Đinh Liệt vị công thần trong việc khai quốc cho đời nhà Lê

Đinh Liệt vị công thần trong việc khai quốc cho đời nhà Lê
24.02.2020 3239

Tham gia hội thề Lũng Nhai

Danh tướng Đinh Liệt sinh năm 1400 ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Theo gia phả dòng họ Đinh ở Thái Bình thì ông là hậu duệ của Nam Việt Vương Đinh Liễn (con trai Đinh Tiên Hoàng).

(Tranh chân dung minh họa Đinh Liệt)

Lớn lên trong cảnh Giang Sơn bị quân Minh giày xéo, dân chúng cực khổ lầm than, Đinh Liệt sớm thể hiện là người có chí lớn. Ông cùng anh trai mình là Đinh Lễ tham gia nghĩa quân Lam Sơn và là một trong 18 người tham gia hội thề Lũng Nhai, trụ cột của nghĩa quân Lam Sơn.

Thuở ban đầu khi tham gia nghĩa quân Lam Sơn, Đinh Liệt sớm thể hiện sự thông minh, gan dạ nên được cử làm cận vệ cho chủ tướng Lê Lợi.

Khai quốc công thần lập công lớn

Năm 1424, quân Lam Sơn tiến xuống phía nam, nhanh chóng chiếm thành Trà Lân rồi tiến vào chuẩn bị vây đánh thành Nghệ An. Thế nhưng quân Minh phản công, Đinh Lễ được lệnh dẫn quân mai phục ở vùng đất hiểm Khả Lưu.

Hỗ trợ cho anh mình, Đinh Liệt đưa hơn 1.000 quân, bí mật luồn xuống Đỗ Gia (thuộc Hương Sơn, Hà Tĩnh) rồi vòng lên đánh tập hậu vào quân Minh.

Quân Minh đến Khả Lưu thì bị rơi vào ổ mai phục của Đinh Liệt khiến tiến thoái lưỡng nan. Đúng lúc ấy Đinh Liệt bất ngờ từ phía sau đánh đến khiến quân Minh đại bại.

(Đinh Liệt lập công lớn trong khai quốc)

Sau đó Đinh Liệt lập công lớn khi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh chiếm Tùng Lĩnh, Linh Cảm rồi chiếm toàn châu Trà Lân (thuộc Nghệ An). Đinh Liệt dẫn quân tiến đánh Nghệ An, quân Minh thua trận phải rút vào thành cố thủ.

Cuối năm 1427, Tổng binh Liễu Thăng thống lĩnh 10 vạn viện binh tiến đánh quân Lam Sơn. Đinh Liệt cùng các tướng mai phục ở Chi Lăng đánh bại quân Minh, khiến Liễu Thăng tử trận.

Suốt 10 năm theo nghĩa quân Lam Sơn, Đinh Liệt vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật. Đến khi quân Lam Sơn thắng thế, ông đều lập công lớn.

Trung thành phụng sự cho nhà Lê

Sau khi lên ngôi Vua, Lê Lợi ban cho Đinh Liệt chức Thứ thủ (Phó chỉ huy) đội quân tinh nhuệ Thiết Đột. Khi Lê Lợi phong thưởng cho đội quân Thiết Đột vì những công lao to lớn thì trong 121 người được thưởng, Đinh Liệt được xem là lập công hạng nhất, được ban quốc tính, phong Trung tán trị hiệp mưu bảo chính công thần, Vinh lộc đại phu, tả Kim ngô vệ đại tướng quân, tước Thượng trí tự.

Đến đời vua Lê Thái Tông, Chiêm Thành tiến đánh cướp phá vùng biên giới, Đinh Liệt dẫn quân đánh bại Chiêm Thành.

Năm 1444 dưới thời vua Lê Nhân Tông, ông bị vu oan, Thái hậu Nguyễn Thị Anh lúc này đang nhiếp chính sai giam cả nhà ông dưới hầm, suốt 4 năm sau mới được thả ra. Năm 1454, ông được phong hàm Thái bảo.

Năm 1459, Lạng Sơn vương Nghi Dân đang đêm cho quân bắc thang vào thành hại chết vua Lê Nhân Tông rồi tự lên ngôi vua.

Năm 1460, Đinh Liệt đang giữ chức Khai phủ nghi đồng tam ty Thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu cùng với các tướng Nguyễn Xí, Lê Lăng, Lê Niệm lật đổ Nghi Dân, rồi đưa hoàng tử Tư Thành lên ngôi, tức vua Lê Thánh Tông.

(Đinh Liệt góp sức cho 4 đời vua Lê)

Từ đây triều chính là Lê mới ổn định, Lê Thánh Tông thể hiện là một vị vua anh minh, đưa Đại Việt phát triển lên đến thịnh trị.

Năm 1465, Nguyễn Xí mất, Đinh Liệt trở thành lão tướng duy nhất còn lại trong triều, ông làm Tể tướng, gánh vác nhiều việc lớn cho Giang Sơn Xã Tắc.

Phụng sự giang sơn xã tắc đến giây phút cuối cùng

Năm 1470, vua Chiêm là Trà Toàn thống lĩnh 10 vạn quân tiến đánh Đại Việt. Quân Chiêm gồm cả thủy binh, bộ binh, kỵ binh và tượng binh đánh úp châu Hóa. Phạm Văn Hiến không thể chống được, bèn cho cả quân và dân vào trong thành, rồi cấp báo về triều.

Nhận được tin báo, vua Lê Thánh Tông chuẩn bị gấp tiến đánh Chiêm Thành. Đinh Liệt dù đã 70 tuổi vẫn làm Chinh Lỗ Tướng quân, chỉ huy đội quân tiên phong đánh bại quân Chiêm, tiến thẳng vào Chiêm Thành. Quân Việt thắng lớn, vua Chiêm là Trà Toàn bị bắt.

Năm 1471, Đinh Liệt thắng trận về đến nhà thì bệnh nặng và mất, được truy phong là Trung Mục vương. Vua Lê Thánh Tông cũng ban tặng cho ông 8 chữ vàng: “Tứ đại kỳ công, vĩnh thùy bất hủ.”

Đánh giá về ông, sử gia Phan Huy Chú viết rằng: “Ông là người có công to khi mới mở nước, trải thờ bốn triều. Lại là công thần bậc nhất buổi Trung hưng: chức vị và đức vọng cao chót vót. Từ năm Quang Thuận trở đi làm thủ tướng gần 10 năm, quyết đoán những mối ngờ lớn, quyết định những việc bàn lớn. Vua rất tin cậy, trong triều ngoài nội đều tôn trọng.”

Con cháu Đinh Liệt suốt 7 đời sau này đều làm võ tướng trụ cột, vì thế người xưa khen dòng họ Đinh Liệt là “hổ phụ sinh hổ tử”.

Tin chọn lọc khác
"Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" Mạc Đĩnh Chi
29.01.2021 4141
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông.
Những điều chưa kể về vị Hoàng đế nhà Nguyên – Hốt Tất Liệt
19.11.2020 3824
Mặc dù cuộc đời Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp binh đao cùng những sóng gió triền miên của cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt nhưng có một điều không thể phủ nhận: Hốt Tất Liệt là một vị hoàng đế kiệt xuất, lập ra triều Nguyên ở Trung Quốc.
Nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam và cuộc đời bi kịch
07.11.2020 3824
Là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn một năm nên sách sử khi viết về bà chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược khiến hậu thế ít biết về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của bà.
Người thành lập ra ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
07.04.2020 3933
“Việt Nam Ngân hàng” hay “Công ty tín dụng An Nam” là tổ chức tín dụng đầu tiên do người Việt thành lập và điều hành từ những năm 1926. Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng là ông Trần Trinh Trạch, ông chính là cha ruột của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Chuyện ít biết về ba anh em họ Đinh đã giúp Lê Lợi từ khi khởi nghĩa tới ca khúc khải hoàn
05.04.2020 2386
Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt ba anh em có công giúp đỡ Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) từ khi dựng cờ khởi nghĩa tới ngày toàn thắng.
Giai thoại kỳ thú về niên hiệu Cảnh Hưng của vua Hậu Lê
04.04.2020 2336
Vị vua thứ 26 của nhà Hậu Lê có rất nhiều giai thoại và câu chuyện ly kỳ, lạ lùng. Ngay cả đến niên hiệu của ông cũng gắn với một câu chuyện "nhìn chữ đoán mệnh".
Hơn 200 năm trước, triều Nguyễn kiểm soát các dịch bệnh như thế nào?
03.04.2020 2291
Cách nay hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như vậy giờ, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét bằng cách nào?
Người phụ nữ nhường khiên, lấy thân che chắn cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
27.03.2020 2094
Phía sau thành công của người anh hùng luôn có hình bóng người phụ nữ. Nhắc tới binh nghiệp lẫy lừng của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, cũng nên nhắc đến vợ hiền của ông.
Hai người thầy vĩ đại khiến Alexander Đại đế mang ơn cả đời
11.04.2020 2595
Trong thời đại của mình, Alexander Đại đế nổi tiếng là một chiến lược gia vĩ đại, một bậc thầy quân sự dụng binh đỉnh cao. Ngay từ năm 16 tuổi, ông đã tham gia trận đánh và giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc đời.
Hai chị em dòng dõi Vua Hùng, làm nên cuộc lật đổ nổi tiếng trong sử Việt
10.04.2020 2280
Được ghi nhận trước nhất trong những hào kiệt nổi dậy chống nền đô hộ phương Bắc, chị em Hai Bà Trưng đã làm nên một cuộc lật đổ chấn động chính quyền đô hộ Trung Hoa ở đất Việt dạo ấy, và nhân dân ta thì mãi nhắc nhớ với lòng tự hào.
Vị vua kiệt xuất làm rực sáng nước Việt - Lê Thánh Tông
09.04.2020 2706
Vua Lê Thánh Tông được các sử gia từ xưa đến nay ghi nhận là vị hoàng đế kiệt xuất, đã lập nên một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
Võ Văn Dũng - Chiến tướng hàng đầu của vua Quang Trung, đứng đầu Tây Sơn thất hổ tướng
07.04.2020 2750
Võ Văn Dũng là danh tướng của nhà Tây Sơn, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn vào năm Canh Ngọ 1750 trong một gia đình khá giả.
Hai đại danh y nước Việt được xưng là bậc tổ của nghề y
06.04.2020 2359
Với tài năng chữa bệnh cứu người, viết sách dạy về nghề thuốc, cùng tấm gương sáng về y đạo để lại cho hậu thế, hai vị danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc tổ của nghề y nước ta.
Ngô Quyền - vị tổ trung hưng của nước Việt, vua đứng đầu các vua
05.04.2020 3000
Với võ công trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giết chết hoàng tử của giặc là Hoằng Tháo, xưng vương khởi đầu nền tự chủ của nước Việt, Ngô Tiên Chủ xứng đáng được đời sau ca tụng là "vua đứng đầu các vua".
Lệ Hải Bà Vương - người khiến giặc Ngô cảm thán
04.04.2020 2881
Đến hôm nay, sau 1772 năm, những lời nói đanh thép của Bà Triệu hay hình ảnh bà oai vệ mặc giáp vàng vung kiếm trên đầu voi xông pha dẹp giặc vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt.
'Hùm thiêng' nước Việt Đề Thám khiến giặc ngoại xâm khiếp sợ
03.04.2020 2391
"Mỗi khi quân giặc xông tới, cụ cùng nghĩa quân thường thủ hiểm một chỗ, bình tĩnh đợi giặc lao vào vừa tầm súng mới bắn. Mà bắn là ít khi chệch"
Cặp phu thê đại tướng tài giỏi, tài trí hơn người nhà Tây Sơn
02.04.2020 2162
Nếu như Võ Văn Dũng là võ tướng số 1 dưới trướng Quang Trung thì Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân lại nổi danh với tài trí hơn người và tấm lòng trung thành son sắt.
Vị vua sáng chói của nước Việt - Lý Thái Tổ
01.04.2020 2471
Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về - Đại Việt sử ký toàn thư chép.
Đội Cấn - người khởi binh Thái Nguyên và ước mơ Đại Hùng Đế Quốc
11.03.2020 2917
Trong tình cảnh đất nước bị đô hộ bởi người Pháp, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, thì cuộc binh biến của binh lính người Việt ở Thái Nguyên gắn liền với tên tuổi Đội Cấn trở thành một sự cổ vũ rất lớn cho những người yêu nước lúc đó.
Đinh Liệt vị công thần trong việc khai quốc cho đời nhà Lê
24.02.2020 3240
Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thế hệ con cháu 7 đời của ông đều có người làm võ tướng quan trọng của triều đình.
Lý Thái Tông vị minh quân tài năng có tướng lạ
14.02.2020 3910
Vua Lý Thái Tông có tên là Lý Phật Mã, sinh ra ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư. Là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân. Lúc mới sinh Lý Phật Mã đã có tướng lạ, sau gáy có 7 nốt ruồi chụm lại như chòm sao thất tinh bắc đẩu.
Phạm Ngũ Lão - vị tướng hiếm có của Hưng Đạo Vương thời nhà Trần
14.02.2020 4463
Những thứ lấy được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc bấy giờ. Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành.
Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản
07.02.2020 2956
Là tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ, Phan Thanh Giản đã đưa ra những đề xuất thay đổi, học hỏi phương Tây để đất nước vững mạnh hơn, có thể đứng vững trước người Pháp, tiếc rằng Vua không nghe theo. Trong tình thế vũ khí thô sơ không thể chống giặc, lại bị giặc lừa, ông đành giao 3 tỉnh miền Tây cho Pháp với điều kiện đảm bảo mạng sống cho toàn bộ binh lính và dân chúng, còn bản thân mình thì tự tử để giữ tròn khí tiết.
Nguyễn Khoa Đăng: Vị quan trừ bạo an dân được ví như Bao Chửng thời nhà Nguyễn
14.01.2020 2665
Nguyễn Khoa Đăng thời nhà Nguyễn lập được nhiều công lao lớn. Người dân xem ông như Bao Công bởi ông đã giúp dân trấn áp đạo tặc, lại không sợ cường quyền, đòi tiền công từ cả người nhà của Chúa, yêu cầu các Hoàng thân quốc thích phải theo phép nước bắt đầu từ người cao nhất, khiến ai cũng nể sợ, giúp triều đình giữ được kỷ cương.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất