Louis Pasteur - từ sinh viên sư phạm đến cha đẻ của vaccine phòng dại
04.01.2021
2684
Chàng sinh viên sư phạm, Louis Pasteur, dần dấn thân vào nghiên cứu vi khuẩn và mang đến những thành tựu lớn lao cho ngành y học của thế giới.
Louis Pasteur (1822-1895) là nhà khoa học lỗi lạc của nước Pháp. Ông được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực vật lý và hóa học, là người tiên phong trong ngành vi khuẩn học (cha đẻ của ngành vi sinh vật học), nhưng lúc sinh thời, ông nổi tiếng với vai trò người nghiên cứu và phát triển vaccine phòng bệnh dại.
Các công trình nghiên cứu của ông có giá trị to lớn trong các ngành y học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học… đặc biệt là các nguyên tắc về tiêm chủng, lên men, thanh trùng…
Năm 2020 nhân loại kỷ niệm 120 năm ngày mất của Louis Pasteur và 135 năm ngày ông thử nghiệm thành công vaccine ngừa bệnh dại - đánh dấu thành công quan trọng của nền y khoa thế giới.
Sinh viên sư phạm và động lực đến với nghiên cứu vi khuẩn
Cuộc đời của Louis Pasteur gắn liền với giai đoạn đầy biến động của lịch sử nước Pháp thời kỳ cận đại. Ông sinh ngày 27/12/1822 ở Dole, miền Trung nước Pháp, con trai thứ ba trong một gia đình làm nghề thuộc da.
Cha ông, Jean-Joseph Pasteur, từng phục vụ cho quân đội Napoléon I trong thời kỳ hoàng kim của nước Pháp với các trận chiến ngang dọc châu Âu.
Pasteur sinh ra vào thời kỳ phục hồi của vương triều Bourbon (1815-1830), lớn lên trong thời kỳ quân chủ tháng Bảy (1830-1848), thành danh ở thời kỳ trị vì của Napoléon III (1852 - 1870) và thời kỳ đầu của nền Cộng hòa thứ Ba.
Đặc biệt, thời kỳ này, nước Pháp đẩy mạnh công cuộc xâm chiếm thuộc địa, trong đó có cuộc xâm lược Việt Nam từ năm 1858, do đó các thành quả nghiên cứu của ông ngay lập tức được lan tỏa và ứng dụng rộng rãi không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn thế giới.
Thuở nhỏ, Louis Pasteur có năng khiếu hội họa và đã từng vẽ rất nhiều các bức chân dung cho các thành viên trong gia đình ông, cư dân trong thành phố. Ông đến Paris vào tháng 10/1838 để chuẩn bị cho kỳ thi vào trường Sư phạm Paris (École normale de Paris), nhưng do thất vọng với cuộc sống mới, ông đến học tại Arbois và sau đó là trường hoàng gia Franche-Comté, ở Besançon.
Đến năm 1843, ông mới chính thức được nhận vào trường Sư phạm nơi ông theo học các chuyên ngành hóa học, vật lý và tinh thể học. Năm 1847, ông bảo vệ luận án tại khoa Khoa học Paris chuyên ngành Tiến sĩ khoa học, sau đó làm việc tại Dijon, Strasbourg, được bổ nhiệm chức danh giáo sư dự khuyết của khoa Khoa học Strasbourg ở tuổi 27, được nhận Huân chương Bắc Đẩu bội tinh của Napoléon III vào năm 1853 khi mới 31 tuổi.
Louis Pasteur kết hôn với Marie Laurent, con gái của hiệu trưởng trường Strasbourg, vào ngày 29/5/1849. Họ có với nhau 5 người con chung (Jeanne, Jean Baptiste, Cécile, Marie-Louise và Camille) trong đó có ba người con chết do các bệnh thương hàn và ung thư vào các năm 1859, 1865, 1866.
Đây là động lực để Pasteur đến với việc nghiên cứu các loại vi khuẩn, phục vụ trong lĩnh vực y học cứu người. Sau cái chết của con gái Cécile năm 1866, việc ông mất chức tại quản lý khoa học tại trường Sư phạm Paris đã thúc đẩy ông chuyên tâm vào công việc tại phòng thí nghiệm.
Cháu trai của ông, Louis Pasteur Vallery-Radot, là thành viên của Viện hàn lâm Pháp và Viện hàn lâm Y khoa - hậu duệ cuối cùng của Louis Pasteur.
