Người sáng lập giải thưởng Nobel - Alfred Nobel

Người sáng lập giải thưởng Nobel - Alfred Nobel
07.01.2021 3692
Là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, Alfred Nobel là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cống hiến suốt đời cho khoa học, Nobel đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có, nhưng lại bất hạnh về đời tư và ra đi trong cô độc.


Chân dung nhà khoa học Alfred Nobel. Nguồn: Internet

Alfred Nobel sinh ngày 12/10/1833 tại Stockholm. Cha của ông, Immanuel Nobel, là một kỹ sư kiêm nhà sáng chế, người đã tham gia xây dựng nhiều cầu và cao ốc tại Stockholm. Mẹ của Alfred, Andrietta Ahlsell, xuất thân từ một gia đình giầu có. Do những rủi ro trong công trình xây dựng, Immanuel Nobel bị phá sản, đúng vào năm cậu nhỏ Alfred Nobel chào đời.

Năm 1837, Immanuel Nobel rời Stockholm, đưa gia đình tới lập nghiệp ở Phần Lan và Nga. Để có thêm tiền, Andrietta Nobel mở một cửa hàng tạp hoá, cửa hàng đã đem lại cho bà và gia đình một khoản thu nhập khiêm tốn. Cùng thời gian đó, Immanuel Nobel bắt đầu thành công với một xưởng cung cấp trang thiết bị cho quân đội Nga ở St. Petersburg. Ông cũng thuyết phục được Nga hoàng và các tướng lĩnh rằng nên dùng thuỷ lôi để ngăn chặn hải quân của kẻ thù xâm nhập vào thành phố. Thuỷ lôi do Immanuel Nobel thiết kế rất đơn giản. Chúng chỉ là những thùng gỗ chứa đầy thuốc súng có thể đặt ngầm dưới biển. Immanuel Nobel còn là người tiên phong trong chế tạo vũ khí và thiết kế các động cơ hơi nước.

Immanuel Nobel.

Thành công trong kinh doanh và công nghiệp, năm 1842 Immanuel Nobel đưa cả gia đình tới St. Petersburg. Tại đây, các con trai ông bắt đầu được học với các giáo viên tư thục những môn cơ bản như khoa học tự nhiên, ngôn ngữ và văn học. Alfred Nobel, năm 17 tuổi, đã thành thạo tiếng Thuỵ Điển, Nga, Pháp, Anh và Đức. Sở thích chính của cậu là thơ và văn học Anh, cũng như vật lý và hoá học. Cha của Alfred, trong khi đó lại chỉ mong con trai mình trở thành kỹ sư để nối nghiệp kinh doanh của ông.

Để mở rộng tầm hiểu biết của con, Immanuel Nobel gửi Alfred ra nước ngoài học tập thêm trong lĩnh vực hoá học. Tại Paris, thành phố mà anh ưa thích nhất, Alfred gặp gỡ với nhà hoá học trẻ người Italia, Ascanio Sobrero, người ba năm trước đó đã phát minh ra nitroglycerine, một chất lỏng dễ nổ. Rất quan tâm đến nitroglycerine và phương pháp ứng dụng nó vào các công trình xây dựng, Alfred đồng thời cũng nhận ra rằng phải giải quyết vấn đề an toàn và tìm ra cách kiểm soát hiệu quả quá trình nổ của nó.

Năm 1852, vì công việc kinh doanh của gia đình phất lên rất nhanh do bán hàng cho quân đội Nga, Alfred Nobel được triệu về nhà. Cùng với cha, Alfred tiến hành các thí nghiệm để phát triển nitroglycerine thành các chất nổ có ích trong kỹ thuật và thương mại.

Chiến tranh ở Nga (1853-1856) kết thúc và tình hình biến đổi, Immanuel Nobel một lần nữa có nguy cơ phá sản. Cùng với hai con trai là Alfred và Emil, ông trở về Stockholm. Hai người con trai khác là Robert và Ludvig ở lại St.Peterburg. Vật lộn với nhiều khó khăn, họ đã cố gắng xoay xở để cứu lấy doanh nghiệp của gia đình và sau đó tiếp tục phát triển hãng dầu mỏ tại vùng phía của bắc đế chế Nga. Thành công trong lĩnh vực này đã đưa họ trở thành những người giàu có nhất thời kỳ đó.

