Sao Mộc - Hành tinh khí khổng lồ
04.02.2024
3447
1. Giới thiệu
Đầu tiên là tên gọi của Sao Mộc được đặt dựa vào nguyên tố “mộc” trong ngũ hành. Người phương Tây vẫn gọi sao Mộc là Jupiter, tên của vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã (trong thần thoại Hy Lạp thần Jupiter có tên là Zeus), có thể là vì đây chính là hành tinh có kích thước lớn nhất hệ Mặt Trời.
Dù Sao Mộc có khối lượng và kích tước lớn nhưng đa phần được cấu tạo từ khí hidro và khí heli
Sao Mộc chủ yếu chứa vật chất ở trạng thái khí và lỏng và có đường kính lên tới 142.984 km tại xích đạo. Khối lượng riêng trung bình của hành tinh bằng 1,326 g/cm3, và có khối lượng riêng lớn nhất trong số bốn hành tinh khí khổng lồ. Tuy thế mật độ này nhỏ hơn bất kỳ khối lượng riêng của các hành tinh đất đá.
2. Một số thông tin về Sao Mộc
- Khí quyển Sao Mộc
Sao Mộc cũng có bầu khí quyển lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, mở rộng hơn 5000 km theo độ cao. Do sao Mộc không có bề mặt rắn, đáy của bầu khí quyển được coi là nơi có áp suất khí quyển bằng 10 bar, bằng 10 lần áp suất khí quyển tại bề mặt Trái Đất.
- Mây trên Sao Mộc
Sao Mộc bị bao phủ vĩnh cửu các tầng mây chứa tinh thể amoniac và có thể amonium hiđrô sunfit.
- Vết đỏ lớn trên sao Mộc
Đặc trưng nổi tiếng nhất của sao Mộc có lẽ là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão có chiều quay ngược với chiều tự quay của sao Mộc và đường kính thường lớn hơn Trái Đất, nằm ở vĩ độ Nam 22° dưới đường xích đạo. Nó đã tồn tại từ ít nhất năm 1831, và có thể là từ 1665.
- Vành đai Sao Mộc
Sao Mộc có hệ thống vành đai hành tinh mờ bao gồm ba vành chính: vành hạt trong cùng hay còn gọi là quầng, vành đai chính tương đối sáng, và vành đai mỏng ngoài cùng. Thành phần vật chất của những vành này chủ yếu là bụi, chứ không là băng đá như vành đai sao Thổ.
- Từ trường của Sao Mộc
Từ trường của sao Mộc mạnh gấp 14 lần từ trường của Trái Đất và nó cũng là từ trường lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.
- Vệ tinh của Sao Mộc
Tính đến tháng 7/2018, sao Mộc có 79 vệ tinh tự nhiên. Trong số này có 63 vệ tinh có đường kính nhỏ hơn 10 kilômét và chỉ được phát hiện từ 1975. Bốn vệ tinh lớn nhất, gọi là các vệ tinh "Galilei" là Io, Europa, Ganymede và Callisto.
3. Ý nghĩa của Sao Mộc
Sao Mộc tượng trưng cho sức mạnh tài chính, sức khỏe, cùng với lòng trung thành và tinh thần lạc quan. Sao Thổ: Nói lên trách nhiệm và tính trưởng thành trong cuộc sống của một người. Sao Thiên Vương: Đại diện cho tinh thần độc lập, sự sáng tạo và khả năng tự do.
Qua đó là một số thông tin thú vị về người “ anh cả” của hệ mặt trời. Trithuc24 chúc các bạn xem tin thật vui vẻ.
Nguồn tham khảo: khoahoc.tv, kenh14.vn
Đầu tiên là tên gọi của Sao Mộc được đặt dựa vào nguyên tố “mộc” trong ngũ hành. Người phương Tây vẫn gọi sao Mộc là Jupiter, tên của vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã (trong thần thoại Hy Lạp thần Jupiter có tên là Zeus), có thể là vì đây chính là hành tinh có kích thước lớn nhất hệ Mặt Trời.
Hình ảnh: Sao Mộc
Sao Mộc chủ yếu chứa vật chất ở trạng thái khí và lỏng và có đường kính lên tới 142.984 km tại xích đạo. Khối lượng riêng trung bình của hành tinh bằng 1,326 g/cm3, và có khối lượng riêng lớn nhất trong số bốn hành tinh khí khổng lồ. Tuy thế mật độ này nhỏ hơn bất kỳ khối lượng riêng của các hành tinh đất đá.
Hình ảnh: cấu tạo của Sao Mộc
- Khí quyển Sao Mộc
Sao Mộc cũng có bầu khí quyển lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, mở rộng hơn 5000 km theo độ cao. Do sao Mộc không có bề mặt rắn, đáy của bầu khí quyển được coi là nơi có áp suất khí quyển bằng 10 bar, bằng 10 lần áp suất khí quyển tại bề mặt Trái Đất.
- Mây trên Sao Mộc
Sao Mộc bị bao phủ vĩnh cửu các tầng mây chứa tinh thể amoniac và có thể amonium hiđrô sunfit.
- Vết đỏ lớn trên sao Mộc
Đặc trưng nổi tiếng nhất của sao Mộc có lẽ là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão có chiều quay ngược với chiều tự quay của sao Mộc và đường kính thường lớn hơn Trái Đất, nằm ở vĩ độ Nam 22° dưới đường xích đạo. Nó đã tồn tại từ ít nhất năm 1831, và có thể là từ 1665.
Hình ảnh: vết đỏ lớn trên Sao Mộc
Sao Mộc có hệ thống vành đai hành tinh mờ bao gồm ba vành chính: vành hạt trong cùng hay còn gọi là quầng, vành đai chính tương đối sáng, và vành đai mỏng ngoài cùng. Thành phần vật chất của những vành này chủ yếu là bụi, chứ không là băng đá như vành đai sao Thổ.
- Từ trường của Sao Mộc
Từ trường của sao Mộc mạnh gấp 14 lần từ trường của Trái Đất và nó cũng là từ trường lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.
Hình ảnh: từ trường Sao Mộc
Tính đến tháng 7/2018, sao Mộc có 79 vệ tinh tự nhiên. Trong số này có 63 vệ tinh có đường kính nhỏ hơn 10 kilômét và chỉ được phát hiện từ 1975. Bốn vệ tinh lớn nhất, gọi là các vệ tinh "Galilei" là Io, Europa, Ganymede và Callisto.
3. Ý nghĩa của Sao Mộc
Sao Mộc tượng trưng cho sức mạnh tài chính, sức khỏe, cùng với lòng trung thành và tinh thần lạc quan. Sao Thổ: Nói lên trách nhiệm và tính trưởng thành trong cuộc sống của một người. Sao Thiên Vương: Đại diện cho tinh thần độc lập, sự sáng tạo và khả năng tự do.
Hình ảnh: Sao Mộc
Nguồn tham khảo: khoahoc.tv, kenh14.vn
Tin chọn lọc khác