Từ nghiên cứu về vi khuẩn đến thử nghiệm thành công vaccine phòng dại
Từ năm 1863, vốn là người bảo hoàng, theo lệnh của Napoléon II, Louis Pasteur bắt đầu nghiên cứu về những biến chất của rượu vang, quá trình lên men của nho. Thành quả của quá trình này được đúc kết trong tác phẩm xuất bản năm 1866, Études sur le vin (Những nghiên cứu về rượu vang).
Tháng 10/1865, cùng với Jean Baptiste André Dumas (nhà hóa học và dược học), ông được bổ nhiệm chức chủ tịch một ủy ban nghiên cứu về dịch tả. Cũng từ năm 1865 đến năm 1869, Louis Pasteur nghiên cứu các bệnh liên quan đến nhộng tằm, giúp chống lại bệnh tật và bảo vệ nghề nuôi tằm ở Pháp dưới thời Đế chế thứ Hai.
Sau những thành công kể trên, Louis Pasteur cùng đội ngũ của ông tiếp tục nghiên cứu về các vi sinh vật gây các bệnh truyền nhiễm ở động vật và người. Bằng việc phát hiện ra các chủng vi khuẩn (phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn), Pasteur đã xây dựng các nguyên tắc căn bản đầu tiên và rất quan trọng trong việc vô khuẩn, tạo nên sự thay đổi lớn trong lĩnh vực y học, đặc biệt là trong phẫu thuật (từ tiểu phẫu đến hậu phẫu).
Tiếp sau đó là các công trình nghiên cứu thành công trong việc tạo miễn dịch cho gà chống bệnh tả hay lợn chống bệnh than.
Từ năm 1880 đến 1885, Pasteur đã dành thời gian nghiên cứu vaccine phòng bệnh dại. Đây là căn bệnh xuất hiện từ lâu đời, do virus có nguồn gốc từ động vật gây ra, truyền sang người do tiếp xúc với nước bọt hoặc vết thương.
Virus bệnh dại gây viêm não và tủy cấp tính, khiến người bệnh chết sau những cơn đau đớn kéo dài. Thời kỳ này, người dân châu Âu nhiều người bị mắc bệnh này do tiếp xúc với chó, mèo, chuột hoặc gấu hoang.
Pasteur đã nuôi cấy virus dại này từ tủy sống của thỏ và được thử nghiệm đầu tiên trên người vào ngày 6/7/1885. Bệnh nhân đầu tiên được cứu sống từ vaccine ngừa bệnh dại là Joseph Meister, một cậu bé 9 tuổi người Alsace.
Thử nghiệm này đánh dấu một bước tiến vượt bậc của nền y học thế giới, nhưng sau đó bị lên án bởi trước khi tiêm vào người Joseph, loại vaccine này chưa từng được thử nghiệm trên cơ thể của động vật. Joseph Meister sau này trở thành người gác cổng của viện Pasteur (từ 1918 đến 1940).
Lan tỏa thành quả nghiên cứu của Pasteur đến Đông Dương
Một năm trước khi Pasteur thử nghiệm thành công vaccine phòng bệnh dại, triều đình Huế ký kết hiệp ước Giáp Thân (Patenotre - 1884), Việt Nam hoàn toàn mất độc lập vào tay Pháp. Năm 1887, Viện Pasteur nghiên cứu về dịch tễ được thành lập.
Việt Nam là nơi đầu tiên Pháp thành lập chi nhánh của viện Pasteur ở nước ngoài. Bác sĩ Albert Calmette (1862-1933), một trong những học trò của Pasteur, được giao nhiệm vụ đến Sài Gòn để thành lập một chi nhánh vào năm 1891.
Sau đó, chính quyền Đông Dương thành lập các chi nhánh khác tại Nha Trang (1895), Hà Nội (1925) và Đà Lạt (1936). Việt Nam là nơi có nhiều chi nhánh viện Pasteur được thành lập nhất trên thế giới.
Những nghiên cứu của các viện Pasteur tại Đông Dương về vi trùng học, côn trùng, ký sinh trùng, về các bệnh gây nên do thực phẩm và virus, đặc biệt là bệnh sốt rét và bệnh thổ tả, được xem là những thành quả quan trọng đối với ngành dịch tễ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Louis Pasteur làm giám đốc viện nghiên cứu mang tên ông cho đến cuối đời. Ông chút hơi thở cuối cùng vào ngày 28/9/1895. Thi thể ông được lưu giữ trong lòng viện Pasteur tại Paris.
Ông được UNESCO tôn vinh là Ân nhân của nhân loại. Câu nói nổi tiếng La science n’a pas de patrie, parce que le savoir est le patrimoine de l’humanité (Khoa học không có tổ quốc, bởi vì kiến thức là di sản của nhân loại) được in lại trên huân chương do UNESCO thiết kế nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông (1895-1995).
