Tác giả thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật - Charles Robert Darwin

Tác giả thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật - Charles Robert Darwin
04.01.2021 2458
Ai là người đã đi một chuyến thám hiểm ly kỳ chẳng kém Magellan, và sau đó công bố một học thuyết gây chấn động thế giới, thách thức tất cả những quan niệm tồn tại hàng nghìn năm? Ai là người đã nói câu nổi tiếng: “Khi tôi ngừng làm việc, tôi sẽ chết” và chỉ thực sự ngừng nghiên cứu 2 ngày trước khi qua đời?


Darwin: "Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Ảnh: Internet

Đó là nhà tự nhiên học người Anh, Charles Robert Darwin (1809-1882). Ông là tác giả của thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật, học thuyết đã có một ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học về trái đất và sự sống, cũng như đối với tư tưởng của nhân loại.

Sinh tại Shrewsbury, Shroshire, Anh, vào ngày 12/2/1809, Darwin là con thứ 5 trong một gia đình giàu có. Ông nội của ông là nhà vật lý nổi tiếng của thế kỷ 18, Eramus Darwin. Năm 16 tuổi Charles R. Darwin theo học y khoa ở Edinburgh, nhưng 2 năm sau đó ông chuyển sang học làm thư ký cho nhà thờ. Sau khi kết thúc quá trình học tập vào năm 1831, chàng trai Darwin 22 tuổi được giới thiệu lên con tàu khảo sát Beagle, với tư cách “nhà tự nhiên học” thực tập, bắt đầu một chuyến thám hiểm khoa học vòng quanh thế giới.

5 năm trên tàu Beagle, Darwin đã có cơ hội quan sát những cấu tạo địa lý, hoá thạch và sinh vật sống khác nhau trên tất cả các châu lục và hải đảo. Vấn đề ám ảnh ông nhiều nhất là ảnh hưởng của các lực lượng tự nhiên đối với sự hình thành bề mặt trái đất. Vào thời Darwin, các nhà khoa học vẫn còn tin vào thuyết tai ương. Thuyết này diễn giải rằng các sinh vật trên trái đất đã được tạo ra theo thứ tự kế tiếp nhau, và rồi mỗi loài đã bị một tai ương nào đó huỷ diệt. Cơn đại hồng thuỷ, thảm họa cuối cùng trên trái đất, đã quét đi tất cả sự sống, trừ những sinh vật được đưa lên con thuyền của Nô ê.

Sau nhiều quan sát, Darwin nhận thấy có một số hoá thạch rất giống với những sinh vật đang còn hiện hữu trên cùng địa điểm. Ngoài ra khi đến quần đảo Galaspagos (Ecuador), ông cũng để ý rằng mỗi hòn đảo ở đây có những loài rùa, chim họ sẻ… riêng, không hoàn toàn giống nhau. Từ những quan sát này, Darwin đi đến kết luận rằng có một mối liên hệ nào đó giữa các loài khác nhau nhưng có nét tương tự nhau.

Trở về nước Anh năm 1836, đến năm 1859, Darwin công bố học thuyết của mình trong cuốn “Nguồn gốc các loài", cuốn “sách làm rung chuyển thế giới”, theo cách gọi của người thời đó. Ngay trong ngày đầu tiên, sách đã được bán hết sạch và sau đó còn được tái bản thêm 6 lần liên tiếp.

Về cơ bản, thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng do nguồn thức ăn trên thế giới quá hạn hẹp nên tất cả các loài ngay từ khi còn nhỏ đã phải cạnh tranh gay gắt để sinh tồn. Những loài nào sống sót được để tiếp tục sinh con đẻ cái có xu hướng biến hoá ít nhiều về diện mạo cơ thể, quá trình chọn lọc tự nhiên, và sau đó những biến thể này sẽ được truyền cho thế hệ con cháu. Mỗi loài sẽ phát triển theo hướng thích nghi với môi trường, và quá trình này diễn ra dần dần, liên tục, là nguồn gốc tiến hoá của sinh vật.

Darwin còn cho rằng tất cả các loài sinh vật có liên quan

Đều xuất phát từ một tổ tiên chung. Ông góp phần ủng hộ ý tưởng đã có từ trước, rằng trái đất không tĩnh mà trái lại, luôn trong trạng thái động - tiến hoá không ngừng.

Học thuyết của Darwin bị phản đối dữ dội. Nhiều nhà sinh vật học cho rằng ông đã không chứng minh được giả thuyết của mình, không giải thích nguồn gốc của các biến thể cũng như tại sao chúng lại được truyền qua các thế hệ liên tiếp nhau (mãi đến khi ngành di truyền học hiện đại ra đời, vấn đề này mới được giải thích). Nhưng ý kiến phản đối mãnh liệt nhất là từ nhà thờ. Tư tưởng của Darwin quá mới mẻ, sinh vật tiến hoá qua các quá trình tự nhiên, phủ nhận câu chuyện Chúa tạo ra loài người và dường như đã đặt loài người ngang với động vật. Điều đó mâu thuẫn kịch liệt với thần học chính thống.

Bất chấp những lời công kích, Darwin vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Ông đã từng nói: “Nếu tôi ngừng làm việc, tôi sẽ chết”. Nhà tự nhiên học vĩ đại qua đời vào tháng 4/1882, để lại học thuyết nổi tiếng đến tận ngày nay.

Theo Encarta
Tin chọn lọc khác
Người sáng lập giải thưởng Nobel - Alfred Nobel
07.01.2021 3692
Là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, Alfred Nobel là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cống hiến suốt đời cho khoa học, Nobel đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có, nhưng lại bất hạnh về đời tư và ra đi trong cô độc.
James Watt - Cha đẻ của máy hơi nước
12.01.2021 6268
Trong thời kỳ từ thập niên sáu mươi của thế kỷ XVIII, có một phát minh mà sự thành công của nó đã giúp cho con người thoát khỏi sự hạn chế về kỹ thuật phục vụ cuộc sống. Đó là phát minh của nhà bác học James Watt, ông tổ của máy hơi nước.
George Stephenson - “Cha đẻ của ngành đường sắt”
04.01.2021 2621
Stephenson đã phát minh ra một loại đèn an toàn khác với những loại đèn rất dễ phát nổ khi sử dụng trong môi trường có nhiều các loại khí dễ bắt lửa trong các hầm mỏ. Ông cũng thuyết phục người quản lý hầm mỏ thử nghiệm sự vận hành hơi nước. Năm 1814, ông phát triển đầu máy hơi nước Blutcher với khả năng kéo vật nặng 30 tấn trên quãng đường dài 4 dặm/giờ.
Sinan - Kiến trúc sư trưởng bậc thầy của Đế quốc Ottoman
04.01.2021 2637
Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, Đế quốc Ottoman phát triển từ một lãnh địa nhỏ ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ thành một đế chế rộng lớn kiểm soát vùng lãnh thổ từ Đông Âu sang Tây Á đến Bắc Phi. Sự chuyển đổi này đi kèm với sự phát triển kiến trúc độc đáo theo phong cách Ottoman. Trên khắp các lãnh thổ khác nhau bị cai trị dưới Đế quốc Ottoman đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo hay văn hóa, những tòa nhà tráng lệ với mái vòm đồ sộ và những ngọn tháp nhọn hoắt như những cây bút chì vươn lên là biểu tượng có thể nhận ra của một Ottoman hùng vĩ.
Archimedes - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại
23.01.2021 4288
Archimedes là nhà bác học người Hy Lạp cổ đại. Ông nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, vật lý, thiên văn học…
Tác giả thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật - Charles Robert Darwin
04.01.2021 2459
Đó là nhà tự nhiên học người Anh, Charles Robert Darwin (1809-1882). Ông là tác giả của thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật, học thuyết đã có một ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học về trái đất và sự sống, cũng như đối với tư tưởng của nhân loại.
Không phải Thomas Edison, đây mới là nhà phát minh 'khủng' nhất thế giới: 3.500 bằng sáng chế, tự chữa ung thư cho chính mình
05.02.2021 4061
Ông Yoshiro Nakamatsu đã có bản quyền của hơn 3.500 sáng chế, gấp 3 lần so với 1.093 bằng sáng chế của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison.
Louis Pasteur - từ sinh viên sư phạm đến cha đẻ của vaccine phòng dại
04.01.2021 2685
Chàng sinh viên sư phạm, Louis Pasteur, dần dấn thân vào nghiên cứu vi khuẩn và mang đến những thành tựu lớn lao cho ngành y học của thế giới.
Có thể bạn chưa biết: Những thiên tài toán học xuất chúng trong lịch sử
19.11.2020 4012
Từng bị kì thị, bị coi là lập dị ở thời kỳ đó, nhưng những nhà toán học vẫn lạc quan, vẫn luôn dành thời gian, công sức để nghiên cứu những công thức, những lý thuyết mới với mong muốn phát triển hệ thống toán học của nhân loại. Những công thức chúng ta đã từng học khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều là những công trình vĩ đại mà các thiên tài để lại. Chúng ta cùng tìm hiểu 7 gương mặt “lạ mà quen” này nhé!
Nhà khoa học cứu thế giới khỏi thảm họa Chernobyl
31.10.2019 2775
Một trong những người đầu tiên nắm được quy mô của thảm họa - đã có mặt để giảm thiểu hậu quả. Những quyết định của Legasov đã giúp cứu sống hàng triệu người, nhưng ông đã phải trả cái giá cuối cùng.
MIT công bố danh sách 10 nhà sáng chế tài năng dưới 35 tuổi, vinh danh tới 2 người Việt Nam
31.10.2019 2448
Giải thưởng này là sự ghi nhận các nghiên cứu của anh về công nghệ sinh học và vật liệu, không chỉ giúp các biện pháp phẫu thuật trở nên an toàn hơn mà còn đem lại các chức năng thông mình cho việc theo dõi sức khỏe người.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất