Nguyễn Sơn Lâm: khát vọng vượt đỉnh cao hơn Fansipan

Nguyễn Sơn Lâm: khát vọng vượt đỉnh cao hơn Fansipan
13.04.2020 3754

Lâm mời tôi tham dự một buổi hội thảo với chủ đề “Tạo động lực để chinh phục đỉnh cao” mà anh tham dự với tư cách diễn giả. Để nhìn thấy hết cả hội trường, Lâm phải đứng trên chiếc bàn cao gần 70cm, bắt đầu “vào đề”: “Các bạn có thể đứng bằng một chân vì các bạn khỏe mạnh. Còn tôi, “chân thuận” là “cái nạng”. Các bạn có thể cùng khoác vai nhau, còn tôi không thể làm điều đó nếu tôi đứng như họ, vì tôi quá bé. Tôi lạc lõng với chiều cao của mình. Nhưng tôi vẫn đứng giữa hội trường và nói chuyện một cách lạc quan, tự tin với các bạn”...

Nghị lực sống từ những buổi diễn thuyết

Cả hội trường hơn 400 người im lặng, dõi theo từng động tác, cử chỉ của chàng trai có vóc dáng tí hon, đứng vẹo vọ trên hai cây nạng gỗ, đang say sưa nói bằng chất giọng cao, vang. Chuyện chàng trai khuyết tật Nguyễn Sơn Lâm từng phải đấu tranh chống lại sự tự ti của bản thân, “tạo động lực” để luôn dẫn đầu trường lớp; câu chuyện về quãng đường leo Fansipan vất vả; chuỗi ngày thành lập công ty... khiến cả khán phòng xúc động. Có người lấy tay lau nước mắt, có những cái siết tay thật chặt, có những cái ôm thật lâu. Kết thúc chương trình, Lâm nói: “Khi khát vọng cháy bỏng trong tâm thức, bạn cần biến nó thành động lực, điểm tựa tinh thần, thậm chí là một nỗi ám ảnh, rồi lập kế hoạch chi tiết về cách thức và phương tiện để đạt được thành công. Đừng bao giờ sợ mình thất bại”. Tiếng vỗ tay không ngừng vang lên.

Tôi gọi Lâm là “người ôm những nỗi niềm của người khác”. Trong các buổi hội thảo của anh, Lâm trao chìa khóa “hạnh phúc và thành công” cho rất nhiều người trẻ. Ý tưởng trở thành diễn giả chuyên nghiệp ấp ủ khi một lần anh được người bạn giới thiệu tham gia chương trình đào tạo Tư duy triệu phú của doanh nhân, diễn giả T.Harv Eker, lần đầu tổ chức ở Việt Nam. Chàng thanh niên đầy nhiệt huyết nhanh chóng bị mê hoặc bởi lối diễn thuyết ấn tượng của T.Harv Eker.

Sự phấn khích và thích thú trở thành diễn giả đã thôi thúc anh sau khóa học phải tìm hiểu và nghiên cứu về nó. Lâm miệt mài đọc sách, nghe nhiều buổi diễn thuyết của các diễn giả nổi tiếng trong và ngoài nước. Anh muốn bằng những câu chuyện thật từ chính cuộc đời mình, người trẻ nhìn nhận và thức tỉnh để sống có ý nghĩa, nhân ái, mạnh mẽ hơn. Các buổi diễn thuyết của Lâm chủ yếu là miễn phí, cho hầu hết các đối tượng từ sinh viên đến người đi làm và đươc đón nhận rộng rãi từ Hà Nội, Sài Gòn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hải Dương, Nghệ An...

Sức sống không giới hạn

Kết thúc chương trình nghị lực sống đầu tiên sau Tết, Lâm tự lái xe máy đến quán cà phê. Dáng bé nhỏ nhưng nhanh nhẹn, anh xuống xe, mở cửa vào rồi kéo ghế ngồi. Một vài ánh mắt lập tức đổ dồn về anh. Tôi hỏi: “Có bao giờ anh tự ti với vóc dáng của mình, nhất là khi diễn thuyết trước đám đông?”. Anh cười lớn: “Khi diễn thuyết, vóc dáng của tôi lại là lợi thế truyền động lực cho người khác”.