Về Thuỵ Điển năm 1863, Alfred Nobel tập trung phát triển chất nổ nitroglycerine. Một vài tai nạn xảy ra, trong đó có vụ nổ năm 1864 đã giết chết người anh trai Emil và một vài người khác, khiến các quan chức thành phố Stockholm cho rằng chế tạo chất này là quá nguy hiểm. Các thí nghiệm về nitroglycerine bị cấm ngặt và Alfred phải đưa phòng thí nghiệm xuống một chiếc xuồng trên hồ Malaren.

Năm 1864, Alfred Nobel bắt đầu sản xuất nitroglycerin trên quy mô lớn. Để làm cho chất này an toàn hơn, ông đã thí nghiệm với nhiều chất phụ gia khác nhau, và nhanh chóng nhận ra rằng, nitroglycerine trộn với silic dioxide sẽ biến thành một dạng bột nhão, có thể nặn thành thỏi và các dạng khác dễ nhồi vào các lỗ khoét sẵn. Năm 1867, Alfred Nobel đăng ký bản quyền sáng chế cho vật liệu này dưới tên dynamite. Để có thể kích hoạt các thỏi thuốc nổ, ông cũng tìm cách tạo ra ngòi cho chúng.

Thị trường dynamite và ngòi nổ tăng rất nhanh. Alfred Nobel cũng tự học hỏi không ngừng, trở thành nhà kinh doanh tài ba. Năm 1865, nhà máy của ông tại Krummel, gần Hamburg, Đức đã xuất khẩu chất nổ tới các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Trong những năm sau đó, Alfred Nobel thành lập các nhà máy và phòng thí nghiệm ở hơn 90 điểm tại hơn 20 quốc gia. Ông tập trung phát triển công nghệ chất nổ cũng như phát minh ra nhiều vật liệu hoá học khác, trong đó cao su và da tổng hợp, tơ nhân tạo… Cho đến khi qua đời vào năm 1896, Nobel có 355 bằng sáng chế.

Đời tư không may mắn

Công việc và du lịch triền miên khiến Alfred Nobel hầu như không còn thời gian cho cuộc sống riêng. Ở tuổi 43 ông mới cảm thấy cần một người phụ nữ. Trong quảng cáo đăng trên một tờ báo, Nobel ghi: “Một người đàn ông trung niên, giàu có, học vấn cao, tìm một phụ nữ trưởng thành, giỏi ngôn ngữ, làm thư ký và quản gia”. Lọt vào mắt xanh của Alfred Nobel là một phụ nữ người Áo - cô Countess Bertha Kinsky. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn ngủi bên Nobel, Bertha Kinsky quay về Áo, kết hôn với Count Arthur von Suttner. Mặc dù vậy, Alfred Nobel và Bertha von Suttner vẫn giữ tình bạn và thư từ cho nhau.

Nhiều năm sau, Bertha von Suttner trở nên căm ghét chiến tranh. Bà viết cuốn sách nổi tiếng Lay Down Your Arms (Đả đảo vũ khí) và trở thành nhân vật kiệt xuất trong các phong trào vì hoà bình thời đó. Chính điều này đã ảnh hưởng đến Alfred Nobel khi ông viết di chúc cuối cùng, trong đó dành hẳn một giải thưởng cho các cá nhân và tổ chức có công thúc đẩy hoà bình. Vài năm sau khi ông qua đời, Quốc hội Nauy đã tặng giải Nobel Hoà bình cho Bertha von Suttner, năm 1905.

Nhiều công ty do Nobel sáng lập đã phát triển thành các doanh nghiệp công nghiệp lớn và hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, như Tập đoàn Hoá chất Hoàng gia Anh, Hiệp hội Thuốc nổ Pháp, và một tập đoàn thuốc nổ ở Nauy.

Alfred Nobel mất tại San Remo, Italia, vào ngày 10/12/1896. Trong di chúc của ông, người ta ngạc nhiên khi thấy phần lớn số tài sản kếch xù được Alfred Nobel dùng làm giải thưởng cho những người có đóng góp lớn lao cho nhân loại, trong lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh lý học và Y học, Văn học và Hoà Bình.

(Theo Nobel.se)
Tin chọn lọc khác
Người sáng lập giải thưởng Nobel - Alfred Nobel
07.01.2021 3693
Là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, Alfred Nobel là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cống hiến suốt đời cho khoa học, Nobel đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có, nhưng lại bất hạnh về đời tư và ra đi trong cô độc.
James Watt - Cha đẻ của máy hơi nước
12.01.2021 6268
Trong thời kỳ từ thập niên sáu mươi của thế kỷ XVIII, có một phát minh mà sự thành công của nó đã giúp cho con người thoát khỏi sự hạn chế về kỹ thuật phục vụ cuộc sống. Đó là phát minh của nhà bác học James Watt, ông tổ của máy hơi nước.
George Stephenson - “Cha đẻ của ngành đường sắt”
04.01.2021 2621
Stephenson đã phát minh ra một loại đèn an toàn khác với những loại đèn rất dễ phát nổ khi sử dụng trong môi trường có nhiều các loại khí dễ bắt lửa trong các hầm mỏ. Ông cũng thuyết phục người quản lý hầm mỏ thử nghiệm sự vận hành hơi nước. Năm 1814, ông phát triển đầu máy hơi nước Blutcher với khả năng kéo vật nặng 30 tấn trên quãng đường dài 4 dặm/giờ.
Sinan - Kiến trúc sư trưởng bậc thầy của Đế quốc Ottoman
04.01.2021 2637
Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, Đế quốc Ottoman phát triển từ một lãnh địa nhỏ ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ thành một đế chế rộng lớn kiểm soát vùng lãnh thổ từ Đông Âu sang Tây Á đến Bắc Phi. Sự chuyển đổi này đi kèm với sự phát triển kiến trúc độc đáo theo phong cách Ottoman. Trên khắp các lãnh thổ khác nhau bị cai trị dưới Đế quốc Ottoman đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo hay văn hóa, những tòa nhà tráng lệ với mái vòm đồ sộ và những ngọn tháp nhọn hoắt như những cây bút chì vươn lên là biểu tượng có thể nhận ra của một Ottoman hùng vĩ.
Archimedes - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại
23.01.2021 4289
Archimedes là nhà bác học người Hy Lạp cổ đại. Ông nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, vật lý, thiên văn học…
Tác giả thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật - Charles Robert Darwin
04.01.2021 2459
Đó là nhà tự nhiên học người Anh, Charles Robert Darwin (1809-1882). Ông là tác giả của thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật, học thuyết đã có một ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học về trái đất và sự sống, cũng như đối với tư tưởng của nhân loại.
Không phải Thomas Edison, đây mới là nhà phát minh 'khủng' nhất thế giới: 3.500 bằng sáng chế, tự chữa ung thư cho chính mình
05.02.2021 4061
Ông Yoshiro Nakamatsu đã có bản quyền của hơn 3.500 sáng chế, gấp 3 lần so với 1.093 bằng sáng chế của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison.
Louis Pasteur - từ sinh viên sư phạm đến cha đẻ của vaccine phòng dại
04.01.2021 2685
Chàng sinh viên sư phạm, Louis Pasteur, dần dấn thân vào nghiên cứu vi khuẩn và mang đến những thành tựu lớn lao cho ngành y học của thế giới.
Có thể bạn chưa biết: Những thiên tài toán học xuất chúng trong lịch sử
19.11.2020 4012
Từng bị kì thị, bị coi là lập dị ở thời kỳ đó, nhưng những nhà toán học vẫn lạc quan, vẫn luôn dành thời gian, công sức để nghiên cứu những công thức, những lý thuyết mới với mong muốn phát triển hệ thống toán học của nhân loại. Những công thức chúng ta đã từng học khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều là những công trình vĩ đại mà các thiên tài để lại. Chúng ta cùng tìm hiểu 7 gương mặt “lạ mà quen” này nhé!
Nhà khoa học cứu thế giới khỏi thảm họa Chernobyl
31.10.2019 2775
Một trong những người đầu tiên nắm được quy mô của thảm họa - đã có mặt để giảm thiểu hậu quả. Những quyết định của Legasov đã giúp cứu sống hàng triệu người, nhưng ông đã phải trả cái giá cuối cùng.
MIT công bố danh sách 10 nhà sáng chế tài năng dưới 35 tuổi, vinh danh tới 2 người Việt Nam
31.10.2019 2448
Giải thưởng này là sự ghi nhận các nghiên cứu của anh về công nghệ sinh học và vật liệu, không chỉ giúp các biện pháp phẫu thuật trở nên an toàn hơn mà còn đem lại các chức năng thông mình cho việc theo dõi sức khỏe người.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất