Tác giả thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật - Charles Robert Darwin
04.01.2021
2457
Ai là người đã đi một chuyến thám hiểm ly kỳ chẳng kém Magellan, và sau đó công bố một học thuyết gây chấn động thế giới, thách thức tất cả những quan niệm tồn tại hàng nghìn năm? Ai là người đã nói câu nổi tiếng: “Khi tôi ngừng làm việc, tôi sẽ chết” và chỉ thực sự ngừng nghiên cứu 2 ngày trước khi qua đời?
Đó là nhà tự nhiên học người Anh, Charles Robert Darwin (1809-1882). Ông là tác giả của thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật, học thuyết đã có một ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học về trái đất và sự sống, cũng như đối với tư tưởng của nhân loại.
Sinh tại Shrewsbury, Shroshire, Anh, vào ngày 12/2/1809, Darwin là con thứ 5 trong một gia đình giàu có. Ông nội của ông là nhà vật lý nổi tiếng của thế kỷ 18, Eramus Darwin. Năm 16 tuổi Charles R. Darwin theo học y khoa ở Edinburgh, nhưng 2 năm sau đó ông chuyển sang học làm thư ký cho nhà thờ. Sau khi kết thúc quá trình học tập vào năm 1831, chàng trai Darwin 22 tuổi được giới thiệu lên con tàu khảo sát Beagle, với tư cách “nhà tự nhiên học” thực tập, bắt đầu một chuyến thám hiểm khoa học vòng quanh thế giới.
5 năm trên tàu Beagle, Darwin đã có cơ hội quan sát những cấu tạo địa lý, hoá thạch và sinh vật sống khác nhau trên tất cả các châu lục và hải đảo. Vấn đề ám ảnh ông nhiều nhất là ảnh hưởng của các lực lượng tự nhiên đối với sự hình thành bề mặt trái đất. Vào thời Darwin, các nhà khoa học vẫn còn tin vào thuyết tai ương. Thuyết này diễn giải rằng các sinh vật trên trái đất đã được tạo ra theo thứ tự kế tiếp nhau, và rồi mỗi loài đã bị một tai ương nào đó huỷ diệt. Cơn đại hồng thuỷ, thảm họa cuối cùng trên trái đất, đã quét đi tất cả sự sống, trừ những sinh vật được đưa lên con thuyền của Nô ê.
Sau nhiều quan sát, Darwin nhận thấy có một số hoá thạch rất giống với những sinh vật đang còn hiện hữu trên cùng địa điểm. Ngoài ra khi đến quần đảo Galaspagos (Ecuador), ông cũng để ý rằng mỗi hòn đảo ở đây có những loài rùa, chim họ sẻ… riêng, không hoàn toàn giống nhau. Từ những quan sát này, Darwin đi đến kết luận rằng có một mối liên hệ nào đó giữa các loài khác nhau nhưng có nét tương tự nhau.
Trở về nước Anh năm 1836, đến năm 1859, Darwin công bố học thuyết của mình trong cuốn “Nguồn gốc các loài", cuốn “sách làm rung chuyển thế giới”, theo cách gọi của người thời đó. Ngay trong ngày đầu tiên, sách đã được bán hết sạch và sau đó còn được tái bản thêm 6 lần liên tiếp.
Về cơ bản, thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng do nguồn thức ăn trên thế giới quá hạn hẹp nên tất cả các loài ngay từ khi còn nhỏ đã phải cạnh tranh gay gắt để sinh tồn. Những loài nào sống sót được để tiếp tục sinh con đẻ cái có xu hướng biến hoá ít nhiều về diện mạo cơ thể, quá trình chọn lọc tự nhiên, và sau đó những biến thể này sẽ được truyền cho thế hệ con cháu. Mỗi loài sẽ phát triển theo hướng thích nghi với môi trường, và quá trình này diễn ra dần dần, liên tục, là nguồn gốc tiến hoá của sinh vật.
Darwin còn cho rằng tất cả các loài sinh vật có liên quan
Đều xuất phát từ một tổ tiên chung. Ông góp phần ủng hộ ý tưởng đã có từ trước, rằng trái đất không tĩnh mà trái lại, luôn trong trạng thái động - tiến hoá không ngừng.
Học thuyết của Darwin bị phản đối dữ dội. Nhiều nhà sinh vật học cho rằng ông đã không chứng minh được giả thuyết của mình, không giải thích nguồn gốc của các biến thể cũng như tại sao chúng lại được truyền qua các thế hệ liên tiếp nhau (mãi đến khi ngành di truyền học hiện đại ra đời, vấn đề này mới được giải thích). Nhưng ý kiến phản đối mãnh liệt nhất là từ nhà thờ. Tư tưởng của Darwin quá mới mẻ, sinh vật tiến hoá qua các quá trình tự nhiên, phủ nhận câu chuyện Chúa tạo ra loài người và dường như đã đặt loài người ngang với động vật. Điều đó mâu thuẫn kịch liệt với thần học chính thống.
Bất chấp những lời công kích, Darwin vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Ông đã từng nói: “Nếu tôi ngừng làm việc, tôi sẽ chết”. Nhà tự nhiên học vĩ đại qua đời vào tháng 4/1882, để lại học thuyết nổi tiếng đến tận ngày nay.
Darwin: "Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Ảnh: Internet
Đó là nhà tự nhiên học người Anh, Charles Robert Darwin (1809-1882). Ông là tác giả của thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật, học thuyết đã có một ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học về trái đất và sự sống, cũng như đối với tư tưởng của nhân loại.
Sinh tại Shrewsbury, Shroshire, Anh, vào ngày 12/2/1809, Darwin là con thứ 5 trong một gia đình giàu có. Ông nội của ông là nhà vật lý nổi tiếng của thế kỷ 18, Eramus Darwin. Năm 16 tuổi Charles R. Darwin theo học y khoa ở Edinburgh, nhưng 2 năm sau đó ông chuyển sang học làm thư ký cho nhà thờ. Sau khi kết thúc quá trình học tập vào năm 1831, chàng trai Darwin 22 tuổi được giới thiệu lên con tàu khảo sát Beagle, với tư cách “nhà tự nhiên học” thực tập, bắt đầu một chuyến thám hiểm khoa học vòng quanh thế giới.
5 năm trên tàu Beagle, Darwin đã có cơ hội quan sát những cấu tạo địa lý, hoá thạch và sinh vật sống khác nhau trên tất cả các châu lục và hải đảo. Vấn đề ám ảnh ông nhiều nhất là ảnh hưởng của các lực lượng tự nhiên đối với sự hình thành bề mặt trái đất. Vào thời Darwin, các nhà khoa học vẫn còn tin vào thuyết tai ương. Thuyết này diễn giải rằng các sinh vật trên trái đất đã được tạo ra theo thứ tự kế tiếp nhau, và rồi mỗi loài đã bị một tai ương nào đó huỷ diệt. Cơn đại hồng thuỷ, thảm họa cuối cùng trên trái đất, đã quét đi tất cả sự sống, trừ những sinh vật được đưa lên con thuyền của Nô ê.
Sau nhiều quan sát, Darwin nhận thấy có một số hoá thạch rất giống với những sinh vật đang còn hiện hữu trên cùng địa điểm. Ngoài ra khi đến quần đảo Galaspagos (Ecuador), ông cũng để ý rằng mỗi hòn đảo ở đây có những loài rùa, chim họ sẻ… riêng, không hoàn toàn giống nhau. Từ những quan sát này, Darwin đi đến kết luận rằng có một mối liên hệ nào đó giữa các loài khác nhau nhưng có nét tương tự nhau.
Trở về nước Anh năm 1836, đến năm 1859, Darwin công bố học thuyết của mình trong cuốn “Nguồn gốc các loài", cuốn “sách làm rung chuyển thế giới”, theo cách gọi của người thời đó. Ngay trong ngày đầu tiên, sách đã được bán hết sạch và sau đó còn được tái bản thêm 6 lần liên tiếp.
Về cơ bản, thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng do nguồn thức ăn trên thế giới quá hạn hẹp nên tất cả các loài ngay từ khi còn nhỏ đã phải cạnh tranh gay gắt để sinh tồn. Những loài nào sống sót được để tiếp tục sinh con đẻ cái có xu hướng biến hoá ít nhiều về diện mạo cơ thể, quá trình chọn lọc tự nhiên, và sau đó những biến thể này sẽ được truyền cho thế hệ con cháu. Mỗi loài sẽ phát triển theo hướng thích nghi với môi trường, và quá trình này diễn ra dần dần, liên tục, là nguồn gốc tiến hoá của sinh vật.
Darwin còn cho rằng tất cả các loài sinh vật có liên quan
Đều xuất phát từ một tổ tiên chung. Ông góp phần ủng hộ ý tưởng đã có từ trước, rằng trái đất không tĩnh mà trái lại, luôn trong trạng thái động - tiến hoá không ngừng.
Học thuyết của Darwin bị phản đối dữ dội. Nhiều nhà sinh vật học cho rằng ông đã không chứng minh được giả thuyết của mình, không giải thích nguồn gốc của các biến thể cũng như tại sao chúng lại được truyền qua các thế hệ liên tiếp nhau (mãi đến khi ngành di truyền học hiện đại ra đời, vấn đề này mới được giải thích). Nhưng ý kiến phản đối mãnh liệt nhất là từ nhà thờ. Tư tưởng của Darwin quá mới mẻ, sinh vật tiến hoá qua các quá trình tự nhiên, phủ nhận câu chuyện Chúa tạo ra loài người và dường như đã đặt loài người ngang với động vật. Điều đó mâu thuẫn kịch liệt với thần học chính thống.
Bất chấp những lời công kích, Darwin vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Ông đã từng nói: “Nếu tôi ngừng làm việc, tôi sẽ chết”. Nhà tự nhiên học vĩ đại qua đời vào tháng 4/1882, để lại học thuyết nổi tiếng đến tận ngày nay.
Theo Encarta
Tin chọn lọc khác
Tin cùng chuyên mục