Phân tích xác ướp nghìn năm phát hiện 2 điều hiếm gặp ở người

Phân tích xác ướp nghìn năm phát hiện 2 điều hiếm gặp ở người
02.04.2020 1872

Phải mất 2.600 năm để phá vụ án, nhưng các nhà Ai Cập học cuối cùng đã xác định được làm thế nào một người phụ nữ tóc xoăn, ưu tú từ Thebes cổ đại đã gặp kết cục như vậy.

Takabuti, 20 tuổi, đã bị sát hại trong một vụ tấn công bằng dao bạo lực, các nhà nghiên cứu từ Đại học Manchester ở Anh đã tuyên bố ngày 27/1, nhân kỷ niệm 185 năm ngày mở xác ướp lần đầu tiên vào năm 1835.

Một phân tích về xác ướp của Takabuti tiết lộ thêm nhiều bí mật của cô. Cô có hai điều hiếm gặp ở người: thừa một chiếc răng (33 chiếc thay vì 32 như những người khác) và có thêm một đốt sống phụ.

Takabuti là ai?

Mặc dù Takabuti đến từ Thebes cổ đại (Luxor, Ai Cập ngày nay), xác ướp của cô đã bị cuốn vào cuộc buôn bán xác ướp Ai Cập dữ dội sau Chiến tranh Napoléon.

Khi Thomas Greg, một người đàn ông Ireland giàu có, mua lại hài cốt của cô vào năm 1834 và đưa cô từ Ai Cập đến Belfast (thủ phủ và thành phố lớn nhất của Bắc Ireland), Takabuti là xác ướp Ai Cập đầu tiên được biết đến ở Ireland.

(Xác ướp Takabuti được mở ra vào năm 1835)

Theo Stair na hÉireann, một trang web mô tả chi tiết về lịch sử của Ireland, thì vào thời điểm đó, nhà Ai Cập học Edward Hincks (1792 – 1866) đã giải mã chữ tượng hình về trường hợp xác ướp. Ông Hincks phát hiện ra rằng người phụ nữ đã được đặt tên là Takabuti và tại thời điểm cô qua đời, cô đã kết hôn, ở độ tuổi 20 và là tình nhân của chủ một ngôi nhà lớn ở Thebes.

Bản dịch của nhà Ai Cập học Hincks cũng tiết lộ rằng cha của người phụ nữ là một linh mục phục vụ thần Mặt Trời, Amun.

"Có một lịch sử phong phú về thử nghiệm Takabuti kể từ khi cô ấy lần đầu tiên được mở ra ở Belfast vào năm 1835", Greer Ramsey, người phụ trách khảo cổ học tại Bảo tàng Quốc gia Bắc Ireland, cho biết. Trong những năm gần đây, xác ướp của Takabuti đã trải qua các lần quét bằng tia X, chụp CT, phân tích tóc và xác định niên đại bằng phản ứng với đồng vị carbon. Qua đó cho thấy cô sống vào khoảng năm 660 trước Công nguyên, vào cuối triều đại thứ 25.

Các xét nghiệm gần đây nhất mà cô trải qua là phân tích DNA và quét CT thêm. Các nhà nghiên cứu cho biết cả hai đều tiết lộ kết quả bất ngờ.

Phát hiện ngạc nhiên, thú vị

(Tiến sĩ Robert Loynes chuẩn bị nghiên cứu xác ướp)

Các phân tích DNA cho thấy Takabuti giống với người châu Âu về mặt di truyền hơn so với người Ai Cập thời hiện đại.

Ảnh chụp CT cho thấy trái tim cô vẫn còn nguyên vẹn và được bảo tồn hoàn hảo. Những lần quét này cũng tiết lộ cái chết dữ dội của cô: Dấu vết thương cho thấy Takabuti đã bị đâm ở lưng, gần vai trái.

"Người ta thường nhận xét rằng cô ấy trông rất yên bình khi nằm trong quan tài của mình, nhưng bây giờ chúng tôi biết rằng khoảnh khắc cuối cùng của cô ấy là nỗi đau đớn khi đã chết dưới tay của một người khác", Eileen Murphy, nhà nghiên cứu sinh học khảo cổ tại Trường Tự nhiên và Môi trường thuộc Đại học Queen, Belfast, chia sẻ.

Cụ thể, kết quả chụp CT cho thấy "Takabuti bị thương nặng ở phía sau thành ngực trên. Điều này gần như chắc chắn gây ra cái chết nhanh chóng của cô ấy. ", bác sĩ Robert Loynes, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đã nghỉ hưu và là giảng viên danh dự tại Trung tâm Ai Cập Y sinh của Đại học Manchester, cho biết.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm những phát hiện khác cũng rất quan trọng.

Việc trái tim của Takabuti còn nguyên vẹn cũng là điều cần phải lý giải. Bởi theo người Ai Cập cổ đại, trước khi ướp xác, con người sẽ bị lấy mất trái tim để người chết không bị quỷ Ammit ăn thịt, cản trở hành trình sang thế giới bên kia, TS Ramsey nói.

Các phân tích mới cũng làm sáng tỏ cuộc sống ở Ai Cập trong triều đại thứ 25, Rosalie David, một nhà Ai Cập học tại Đại học Manchester thông tin: "Nghiên cứu này giúp giới khảo cổ hiểu biết thêm không chỉ về Takabuti mà còn cả bối cảnh lịch sử, rộng hơn là thời đại mà cô ấy sống. Nó là cơ sở, ánh sáng dẫn đến những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Ai Cập".

Nhóm nghiên cứu - bao gồm các nhà khoa học từ Bảo tàng Quốc gia Bắc Ireland, Đại học Manchester, Đại học Queen's Belfast và Bệnh viện tư nhân Kingsbridge - hiện đang viết một cuốn sách về những phát hiện của nó.

Công chúng có thể thăm quan xác ướp của Takabuti miễn phí trong phòng trưng bày Ai Cập cổ đại tại Bảo tàng Ulster ở Bắc Ireland.

Tin chọn lọc khác
Đội quân đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng không có một vị thống soái
12.04.2020 2035
Hơn 40 năm sau khi tìm thấy các chiến binh đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nhà khảo cổ vẫn chưa xác định được bức tượng thống soái của đội quân này. Vì sao?
Chiếc nhẫn vàng của đại văn hào Ireland 'tái xuất' sau gần 20 năm
11.04.2020 1544
Ngày 4/12 tới đây, chiếc nhẫn vàng mà nhà văn nổi tiếng người Ireland Oscar Wilde từng tặng cho một người bạn thân sẽ được trả lại trường Magdalen thuộc Đại học Oxford, nơi đại văn hào này từng theo học, gần 20 năm sau khi bị đánh cắp.
Victor Lustig, kẻ lừa đảo khét tiếng đã hai lần bán tháp Eiffel
08.04.2020 2507
Những câu chuyện nức tiếng về Victor Lustig khiến bạn phải thốt lên: Làm sao nạn nhân lại cả tin đến thế cơ chứ! Dù nghe hoang đường đến mấy, những phi vụ này đều có thực.
Viên đạn trong ngày Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát được công khai sau 56 năm
07.04.2020 2201
"Viên đạn thật đang được bảo quản nghiêm ngặt tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ, còn các bản sao 3D sẽ mang đến cho người xem cái nhìn chân thực nhất có thể".
Lý do người Trung Quốc xưa luôn để một đồ vật vào miệng người đã khuất
05.04.2020 2293
Người Trung Quốc xưa rất quan trọng về thế giới bên kia sau khi qua đời. Cho dù hoàn cảnh giàu nghèo khác nhau, các nghi thức tang lễ cơ bản vẫn phải diễn ra sao cho trọn vẹn.
Giải mã bàn thờ 1.500 năm tuổi của người Maya cổ
20.03.2020 1955
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bàn thờ bằng đá được chạm khắc gần 1.500 năm tuổi ở thành phố La Corona của văn minh Maya cổ đại, nằm sâu trong những khu rừng rậm phía bắc quốc gia Trung Mỹ Guatemala.
Gobekli Tepe - Quần thể cự thạch khổng lồ từ thời cổ đại
18.03.2020 1883
Khi khám phá ra tổ hợp công trình Gobekli Tepe vào năm 1995, giới nghiên cứu thế giới đã xếp nơi đây trở thành địa điểm huyền bí và khó lí giải bậc nhất thế giới.
Phát hiện hầm mộ được xây bằng gạch bùn từ thời La Mã ở Ai Cập
17.03.2020 1825
Bộ trên cho biết các nhà khảo cổ còn phát hiện 5 pho tượng nữ thần Isis cùng với nhiều đồ dùng bằng đất sét ở gần cửa trước của hầm mộ này. Ngày 5/11, Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết một nhóm khảo cổ chung của Ai Cập và Nhật Bản đã khai quật một hầm mộ được tạc trong đá ở tỉnh Giza của nước này.
Tìm thấy hài cốt của vị tướng một chân được Napoleon coi trọng nhất
16.03.2020 1726
Các xét nghiệm ADN xác nhận rằng hài cốt của Charles Gabriel César Gudin - vị tướng được Napoleon coi trọng nhất, đã được tìm thấy dưới một sàn nhảy cũ ở Nga vào đầu năm nay.
Phát hiện bất ngờ về hố bẫy voi ma mút đầu tiên trong lịch sử loài người
15.03.2020 1811
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học thế giới đã phát hiện ra một chiếc bẫy voi ma mút có từ thời tiền sử. Các nhà nhân chủng học từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico cho biết họ đã phát hiện ra 2 chiếc hố săn có niên đại cách đây hơn 10 nghìn năm.
Khai quật lăng mộ của “đại gia” Trung Quốc
14.03.2020 3163
Khi một cuộc khai quật được bắt đầu, nhóm nghiên cứu không bao giờ biết hiện vật tiếp theo sẽ là gì. Nhiều khi chỉ là những mảnh gốm, đồ tạo tác nhưng có những lần hiếm hoi là một cuộc khai quật để đời.
Phát hiện công trình 5.000 năm tuổi, có kiến trúc giống kim tự tháp
13.04.2020 1963
Các nhà khảo cổ Peru vừa phát hiện 1 công trình kiến trúc tương tự kim tự tháp có niên đại ít nhất 5.000 năm tuổi tại khu Cerro Sechin thuộc tỉnh miền Bắc Casma nước này.
Quân cờ vua có niên đại cổ nhất thế giới
12.04.2020 1949
Một viên đá chạm khắc được phát hiện bởi nhà khảo cổ người Canada có thể là quân cờ vua có niên đại lâu đời nhất từng được tìm thấy.
Trường cung: Vũ khí uy lực bậc nhất của quân Anh thời Trung Cổ
10.04.2020 1993
Bằng những cây cung dài kết hợp với chiến thuật đặc biệt, cung thủ Anh đã ghi dấu ấn đặc biệt trong nhiều trận đánh nổi tiếng thời Trung Cổ.
Khai quật mộ cổ Ai Cập 2.500 năm tuổi, bất ngờ phát hiện bên trong chứa hàng chục xác ướp mèo
10.04.2020 1849
Các nhà khoa học tìm thấy rất nhiều xác ướp động vật cùng nhiều di vật có giá trị khác trong một lăng mộ Ai Cập cổ có niên đại hàng ngàn năm.
Trích xuất được bộ gen người hoàn chỉnh từ cục "kẹo cao su" 5.700 tuổi
09.04.2020 1829
Cuộc nghiên cuộc được Tổ chức Villum và chương trình nghiên cứu Horizon 2000 của Châu Âu ủng hộ thông qua quỹ tài trợ Marie Curie Action.
Người khổng lồ của triều Thanh và cuộc sống đáng ngưỡng mộ
07.04.2020 1850
Cuối triều nhà Thanh hơn 100 năm trước từng xuất hiện một người khổng lồ mang tên Chiêm Thế Sai, ông được cho là người khổng lồ cao nhất thế giới.
Top 5 di tích cổ đại bí ẩn còn sót lại trên thế giới
06.04.2020 2164
Quần thể Kim Tự Tháp Giza cùng với tượng Nhân Sư Sphinx chính là công trình gắn liền với nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tổng thể di tích bao gồm 3 Kim Tự Tháp, trong đó Kim Tự Tháp lớn nhất có chiều cao lên tới 145,75 m.
Bãi đá cổ Tiya khiến giới khoa học ‘đau đầu’
05.04.2020 1813
Bãi đá cổ huyền bí với tảng đá khổng lồ có khắc biểu tượng thanh kiếm khiến các nhà nghiên cứu quốc tế "đau đầu" trong nhiều thập niên qua.
Sự thật bất ngờ về hài cốt quái vật "bạo chúa Nano" mới
04.04.2020 1915
Bí ẩn gây tranh cãi suốt 50 năm về một quái vật thời tiền sử được đặt tên Nanotyrannus, một cách ghép chữ từ tên khủng long bạo chúa Tyrannosaurus, đã được giải mã.
Sừng khủng long 33.500 năm tuổi được phát hiện tại Mỹ
02.04.2020 1840
Mẫu hóa thạch được tìm thấy vào tháng 5/2012 đã thách thức quan điểm cho rằng tất cả khủng long đều đã tuyệt chủng cách đây khoảng 65 triệu năm.
Phân tích xác ướp nghìn năm phát hiện 2 điều hiếm gặp ở người
02.04.2020 1873
Bí ẩn về vụ án xác ướp người phụ nữ cổ đại ở Ai Cập này mất 2.600 năm mới tìm ra đáp án. Phải mất 2.600 năm để phá vụ án, nhưng các nhà Ai Cập học cuối cùng đã xác định được làm thế nào một người phụ nữ tóc xoăn, ưu tú từ Thebes cổ đại đã gặp kết cục như vậy. 
5 câu chuyện ly kỳ về những kho báu vĩ đại nhất thế giới nhưng chưa được tìm thấy
01.04.2020 2702
Không có gì ly kỳ hơn chuyện về những kho báu bị mất tích, rất nhiều câu chuyện xoay quanh chúng khiến người đời tò mò. 
Leedsichthys: "Máy hút bụi" của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
31.03.2020 1606
Leedsichthys là một loài cá khổng lồ của họ Pachycormidae, một nhóm cá xương Đại Trung Sinh đã sinh sống ở các đại dương giữa kỷ Jura. Leedsichthys (Leeds) là một loài cá khổng lồ được phát hiện lần đầu tiên ở Anh vào thế kỷ 19 bởi một nhà quý tộc tên là Alfred Nicholson Leeds. 
Tin xem nhiều
Tin mới nhất