Louis Pasteur (1822-1895) là nhà khoa học lỗi lạc của nước Pháp. Ông được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực vật lý và hóa học, là người tiên phong trong ngành vi khuẩn học (cha đẻ của ngành vi sinh vật học), nhưng lúc sinh thời, ông nổi tiếng với vai trò người nghiên cứu và phát triển vaccine phòng bệnh dại.
Các công trình nghiên cứu của ông có giá trị to lớn trong các ngành y học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học… đặc biệt là các nguyên tắc về tiêm chủng, lên men, thanh trùng…
Năm 2020 nhân loại kỷ niệm 120 năm ngày mất của Louis Pasteur và 135 năm ngày ông thử nghiệm thành công vaccine ngừa bệnh dại - đánh dấu thành công quan trọng của nền y khoa thế giới.
Sinh viên sư phạm và động lực đến với nghiên cứu vi khuẩn
Cuộc đời của Louis Pasteur gắn liền với giai đoạn đầy biến động của lịch sử nước Pháp thời kỳ cận đại. Ông sinh ngày 27/12/1822 ở Dole, miền Trung nước Pháp, con trai thứ ba trong một gia đình làm nghề thuộc da.
Chân dung nhà khoa học Louis Pasteur (1822-1895). Ảnh: Wiki.
Cha ông, Jean-Joseph Pasteur, từng phục vụ cho quân đội Napoléon I trong thời kỳ hoàng kim của nước Pháp với các trận chiến ngang dọc châu Âu.
Pasteur sinh ra vào thời kỳ phục hồi của vương triều Bourbon (1815-1830), lớn lên trong thời kỳ quân chủ tháng Bảy (1830-1848), thành danh ở thời kỳ trị vì của Napoléon III (1852 - 1870) và thời kỳ đầu của nền Cộng hòa thứ Ba.
Đặc biệt, thời kỳ này, nước Pháp đẩy mạnh công cuộc xâm chiếm thuộc địa, trong đó có cuộc xâm lược Việt Nam từ năm 1858, do đó các thành quả nghiên cứu của ông ngay lập tức được lan tỏa và ứng dụng rộng rãi không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn thế giới.
Thuở nhỏ, Louis Pasteur có năng khiếu hội họa và đã từng vẽ rất nhiều các bức chân dung cho các thành viên trong gia đình ông, cư dân trong thành phố. Ông đến Paris vào tháng 10/1838 để chuẩn bị cho kỳ thi vào trường Sư phạm Paris (École normale de Paris), nhưng do thất vọng với cuộc sống mới, ông đến học tại Arbois và sau đó là trường hoàng gia Franche-Comté, ở Besançon.
Đến năm 1843, ông mới chính thức được nhận vào trường Sư phạm nơi ông theo học các chuyên ngành hóa học, vật lý và tinh thể học. Năm 1847, ông bảo vệ luận án tại khoa Khoa học Paris chuyên ngành Tiến sĩ khoa học, sau đó làm việc tại Dijon, Strasbourg, được bổ nhiệm chức danh giáo sư dự khuyết của khoa Khoa học Strasbourg ở tuổi 27, được nhận Huân chương Bắc Đẩu bội tinh của Napoléon III vào năm 1853 khi mới 31 tuổi.
Louis Pasteur kết hôn với Marie Laurent, con gái của hiệu trưởng trường Strasbourg, vào ngày 29/5/1849. Họ có với nhau 5 người con chung (Jeanne, Jean Baptiste, Cécile, Marie-Louise và Camille) trong đó có ba người con chết do các bệnh thương hàn và ung thư vào các năm 1859, 1865, 1866.
Đây là động lực để Pasteur đến với việc nghiên cứu các loại vi khuẩn, phục vụ trong lĩnh vực y học cứu người. Sau cái chết của con gái Cécile năm 1866, việc ông mất chức tại quản lý khoa học tại trường Sư phạm Paris đã thúc đẩy ông chuyên tâm vào công việc tại phòng thí nghiệm.
Cháu trai của ông, Louis Pasteur Vallery-Radot, là thành viên của Viện hàn lâm Pháp và Viện hàn lâm Y khoa - hậu duệ cuối cùng của Louis Pasteur.
Từ nghiên cứu về vi khuẩn đến thử nghiệm thành công vaccine phòng dại
Từ năm 1863, vốn là người bảo hoàng, theo lệnh của Napoléon II, Louis Pasteur bắt đầu nghiên cứu về những biến chất của rượu vang, quá trình lên men của nho. Thành quả của quá trình này được đúc kết trong tác phẩm xuất bản năm 1866, Études sur le vin (Những nghiên cứu về rượu vang).