Nguyễn Sơn Lâm sinh ra trong gia đình nghèo có 4 anh chị em ở Uông Bí, Quảng Ninh. Với anh, sự tự tin và mạnh mẽ của ngày hôm nay được bắt đầu bằng một tuổi thơ không bình lặng. Tròn 1 tuổi, cơ thể Lâm ngày càng yếu đi, hai chân teo lại. Quá lo lắng, bố mẹ Lâm nghe phong thanh nơi nào có “thần y” đều đưa con đến chữa bệnh nhưng các lang y, bác sĩ lắc đầu trước ca bệnh khó. Đi khám, bác sĩ bảo Lâm mắc chứng loãng xương. Anh trai thứ hai của Lâm cũng bị viêm màng não. Bất giác, người cha nghĩ đến chuỗi ngày ác liệt ở chiến trường phía Nam, ông cũng nhiễm chất độc da cam. Có lẽ chính chất độc đã khiến các con ông không lành lặn như người bình thường.

Cũng tại chiến trường miền Nam, cha của Lâm bị trúng đạn mất một chân phải và mảnh đạn vẫn găm ở cơ tim... đang ngày ngày hành hạ ông. Vì những bất mãn và tù túng đó, bố Lâm đâm ra cáu bẳn, khó chịu. Ông thường xuyên uống rượu say xỉn rồi đánh đập, nhiếc móc vợ con không tiếc lời. Mẹ con Lâm đã chịu đựng không biết bao nhiêu trận đòn không lý do của bố.

Lâm chỉ nhớ, đến năm anh 3 tuổi, mẹ anh, bà Trần Thị Hiền, đã có ý định tự tử. Bỏ lại mảnh giấy trăn trối và dặn dò các con, bà Hiền bế Lâm ra bến sông. Còn nhỏ, nhưng dường như cậu bé đã nhận thức được sự khác lạ trong hành động của mẹ. Lúc đó trời nhá nhem tối, mẹ Lâm vừa khóc vừa nói: “Mẹ khổ nhục lắm, không thể sống được”. Cậu bé Lâm hỏi lại, giọng ngây ngô: “Mẹ nhảy xuống thì nước vào mũi con, làm sao con thở được”. Bà Hiền chợt tỉnh, dỗ dành: “Mẹ để con lại trên bờ rồi mẹ nhảy xuống sông” nhưng cậu không chịu: “Mẹ về con mới về”.

Những câu nói của Lâm đã níu giữ sự sống trong trái tim người mẹ quá héo úa và mệt mỏi. May mắn thay, một người bạn thân của bà Hiền đã biết chuyện, vội vã đưa hai mẹ con về nhà tá túc mấy hôm, đợi chồng tỉnh ngộ mà yêu thương vợ con.

Trong ký ức tuổi thơ của Lâm có hai người bố tồn tại. Một người bố luôn dằn mặt mẹ con bằng những trận đòn trong cơn say và một người bố có trái tim người lính, đầy nhân từ và đáng kính trọng. Trong số các anh chị em, Lâm được bố yêu thương và tự hào nhất. Lúc tỉnh, bố hay kể cho anh nghe những câu chuyện về cuộc kháng chiến ngoan cường, những chiến sĩ quả cảm và các trận đánh ác liệt mà bố luôn là người chỉ huy tiên phong. Chính vì lòng ngưỡng mộ đó, đã có lúc, Lâm mơ ước trở thành một chú bộ đội, dù sức khỏe và thể lực không cho phép anh thực hiện ước mơ.


Năm Lâm tròn 15 tuổi, bố anh mất. Đó cũng là quãng thời gian, anh luôn cố gắng phấn đấu học thật giỏi, vừa tự lo cho bản thân và gia đình. “Khi đã có những thành công nhất định, tôi lại muốn chia sẻ với bố. Đó là điều tôi đáng tiếc nhất”, Lâm kể.Lên 4 tuổi, Lâm đã thể hiện là thông minh hơn người. Một lần, người anh trai của Lâm bị viêm màng não, học lớp 2, không thể giải được bài toán khó, Lâm đang ngồi với bố, đã nói: “Con có cách giải”, rồi vanh vách đọc cách giải ra. Cả nhà hết sức ngạc nhiên. Mẹ Lâm liền đi xin cuốn sổ chữ cái rồi dạy một vài chữ trong đó. Thế mà chỉ sau vài tháng, Lâm đã tự ghép các chữ lại với nhau và đọc báo thành thạo. “Khi tôi cho cháu học lớp 1 được 2 tháng thì cô giáo gọi tôi lại bảo: có khi cho cháu học lên lớp 3 luôn, vì cháu quá giỏi. Nhưng tôi muốn con trải qua các cấp bậc học để có cái gốc vững vàng”, bà Hiền chia sẻ. Sơn Lâm trở thành một hiện tượng của vùng năm đó.

Với anh “được sinh ra trong đời đã là một sự may mắn”, dù anh thiệt thòi hơn bất cứ đứa trẻ nào khác. Khái niệm “thằng lùn”, “thằng què”... đã theo anh suốt tuổi thơ. Nhưng có lẽ, niềm ham sống luôn là động lực để anh vượt qua những khó khăn. Mẹ Lâm bảo, bà chưa bao giờ nghĩ rằng, đứa con trai mà bà từng lo sẽ phải nuôi nấng, chăm sóc cả đời lại giỏi và thành đạt đến thế.

Dường như, cả cuộc nói chuyện, Lâm nhắc nhiều đến tình yêu cuộc sống. Tôi nói, anh xứng đáng là người đại diện cho những số phận bất hạnh biết vươn lên trong cuộc sống, Lâm nheo mắt: “Tôi chỉ là một người yêu cuộc sống. Tình yêu cuộc sống luôn chảy tràn trong huyết quản, khiến tôi không ngừng nghỉ làm việc, phấn đấu và tạo dấu ấn riêng cho mình. Tôi cũng đang có những dự định táo bạo sẽ thực hiện. Một trong những kế hoạch đó là sẽ lấy vợ trong tương lai không xa”.

Tỏa sáng và khát vọng

Lâm tự nhận mình là người hiếu thắng. Anh ấp ủ làm những điều kỳ diệu và “đã làm phải làm đến cùng”. Ngay từ thời phổ thông, Lâm luôn là người dẫn đầu trong các cuộc thi ở trường, tỉnh. Cú sốc trượt đại học năm đầu khiến Lâm suy sụp. Không thể để cuộc đời cũng chỉ quanh quẩn với thế giới chật hẹp và bế tắc, Lâm khăn gói lên Hà Nội trọ học. Miệt mài ôn luyện, năm đó, Lâm đỗ cùng lúc Đại hoc Phương Đông và Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội).

Lâm có thể sử dụng thành thạo 3 ngoại ngữ Anh, Nhật, Pháp. Ra trường, Lâm được nhận vào làm phóng viên mảng thể thao của Vietnamnet rồi Thể thao văn hóa, Bongda24h. Nhưng bóng đá cũng chỉ là đam mê chứ không phải là lý tưởng sống. Ước mơ trở thành doanh nhân thành đạt luôn cháy bỏng trong lòng chàng trai trẻ. Công ty Cổ phần Đào tạo Tỏa sáng ra đời với sự hỗ trợ và góp vốn của những người bạn có cùng chí hướng, Lâm được tín nhiệm bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ đào tạo, kỹ năng sống, mở các khóa đào tạo cho sinh viên về phương pháp tư duy, xây dựng thái độ sống tích cực, tình yêu thương và trách nhiệm với cuộc sống, khai thác tiềm năng của bản thân.

Mỗi tháng, Lâm có 5 - 6 buổi diễn thuyết, tháng nhiều nhất đến hơn 10 buổi cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mỗi buổi diễn thuyết thu hút hơn 300 - 500 sinh viên tham gia. Hơn 90% sinh viên đã thay đổi thái độ sống tích cực và tìm ra được cách thức giải quyết vấn đề cá nhân. Ngọc Huy, Đại học Thủy Lợi, tâm sự: “Tôi từng tự ti và hèn kém, luôn tìm cớ để thoái thác và đổ lỗi, chỉ ước chứ không làm. Nghị lực của anh Lâm khiến tôi có can đảm thực hiện ước mơ của mình”. Bạn Trần Thị Bảo Ngọc, Đại học Thăng Long, lại thay đổi thái độ từ “chán nản, tự ti” để “tự tin và yêu cuộc sống, bởi tôi may mắn hơn nhiều người khác. Ít nhất là có một cơ thể khỏe mạnh, hoàn hảo”. Nhiều bạn trẻ cũng đã học tập Nguyễn Sơn Lâm chinh phục đỉnh Fansipan, bởi “đó không chỉ là thử thách về thể lực mà còn là ý chí vượt qua sự sợ hãi để chinh phục các đỉnh cao khác trong cuộc sống”.


Tôi so sánh Sơn Lâm với Nick Vujicic, chàng trai không tay không chân nổi tiếng khắp thế giới về nghị lực sống. Lâm cười: “Tôi may mắn hơn anh ấy, bởi tôi còn có tay để ôm mẹ vào lòng và làm được nhiều việc. Nhưng anh ấy hơn tôi bởi anh ấy đã có một gia đình nhỏ”.

Không dừng lại ở thành lập công ty riêng, cái tên Nguyễn Sơn Lâm còn được nhắc đến với biệt danh Lâm Fansipan. Câu chuyện về chàng trai tí hon chinh phục nóc nhà Đông Dương được nhiều người nhắc đến như một truyền thuyết về nghị lực phi thường giữa đời thường. Nhưng khi Lâm đưa ra quyết định sẽ leo Fansipan, có rất nhiều người đã phản đối. Có người còn cho rằng anh có vấn đề về tâm thần, bởi sức khỏe sẽ khiến anh khó thực hiện mục tiêu của mình. Vượt qua bao nhiêu vách đá cao, bùn lầy và nhiều đoạn suối, những thân cây lớn vắt ngang đường... từng bị ngã, có khi bị lăn ra đường, qua những nấc thang, đến khi đặt chân lên đỉnh, Lâm còn không tin nổi mình đã làm được.

Tôi hỏi, anh còn muốn leo Fansipan thêm lần nữa không? Lâm cười: “Giờ tôi có giấc mơ táo bạo hơn, là bước ra Trường Sa, nơi những chiến sĩ không quản ngại khó khăn, vất vả, nhọc nhằn để ngày đêm bảo vệ vùng biển đảo của đất nước”. Ước mơ trở thành bộ đội từng ấp ủ trong Lâm, nay càng dâng thành khát vọng và đợi ngày anh lên kế hoạc thực hiện. Chia tay Lâm, tôi nhìn theo bóng dáng bé nhỏ đang điều khiển chiếc xe máy khổng lồ đi về phía đại lộ, chợt nhớ đên lời bài hát Khát vọng mà anh từng hát đến hơn 100 lần để tặng người thân, bạn bè. “Hãy sống như đời sông, để biết yêu nguồn cội. Hãy sống như đồi núi, vươn tới những tầm cao. Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng. Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông...”.

Năm 2013, Nguyễn Sơn Lâm được được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm và chụp ảnh lưu niệm.

Mai Hồng (Mốt & Cuộc sống)

.

Tin chọn lọc khác
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa bạn có biết?
13.04.2020 19289
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa là những ai, những giá trị tiêu biểu để lại là gì? Qua bài viết này Tieplua.net sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn nhé.
Lại Thị Thu Thủy - Tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập
13.04.2020
Nếu ai đó có dịp đến thăm nhà Thủy sẽ không khỏi xúc động khi thấy em không có lấy một góc học tập nhỏ cho riêng mình. Chỗ ngồi học của em chính là bàn uống nước và tiếp khách nơi sinh hoạt của cả gia đình…
Tấm gương Đoàn Phạm Khiêm - Chàng thủ khoa câm điếc mê vẽ tranh
13.04.2020 5421
Từng là người câm điếc đầu tiên của Việt Nam đậu đại học chính quy với số điểm cao nhất (29,5 điểm) của khoa Hội họa, ĐH Mỹ thuật TP HCM, Đoàn Phạm Khiêm mê vẽ tranh từ nhỏ và luôn đạt kết quả cao ở môn học này.
Linh Chi - Cô bé không tay không chân nhận học bổng đặc biệt
13.04.2020 3987
Hai suất học bổng đặc biệt của chương trình “VNPT - Kết nối những ước mơ” đã trao đến em Nguyễn Linh Chi - cô bé 8 tuổi bị dị tật bẩm sinh không có chân tay và người em trai Nguyễn Đình Dũng - những tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống và tinh thần hiếu học.
Nguyễn Sơn Lâm: khát vọng vượt đỉnh cao hơn Fansipan
13.04.2020 3755
Chàng trai cao chưa đến 90 cm chinh phục Fansipan, lập công ty riêng, tự tin diễn thuyết trước đám đông, truyền sinh lực và niềm tin cho hàng ngàn người.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”
13.04.2020 4404
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
Nick Vujicic - từ tuyệt vọng đến ý nghĩa cuộc đời
13.04.2020 3710
Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với vô vàn vất vả ở trường lớp, thường xuyên tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn tự hỏi vì sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, liệu cuộc sống của mình có ý nghĩa gì hay không.
4 danh nhân kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO vinh danh
13.04.2020 2509
Khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris, Pháp, ngày 16-4-2019, đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất. Theo đó, hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An đã được thông qua cùng 48 hồ sơ khác từ 71 hồ sơ do 41 quốc gia đề cử. Như vậy, Việt Nam có bốn danh nhân kiệt xuất được UNESCO vinh danh. UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân các dịp kỷ niệm: 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) và 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015).
Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt
13.04.2020 2522
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi". 
9 người thầy giáo “đặc biệt” ở Việt Nam
13.04.2020 3241
Thầy cô – những người dạy ta cách đọc, viết, cách sống và làm người. Họ đem lại cho chúng ta tri thức, góp nhặt sự tươi đẹp cho cuộc sống. Hãy cùng tri ân đến 9 người thầy "đặc biệt" tại Việt Nam.
10 nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử
13.04.2020 22579
Các nhà khoa học là những người rất quan trọng đối với nhân loại. Nhờ có những phát minh, công trình nghiên cứu của học mà thế giới mới phát triển như ngày nay. Không phải nghiên cứu nào cũng đạt được thành quả ngay lập tức mà cần trải qua một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hy sinh và thời gian để ghi nhận. Để so sánh giữa những nhà khoa học và các công trình với nhanh cũng là một điều khó. Tuy nhiên, trong bài viết này, xin đưa ra 1 danh sách 10 nhà khoa học vĩ đại nhất dựa theo xếp hạng của World Top. Có lẽ rằng khó mà có thể phân định ai hơn ai nhưng tất cả họ đều là những nhà khoa học nổi tiếng trong thời kì/lĩnh vực của họ.
Tấm gương hiếu học: Từ ăn mày trở thành tiến sĩ nước Đại Việt
13.04.2020 2849
Từ xưa người Việt vẫn không khỏi tự hào về biết bao con người làm nên ‘bảng vàng chữ nghĩa’. Nhưng chuyện từ một kẻ ăn mày mà trở thành tiến sỹ thì thật ít ai ngờ! Không chỉ là hình tượng văn chương lịch sử, đó còn là chuyện đời có thật của những vị tiến sỹ Việt rất đáng khâm phục và ngợi ca.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông - người hết lòng gìn giữ điệu hát then cổ
13.04.2020 2280
Với hơn 50 năm miệt mài gìn giữ điệu hát Then cổ - di sản văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày, Nùng, bà không chỉ tiếp thu những làn điệu Then mà còn lan tỏa niềm đam mê bằng cách truyền dạy lại cho nhiều thế hệ học trò nhằm gìn giữ câu then cho muôn đời sau. Bà là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông, sinh năm 1948, tại khu II, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
GS Hà Văn Tấn - thần tượng của nhiều thế hệ học trò
13.04.2020 2290
Là nhà sử học, khảo cổ học, GS Hà Văn Tấn được học trò khâm phục bởi ông có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và cách tư duy hiện đại. "Nếu như GS Lê được biết đến như người thầy mẫu mực, ghi chép lời thầy giảng sẽ được một bài viết dùng từ chuẩn xác, chặt chẽ, thì thầy Tấn lại rất uyên bác, biết nhiều ngoại ngữ. Có cảm giác mình hỏi cái gì thầy cũng biết. Còn thầy Vượng có rất nhiều ý tưởng hay, mới, gần với quần chúng nên được hâm mộ. Thầy Lâm thì mực thước", GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nói.
Triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti - Thoát khỏi định kiến để có được sự tự do tuyệt đối
13.04.2020 2956
Tự do đầu tiên và cuối cùng tập hợp 20 bài nói chuyện và 38 lời giải đáp thắc mắc về nhiều chủ đề của triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti (1895-1986). Đây cũng là một trong những tựa sách đầu tiên đưa tên tuổi Krishnamurti trở thành một triết gia có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
The Rock: Từ quá khứ bị xa lánh đến siêu sao tỉ đô của đỉnh cao Hollywood
07.03.2020 2849
Ở tuổi 48, Dwayne Johnson có sự nghiệp đấu vật lẫy lừng, gia tài điện ảnh đồ sộ, mức thu nhập trong mơ và tổ ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để sở hữu cuộc sống như hiện tại, anh đã trải qua những gì…
Stephen Hawking: Thiên tài xe lăn thay đổi cả nền thiên văn học thế giới
06.03.2020 2708
Mắc chứng thoái hóa thần kinh vận động từ năm 21 tuổi, Stephen Hawking đã vượt lên bệnh tật, trở thành nhà khoa học đáng kính với những đóng góp thay đổi nền khoa học hiện đại. Sống phần lớn cuộc đời trong cảnh tật nguyền vì căn bệnh thoái hóa thần kinh hiếm gặp, nhà vật lý Stephen Hawking vẫn để lại cho nhân loại những khám phá vĩ đại và những công trình có tính lan tỏa, làm thay đổi thế giới.
Những nữ doanh nhân thành đạt nhất trên thương trường Việt Nam
03.03.2020 2659
Bản lĩnh, đầy quyết tâm, nhiều nữ doanh nhân đã tự đứng trên đôi chân của mình, chèo lái các công ty, tập đoàn lớn với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam và ghi danh mình trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Nelson Mandela và con đường trở thành huyền thoại thế giới
02.03.2020 2753
Ngày 18-7 hằng năm được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela. Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc dành riêng một ngày để tôn vinh một cá nhân, ghi nhận sự đóng góp của một nhà lãnh đạo đã trở thành huyền thoại vì sự đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do, bình đẳng của con người và nền hòa bình của dân tộc.
'Thần Siêu' - người xây tháp bút viết lên trời xanh
23.02.2020 3034
Hơn một thế kỷ trôi qua, những câu chuyện về “Thần Siêu” vẫn còn được nhân dân truyền tụng. Ông là người cho xây tháp đá hình ngọn bút lông hướng lên trời bên đền Ngọc Sơn, Hà Nội.
Mạc Đĩnh Chi và câu chuyện trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên
20.02.2020 7103
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài.
Marie Curie thiên tài khoa học trong lịch sử thế giới
15.12.2019 2765
Sở hữu trí thông minh hơn người từ khi còn nhỏ, song chính niềm say mê học tập, cách thức ghi nhớ và học hỏi kiến thức độc đáo đã giúp Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ kiệt xuất trong lịch sử.
Những bậc danh nhân kì tài trong lịch sử Việt Nam
12.12.2019 11967
Từ xa xưa, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta dù có nghèo khó cũng cố gắng để cho con đi học lấy chữ thành người và cũng có biết bao nhiêu tấm gương vượt nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Họ trở thành những vị trạng nguyên xuất sắc nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới đây là những bậc trạng nguyên nổi tiếng nước ta:
Tin xem nhiều
Tin mới nhất