Nằm gần thị trần Tiya là ở miền Nam đất nước Ethiopia, bãi đá cổ Tiya là một di chỉ khảo cổ học khiến các nhà nghiên cứu quốc tế "đau đầu" trong nhiều thập niên qua.
Vào tháng 4/1935, một tảng đá khổng lồ có khắc biểu tượng thanh kiếm, đã được phát hiện trong một chuyến thám hiểm của đoàn khảo cổ Đức tại Ethiopia. Cư dân địa phương gọi đây là tấm bia Yegran Dingay, được khắc trên đá grannit.
Ngoài thông tin có liên quan đến người cai trị vương quốc Adal cổ xưa, các nhà nghiên cứu từ đó đến nay chưa hé mở được thêm nhiều điều bí ẩn về những phiến đá Yegran Dingay.
(Bãi đá cổ khiến giới khoa học đau đầu)
Trong gần 100 năm, nhiều phiến đá khác đã được phát hiện tại Ethiopia nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của chúng vẫn chưa thể được giải thích.Những tảng đá nguyên khối cao hơn 5 mét ở nhiều nơi được tập kết về khu vực Tiya, nơi có sẵn rất nhiều những tảng đá khắc mang hình thù bí ẩn.
Tại đây có gần 50 tảng đá, 22 trong số đó khắc biểu tượng gấu Tiya, trong khi những tảng còn lại khắc các hình thù đa dạng gồm con người, vũ khí và biểu tượng.
Ý nghĩa của các ký hiệu này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu giải mã. Được biết, còn khoảng gần 100 tảng đá khác nằm rải rác tại các vùng khác nhau thuộc Ethiopia.Qua thống kê, các di tích Yegran Dingay được phân làm 3 loại:
Loại Anthropomorphic trông giống như những hình người bằng đá được tạc theo phong cách trừu tượng. Những Anthropomorphic được tìm thấy khắc họa hình ảnh dáng người đang đứng, đang chống hông hoặc đang tỳ cằm lên bàn tay.
Loại thứ hai Phalic: là các tảng đá nguyên khối có chiều cao trong khoảng 4-5 mét và được khắc hình đa dạng từ động vật, thực vật cho tới đồ dùng sinh hoạt.
Loại cuối cùng Non-Phalic: là những trụ đá cao, mỏng hơn so với 2 loại trên và thường được khắc lên đó hình thù vũ khí.
(Bãi đá khắc huyền bí được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới)
Có ít nhiều sự liên hệ giữa các tảng đá Yegran Dingay với các chiến binh cổ xưa. Ở gần khu vực bãi đá Tiya từng phát hiện một số hài cốt có niên đại vào khoảng thế kỷ 14. Đây không phải những người đã tạo nên Yegran Dingay nhưng dường như các chiến binh này đã tìm đến Tiya và sử dụng bãi đá như địa điểm cắm quân tạm thời.
Được xác định niên đại vào khoảng giữa thế kỷ thứ 10 và 15, bãi đá khắc huyền bí này đã cho thấy từng có một nền văn hóa cổ xưa phát triển rực rỡ tại Ethiopia. Mỗi tảng đá đều được xem như một tác phẩm nghệ thuật và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Địa điểm bãi đá Tiya kết hợp với nhiều Di sản Thế giới khác bao gồm Axum, Lalibela, Công viên Quốc gia núi Semien, Lâu đài Fasiledes, Thung lũng sông Awash,Thành phố thần thánh Harar, đều thuộc các nền văn minh cổ đại tại Ethiopia. Đáng tiếc, nền khảo cổ học của quốc gia này vẫn còn nhiều hạn chế để có thể khám phá ra các bí ẩn.
Bãi đá cổ Sapa nằm ở đâu?
Nằm tại thung lũng Mường Hoa ở ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sapa, tỉnh Lào Cai (Việt Nam). Bãi đá cổ có diện tích khoảng 8 km² và nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 8km về phía Đông Nam.Bãi đã cổ Sapa có gần khoảng 200 khối đá với những hoa văn khác nhau và kỳ dị. Đó là một di chứng cho thấy sự xuất hiện của loài người ở Việt Nam từ rất sớm.
(Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Victor Goloubev của trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện vào năm 1925)
Những hoa văn rất kỳ lạ và có nhiều hình dạng khác nhau: Bậc thang, chữ viết, con đường… Có những dãy hình tròn khá giống với mặt trời biểu hiện của sự sống hay hình nam nữ đang giao phối thể hiện cho sự sinh sôi nảy nở và những kẻ hình kỳ dị.
Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Victor Goloubev của trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện vào năm 1925. Một số học giả Việt Nam cũng tham gia vào giải mã các hình vẽ bí ẩn ở các bãi đá cổ, nhưng có có lời giải xác thực nhất.
Hiện nay bãi đá cổ Sapa đã được xếp hạng là di tích quốc gia, là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Đến nay bãi đá được phát hiện cũng khoảng hơn 100 năm. Đây cũng là địa điểm thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng cũng như nguyên cứu.