Về vua Quang Trung vị vua chưa từng thất bại trong bất kỳ trận đánh nào của Việt Nam
31.10.2019
3459
Quang Trung Hoàng đế tên thật là Nguyễn Huệ, sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra,
Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào.
Năm 1788, vua Càng Long đem 20 vạn quân Mãn Thanh sang đánh nước ta. Quang Trung kéo 10 vạn quân thần tốc ra Bắc nhằm đón đánh quân xâm lược trước khi chúng tiến vào nước ta. Trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Thanh đại bại, xác chất cao hơn núi. Số còn lại bỏ chạy tán loạn, 20 vạn quân Thanh bị phục kích truy sát chết gần hết.
Lịch sử ghi nhận Quang Trung chưa từng thất bại trong bất kỳ lần cầm quân đánh giặc nào. Là một người hùng của dân tộc nhưng Quang Trung mất sớm bỏ lại bao dự định quy hoạch về tương lai đất nước. Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng.
Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.[3]
Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Khi Quang Trung mất, nhân dân nhiều nơi đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tượng đài và bảo tàng để tưởng nhớ công lao của ông.
Dù sau này Nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín của Quang Trung (nhà Nguyễn là hậu duệ của chúa Nguyễn, từng bị nhà Tây Sơn đánh đổ) như phá bỏ đền thờ, cấm người dân thờ cúng, truy lùng các bề tôi, con cháu của Quang Trung... và gọi ông là "giặc" trong các tài liệu triều đình, nhưng ký ức về các chiến công của ông vẫn được những người mến mộ ông truyền tụng suốt 150 năm.
Ngày nay, Nguyễn Huệ được coi là vị anh hùng dân tộc của Việt Nam, nhiều trường học và đường phố ở các địa phương được đặt các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố đồng thời là một đường hoa và cũng là phố đi bộ mang tên ông.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra,
Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào.
Năm 1788, vua Càng Long đem 20 vạn quân Mãn Thanh sang đánh nước ta. Quang Trung kéo 10 vạn quân thần tốc ra Bắc nhằm đón đánh quân xâm lược trước khi chúng tiến vào nước ta. Trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Thanh đại bại, xác chất cao hơn núi. Số còn lại bỏ chạy tán loạn, 20 vạn quân Thanh bị phục kích truy sát chết gần hết.
Lịch sử ghi nhận Quang Trung chưa từng thất bại trong bất kỳ lần cầm quân đánh giặc nào. Là một người hùng của dân tộc nhưng Quang Trung mất sớm bỏ lại bao dự định quy hoạch về tương lai đất nước. Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng.
Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.[3]
Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Khi Quang Trung mất, nhân dân nhiều nơi đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tượng đài và bảo tàng để tưởng nhớ công lao của ông.
Dù sau này Nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín của Quang Trung (nhà Nguyễn là hậu duệ của chúa Nguyễn, từng bị nhà Tây Sơn đánh đổ) như phá bỏ đền thờ, cấm người dân thờ cúng, truy lùng các bề tôi, con cháu của Quang Trung... và gọi ông là "giặc" trong các tài liệu triều đình, nhưng ký ức về các chiến công của ông vẫn được những người mến mộ ông truyền tụng suốt 150 năm.
Ngày nay, Nguyễn Huệ được coi là vị anh hùng dân tộc của Việt Nam, nhiều trường học và đường phố ở các địa phương được đặt các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố đồng thời là một đường hoa và cũng là phố đi bộ mang tên ông.
Tin chọn lọc khác
Tin cùng chuyên mục