, song chính niềm say mê học tập, cách thức ghi nhớ và học hỏi kiến thức độc đáo đã giúp Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ kiệt xuất trong lịch sử.
Những bậc danh nhân kì tài trong lịch sử Việt Nam
12.12.2019 11367
Từ xa xưa, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta dù có nghèo khó cũng cố gắng để cho con đi học lấy chữ thành người và cũng có biết bao nhiêu tấm gương vượt nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Họ trở thành những vị trạng nguyên xuất sắc nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới đây là những bậc trạng nguyên nổi tiếng nước ta:
Tin xem nhiều
Tin mới nhất