Tháng 10/1865, cùng với Jean Baptiste André Dumas (nhà hóa học và dược học), ông được bổ nhiệm chức chủ tịch một ủy ban nghiên cứu về dịch tả. Cũng từ năm 1865 đến năm 1869, Louis Pasteur nghiên cứu các bệnh liên quan đến nhộng tằm, giúp chống lại bệnh tật và bảo vệ nghề nuôi tằm ở Pháp dưới thời Đế chế thứ Hai.
Joseph Meister (1876 - 1940) sau khi được chữa khỏi bệnh dại. Nguồn: Linkedin.
Sau những thành công kể trên, Louis Pasteur cùng đội ngũ của ông tiếp tục nghiên cứu về các vi sinh vật gây các bệnh truyền nhiễm ở động vật và người. Bằng việc phát hiện ra các chủng vi khuẩn (phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn), Pasteur đã xây dựng các nguyên tắc căn bản đầu tiên và rất quan trọng trong việc vô khuẩn, tạo nên sự thay đổi lớn trong lĩnh vực y học, đặc biệt là trong phẫu thuật (từ tiểu phẫu đến hậu phẫu).
Tiếp sau đó là các công trình nghiên cứu thành công trong việc tạo miễn dịch cho gà chống bệnh tả hay lợn chống bệnh than.
Từ năm 1880 đến 1885, Pasteur đã dành thời gian nghiên cứu vaccine phòng bệnh dại. Đây là căn bệnh xuất hiện từ lâu đời, do virus có nguồn gốc từ động vật gây ra, truyền sang người do tiếp xúc với nước bọt hoặc vết thương.
Virus bệnh dại gây viêm não và tủy cấp tính, khiến người bệnh chết sau những cơn đau đớn kéo dài. Thời kỳ này, người dân châu Âu nhiều người bị mắc bệnh này do tiếp xúc với chó, mèo, chuột hoặc gấu hoang.
Pasteur đã nuôi cấy virus dại này từ tủy sống của thỏ và được thử nghiệm đầu tiên trên người vào ngày 6/7/1885. Bệnh nhân đầu tiên được cứu sống từ vaccine ngừa bệnh dại là Joseph Meister, một cậu bé 9 tuổi người Alsace.
Thử nghiệm này đánh dấu một bước tiến vượt bậc của nền y học thế giới, nhưng sau đó bị lên án bởi trước khi tiêm vào người Joseph, loại vaccine này chưa từng được thử nghiệm trên cơ thể của động vật. Joseph Meister sau này trở thành người gác cổng của viện Pasteur (từ 1918 đến 1940).
Lan tỏa thành quả nghiên cứu của Pasteur đến Đông Dương
Một năm trước khi Pasteur thử nghiệm thành công vaccine phòng bệnh dại, triều đình Huế ký kết hiệp ước Giáp Thân (Patenotre - 1884), Việt Nam hoàn toàn mất độc lập vào tay Pháp. Năm 1887, Viện Pasteur nghiên cứu về dịch tễ được thành lập.
Việt Nam là nơi đầu tiên Pháp thành lập chi nhánh của viện Pasteur ở nước ngoài. Bác sĩ Albert Calmette (1862-1933), một trong những học trò của Pasteur, được giao nhiệm vụ đến Sài Gòn để thành lập một chi nhánh vào năm 1891.
Sau đó, chính quyền Đông Dương thành lập các chi nhánh khác tại Nha Trang (1895), Hà Nội (1925) và Đà Lạt (1936). Việt Nam là nơi có nhiều chi nhánh viện Pasteur được thành lập nhất trên thế giới.
Những nghiên cứu của các viện Pasteur tại Đông Dương về vi trùng học, côn trùng, ký sinh trùng, về các bệnh gây nên do thực phẩm và virus, đặc biệt là bệnh sốt rét và bệnh thổ tả, được xem là những thành quả quan trọng đối với ngành dịch tễ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Louis Pasteur làm giám đốc viện nghiên cứu mang tên ông cho đến cuối đời. Ông chút hơi thở cuối cùng vào ngày 28/9/1895. Thi thể ông được lưu giữ trong lòng viện Pasteur tại Paris.
Ông được UNESCO tôn vinh là Ân nhân của nhân loại. Câu nói nổi tiếng La science n’a pas de patrie, parce que le savoir est le patrimoine de l’humanité (Khoa học không có tổ quốc, bởi vì kiến thức là di sản của nhân loại) được in lại trên huân chương do UNESCO thiết kế nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông (1895-1995).
Bài viết được tham khảo từ zingnews.vn
Tin chọn lọc khác
Tin cùng chuyên mục