Archimedes - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại
23.01.2021
4288
Archimedes là nhà bác học người Hy Lạp cổ đại. Ông nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, vật lý, thiên văn học…
Tiểu sử
Archimedes (287 - khoảng 212 trước Công Nguyên), sinh ra và lớn lên tại Syracuse, một thành bang của đất nước Hy Lạp cổ. Archimedes có cha là nhà toán học và nhà thiên văn học Phidias. Cha ông cũng là người định hướng cho con đường sau này của Archimedes.
Được sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng từ thuở nhỏ cậu bé Archimedes lại rất thích làm bạn với những người nô lệ. Ông thường đi dạo khắp mọi nơi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh và đặt ra nhiều câu hỏi để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Những câu hỏi về khoa học và vũ trụ ấy đi theo ông suốt nhiều năm và là động lưc thôi thúc ông nghiên cứu để tự tìm ra câu trả lời cho chính mình.
Từ nhỏ, nhà bác học Archimedes đã được cha mẹ cho theo học những thầy giáo ưu tú nhất. Trí khôn vượt trội của ông cũng thể hiện rõ từ khi còn bé, ông tỏ ra hơn hẳn chúng bạn đồng trang lứa khi còn là học sinh ngồi trên bục giảng
Khi 11 tuổi, bỏ qua sự ngăn cản của cha mẹ, ông đã bỏ trốn lên thuyền để đi đến Alexandria - miền đất mà ông khao khát đặt chân đến.
Khi quê nhà Syracuse bị quân La Mã xâm chiếm, Archimedes đã dùng trí thông minh của mình cùng mọi người đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Ông đã bị quân giặc tấn công và đâm chết trong phòng làm việc khi đang tận tụy cống hiến “chất xám” của mình cho khoa học.
Những cống hiến quý giá của Archimedes
Nguyên lý Archimedes được sử dụng rộng rãi trong môn Vật lý ngày nay do nhà bác học Archimedes phát minh được bắt nguồn từ giai thoại về “Chiếc vương miện vàng” của Vua Hiero II. Theo yêu cầu kiểm tra sự nguyên chất của vàng đối với chiếc vương miện của nhà vua, Archimedes đã dựa trên hiện tượng nước tràn ra khi thả một vật nặng vào bên trong, từ đó có thể suy ra được nguyên liệu tạo ra vương miện nhờ vào khối lượng của vật thể bằng với thể tích nước đã tràn ra bên ngoài. Đây là phát minh tạo được tiếng vang rất lớn cho nhà bác học, được đưa vào giảng dạy trong bộ môn Vật lý ở thời đại ngày nay.
Ông tuy không là người trực tiếp phát minh ra đòn bẫy nhưng đã đưa ra được những nguyên lý hoạt động của đòn bẫy qua câu nói khá nổi tiếng: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả Trái Đất.”
Đối với Toán học, ông đã có những nghiên cứu tìm ra những công thức mới như: Số thập phân của số Pi; Tính gần đúng chu vi của vòng tròn từ những hình lục giác đều nội tiếp trong vòng tròn; Những tính chất của tiêu cự Parabole; Tính diện tích parabole bằng cách chia ra thành tam giác vô tận…
Ông cũng được lưu tên khi phát minh ra máy bắn đá, giúp nhân dân đánh bại quân La Mã.
Không chỉ trực tiếp nghiên cứu và phát minh, Archimedes còn sáng tác nhiều tác phẩm như: Về sự thăng bằng của các hành tinh (2 tập), Về việc đo đạc một hình tròn, Về các hình xoắn ốc, Về hình cầu và hình trụ (2 tập), Phép cầu phương hình Parabole…
Tuy cách xa rất nhiều thế kỷ nhưng những sự cống hiến của Archimedes đối với khoa học của nhân loại rất đáng được mọi người tôn sùng và đề cao.
Hình ảnh minh hoạ Archimedes. Nguồn: HistoryExtra
Archimedes (287 - khoảng 212 trước Công Nguyên), sinh ra và lớn lên tại Syracuse, một thành bang của đất nước Hy Lạp cổ. Archimedes có cha là nhà toán học và nhà thiên văn học Phidias. Cha ông cũng là người định hướng cho con đường sau này của Archimedes.
Được sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng từ thuở nhỏ cậu bé Archimedes lại rất thích làm bạn với những người nô lệ. Ông thường đi dạo khắp mọi nơi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh và đặt ra nhiều câu hỏi để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Những câu hỏi về khoa học và vũ trụ ấy đi theo ông suốt nhiều năm và là động lưc thôi thúc ông nghiên cứu để tự tìm ra câu trả lời cho chính mình.
Từ nhỏ, nhà bác học Archimedes đã được cha mẹ cho theo học những thầy giáo ưu tú nhất. Trí khôn vượt trội của ông cũng thể hiện rõ từ khi còn bé, ông tỏ ra hơn hẳn chúng bạn đồng trang lứa khi còn là học sinh ngồi trên bục giảng
Khi 11 tuổi, bỏ qua sự ngăn cản của cha mẹ, ông đã bỏ trốn lên thuyền để đi đến Alexandria - miền đất mà ông khao khát đặt chân đến.
Khi quê nhà Syracuse bị quân La Mã xâm chiếm, Archimedes đã dùng trí thông minh của mình cùng mọi người đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Ông đã bị quân giặc tấn công và đâm chết trong phòng làm việc khi đang tận tụy cống hiến “chất xám” của mình cho khoa học.
Những cống hiến quý giá của Archimedes
Nguyên lý Archimedes được sử dụng rộng rãi trong môn Vật lý ngày nay do nhà bác học Archimedes phát minh được bắt nguồn từ giai thoại về “Chiếc vương miện vàng” của Vua Hiero II. Theo yêu cầu kiểm tra sự nguyên chất của vàng đối với chiếc vương miện của nhà vua, Archimedes đã dựa trên hiện tượng nước tràn ra khi thả một vật nặng vào bên trong, từ đó có thể suy ra được nguyên liệu tạo ra vương miện nhờ vào khối lượng của vật thể bằng với thể tích nước đã tràn ra bên ngoài. Đây là phát minh tạo được tiếng vang rất lớn cho nhà bác học, được đưa vào giảng dạy trong bộ môn Vật lý ở thời đại ngày nay.
Ông tuy không là người trực tiếp phát minh ra đòn bẫy nhưng đã đưa ra được những nguyên lý hoạt động của đòn bẫy qua câu nói khá nổi tiếng: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả Trái Đất.”
Đối với Toán học, ông đã có những nghiên cứu tìm ra những công thức mới như: Số thập phân của số Pi; Tính gần đúng chu vi của vòng tròn từ những hình lục giác đều nội tiếp trong vòng tròn; Những tính chất của tiêu cự Parabole; Tính diện tích parabole bằng cách chia ra thành tam giác vô tận…
Ông cũng được lưu tên khi phát minh ra máy bắn đá, giúp nhân dân đánh bại quân La Mã.
Không chỉ trực tiếp nghiên cứu và phát minh, Archimedes còn sáng tác nhiều tác phẩm như: Về sự thăng bằng của các hành tinh (2 tập), Về việc đo đạc một hình tròn, Về các hình xoắn ốc, Về hình cầu và hình trụ (2 tập), Phép cầu phương hình Parabole…
Tuy cách xa rất nhiều thế kỷ nhưng những sự cống hiến của Archimedes đối với khoa học của nhân loại rất đáng được mọi người tôn sùng và đề cao.
Bài viết được tham khảo từ review.siu.edu.vn
Tin chọn lọc khác
Tin cùng chuyên mục