Sinan - Kiến trúc sư trưởng bậc thầy của Đế quốc Ottoman

Sinan - Kiến trúc sư trưởng bậc thầy của Đế quốc Ottoman
04.01.2021 2644
Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, Đế quốc Ottoman phát triển từ một lãnh địa nhỏ ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ thành một đế chế rộng lớn kiểm soát vùng lãnh thổ từ Đông Âu sang Tây Á đến Bắc Phi. Sự chuyển đổi này đi kèm với sự phát triển kiến trúc độc đáo theo phong cách Ottoman.

Trên khắp các lãnh thổ khác nhau bị cai trị dưới Đế quốc Ottoman đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo hay văn hóa, những tòa nhà tráng lệ với mái vòm đồ sộ và những ngọn tháp nhọn hoắt như những cây bút chì vươn lên là biểu tượng có thể nhận ra của một Ottoman hùng vĩ.



Hình ảnh minh hoạ chân dung Mimar Sinan. Nguồn: Internet

Kiến trúc sư chịu trách nhiệm cho việc phát triển và tinh chế phong cách kiến trúc Ottoman cổ điển là Sinan (1491-1588), người phục vụ đế chế với tư cách là kiến trúc sư trưởng từ năm 1539 cho đến khi ông mất vào năm 1588. Trong khoảng thời gian này, ông đã thiết kế hàng trăm tòa nhà bao gồm các thánh đường Hồi giáo, cung điện, lăng mộ, và giám sát quá trình xây dựng của hàng trăm tòa nhà khác.


Đế chế Ottoman. Nguồn: National Geographic Creative/Alamy

Sinan sinh trưởng trong gia đình Thiên Chúa giáo ở Đông Nam Anatolia. Khi 21 tuổi, ông tham gia quân dịch trong quân đoàn Jannisary, lực lượng bộ binh cấp cao của Ottoman - một quân đoàn chuyên tuyển mộ thanh thiếu niên từ vùng lãnh địa Thiên Chúa giáo của đế chế và cải sang đạo hồi. Ông tham gia vào các chiến dịch quân sự của Suleyman the Magnificent với tư cách là chiến binh và kỹ sư, điều này cho phép ông phát triển chuyên môn về xây dựng để sử dụng kiến thức đó sau này.

Khi Sinan 47 tuổi, Suleyman chỉ định ông làm kỹ sư trưởng ở Istanbul. Ông bắt tay xây dựng một loạt các công trình khá ấn tượng. Nhà thờ Hồi giáo đầu tiên do ông xây dựng là Sehzade ở Istanbul, để tưởng nhớ con trai của Suleyman.

Một công trình xây dựng quan trọng khác của Sinan là hệ thống nhà thờ hồi giáo Süleymaniye, một phần thiết yếu của đường chân trời Istanbul. Công trình có kích thước lớn như Hagia Sophia - nhà thờ Byzantine được cải tạo sang nhà thờ Hồi giáo dưới thời Ottoman. Cốt lõi của công trình là mái vòm khổng lồ được đỡ bởi hai mái nửa vòm, kết hợp tạo thành một không gian nội thất đầy cảm hứng. Mặt sàn của công trình Suleymaniye được xây dựng đổ nghiêng về phía eo biển Bosporus - một trong những tài năng kiến trúc của Sinan là khả năng xây dựng trên địa hình hiểm trở.

Nhà thờ Hồi giáo Selimiye, được xây dựng giữa năm 1569 và 1575, được xem là kiệt tác của Sinan. Trong tòa nhà này, Sinan cho xây dựng một mái vòm lớn như mái vòm của Hagia Sophia, cả hai đều có đường kính 31 mét. Mái vòm nằm ở trên 8 cột trụ theo hình bát giác, thay vì 4 cột trụ lớn hơn như thường lệ, điều này khiến cho khu vực trung tâm một cảm giác thông thoáng và phi trọng lực được tăng cường ánh sáng từ hàng trăm cửa sổ nhỏ của ngôi đền.

Sau khi hoàn thành công trình Selimiye Mosque, Sinan tiếp tục xây dựng những tòa nhà nhỏ hơn cho đến khi ông mất vào năm 1588.

Bài viết được tham khảo từ review.siu.edu.vn
Tin chọn lọc khác
Người sáng lập giải thưởng Nobel - Alfred Nobel
07.01.2021 3698
Là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, Alfred Nobel là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cống hiến suốt đời cho khoa học, Nobel đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có, nhưng lại bất hạnh về đời tư và ra đi trong cô độc.
James Watt - Cha đẻ của máy hơi nước
12.01.2021 6276
Trong thời kỳ từ thập niên sáu mươi của thế kỷ XVIII, có một phát minh mà sự thành công của nó đã giúp cho con người thoát khỏi sự hạn chế về kỹ thuật phục vụ cuộc sống. Đó là phát minh của nhà bác học James Watt, ông tổ của máy hơi nước.
George Stephenson - “Cha đẻ của ngành đường sắt”
04.01.2021 2624
Stephenson đã phát minh ra một loại đèn an toàn khác với những loại đèn rất dễ phát nổ khi sử dụng trong môi trường có nhiều các loại khí dễ bắt lửa trong các hầm mỏ. Ông cũng thuyết phục người quản lý hầm mỏ thử nghiệm sự vận hành hơi nước. Năm 1814, ông phát triển đầu máy hơi nước Blutcher với khả năng kéo vật nặng 30 tấn trên quãng đường dài 4 dặm/giờ.
Sinan - Kiến trúc sư trưởng bậc thầy của Đế quốc Ottoman
04.01.2021 2645
Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, Đế quốc Ottoman phát triển từ một lãnh địa nhỏ ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ thành một đế chế rộng lớn kiểm soát vùng lãnh thổ từ Đông Âu sang Tây Á đến Bắc Phi. Sự chuyển đổi này đi kèm với sự phát triển kiến trúc độc đáo theo phong cách Ottoman. Trên khắp các lãnh thổ khác nhau bị cai trị dưới Đế quốc Ottoman đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo hay văn hóa, những tòa nhà tráng lệ với mái vòm đồ sộ và những ngọn tháp nhọn hoắt như những cây bút chì vươn lên là biểu tượng có thể nhận ra của một Ottoman hùng vĩ.
Archimedes - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại
23.01.2021 4296
Archimedes là nhà bác học người Hy Lạp cổ đại. Ông nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, vật lý, thiên văn học…
Tác giả thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật - Charles Robert Darwin
04.01.2021 2463
Đó là nhà tự nhiên học người Anh, Charles Robert Darwin (1809-1882). Ông là tác giả của thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật, học thuyết đã có một ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học về trái đất và sự sống, cũng như đối với tư tưởng của nhân loại.
Không phải Thomas Edison, đây mới là nhà phát minh 'khủng' nhất thế giới: 3.500 bằng sáng chế, tự chữa ung thư cho chính mình
05.02.2021 4066
Ông Yoshiro Nakamatsu đã có bản quyền của hơn 3.500 sáng chế, gấp 3 lần so với 1.093 bằng sáng chế của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison.
Louis Pasteur - từ sinh viên sư phạm đến cha đẻ của vaccine phòng dại
04.01.2021 2689
Chàng sinh viên sư phạm, Louis Pasteur, dần dấn thân vào nghiên cứu vi khuẩn và mang đến những thành tựu lớn lao cho ngành y học của thế giới.
Có thể bạn chưa biết: Những thiên tài toán học xuất chúng trong lịch sử
19.11.2020 4018
Từng bị kì thị, bị coi là lập dị ở thời kỳ đó, nhưng những nhà toán học vẫn lạc quan, vẫn luôn dành thời gian, công sức để nghiên cứu những công thức, những lý thuyết mới với mong muốn phát triển hệ thống toán học của nhân loại. Những công thức chúng ta đã từng học khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều là những công trình vĩ đại mà các thiên tài để lại. Chúng ta cùng tìm hiểu 7 gương mặt “lạ mà quen” này nhé!
Nhà khoa học cứu thế giới khỏi thảm họa Chernobyl
31.10.2019 2779
Một trong những người đầu tiên nắm được quy mô của thảm họa - đã có mặt để giảm thiểu hậu quả. Những quyết định của Legasov đã giúp cứu sống hàng triệu người, nhưng ông đã phải trả cái giá cuối cùng.
MIT công bố danh sách 10 nhà sáng chế tài năng dưới 35 tuổi, vinh danh tới 2 người Việt Nam
31.10.2019 2454
Giải thưởng này là sự ghi nhận các nghiên cứu của anh về công nghệ sinh học và vật liệu, không chỉ giúp các biện pháp phẫu thuật trở nên an toàn hơn mà còn đem lại các chức năng thông mình cho việc theo dõi sức khỏe người.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất