Sinan - Kiến trúc sư trưởng bậc thầy của Đế quốc Ottoman
04.01.2021
2637
Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, Đế quốc Ottoman phát triển từ một lãnh địa nhỏ ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ thành một đế chế rộng lớn kiểm soát vùng lãnh thổ từ Đông Âu sang Tây Á đến Bắc Phi. Sự chuyển đổi này đi kèm với sự phát triển kiến trúc độc đáo theo phong cách Ottoman.
Trên khắp các lãnh thổ khác nhau bị cai trị dưới Đế quốc Ottoman đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo hay văn hóa, những tòa nhà tráng lệ với mái vòm đồ sộ và những ngọn tháp nhọn hoắt như những cây bút chì vươn lên là biểu tượng có thể nhận ra của một Ottoman hùng vĩ.
Kiến trúc sư chịu trách nhiệm cho việc phát triển và tinh chế phong cách kiến trúc Ottoman cổ điển là Sinan (1491-1588), người phục vụ đế chế với tư cách là kiến trúc sư trưởng từ năm 1539 cho đến khi ông mất vào năm 1588. Trong khoảng thời gian này, ông đã thiết kế hàng trăm tòa nhà bao gồm các thánh đường Hồi giáo, cung điện, lăng mộ, và giám sát quá trình xây dựng của hàng trăm tòa nhà khác.
Sinan sinh trưởng trong gia đình Thiên Chúa giáo ở Đông Nam Anatolia. Khi 21 tuổi, ông tham gia quân dịch trong quân đoàn Jannisary, lực lượng bộ binh cấp cao của Ottoman - một quân đoàn chuyên tuyển mộ thanh thiếu niên từ vùng lãnh địa Thiên Chúa giáo của đế chế và cải sang đạo hồi. Ông tham gia vào các chiến dịch quân sự của Suleyman the Magnificent với tư cách là chiến binh và kỹ sư, điều này cho phép ông phát triển chuyên môn về xây dựng để sử dụng kiến thức đó sau này.
Khi Sinan 47 tuổi, Suleyman chỉ định ông làm kỹ sư trưởng ở Istanbul. Ông bắt tay xây dựng một loạt các công trình khá ấn tượng. Nhà thờ Hồi giáo đầu tiên do ông xây dựng là Sehzade ở Istanbul, để tưởng nhớ con trai của Suleyman.
Một công trình xây dựng quan trọng khác của Sinan là hệ thống nhà thờ hồi giáo Süleymaniye, một phần thiết yếu của đường chân trời Istanbul. Công trình có kích thước lớn như Hagia Sophia - nhà thờ Byzantine được cải tạo sang nhà thờ Hồi giáo dưới thời Ottoman. Cốt lõi của công trình là mái vòm khổng lồ được đỡ bởi hai mái nửa vòm, kết hợp tạo thành một không gian nội thất đầy cảm hứng. Mặt sàn của công trình Suleymaniye được xây dựng đổ nghiêng về phía eo biển Bosporus - một trong những tài năng kiến trúc của Sinan là khả năng xây dựng trên địa hình hiểm trở.
Nhà thờ Hồi giáo Selimiye, được xây dựng giữa năm 1569 và 1575, được xem là kiệt tác của Sinan. Trong tòa nhà này, Sinan cho xây dựng một mái vòm lớn như mái vòm của Hagia Sophia, cả hai đều có đường kính 31 mét. Mái vòm nằm ở trên 8 cột trụ theo hình bát giác, thay vì 4 cột trụ lớn hơn như thường lệ, điều này khiến cho khu vực trung tâm một cảm giác thông thoáng và phi trọng lực được tăng cường ánh sáng từ hàng trăm cửa sổ nhỏ của ngôi đền.
Sau khi hoàn thành công trình Selimiye Mosque, Sinan tiếp tục xây dựng những tòa nhà nhỏ hơn cho đến khi ông mất vào năm 1588.
Bài viết được tham khảo từ review.siu.edu.vn
Trên khắp các lãnh thổ khác nhau bị cai trị dưới Đế quốc Ottoman đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo hay văn hóa, những tòa nhà tráng lệ với mái vòm đồ sộ và những ngọn tháp nhọn hoắt như những cây bút chì vươn lên là biểu tượng có thể nhận ra của một Ottoman hùng vĩ.
Hình ảnh minh hoạ chân dung Mimar Sinan. Nguồn: Internet
Kiến trúc sư chịu trách nhiệm cho việc phát triển và tinh chế phong cách kiến trúc Ottoman cổ điển là Sinan (1491-1588), người phục vụ đế chế với tư cách là kiến trúc sư trưởng từ năm 1539 cho đến khi ông mất vào năm 1588. Trong khoảng thời gian này, ông đã thiết kế hàng trăm tòa nhà bao gồm các thánh đường Hồi giáo, cung điện, lăng mộ, và giám sát quá trình xây dựng của hàng trăm tòa nhà khác.
Đế chế Ottoman. Nguồn: National Geographic Creative/Alamy
Khi Sinan 47 tuổi, Suleyman chỉ định ông làm kỹ sư trưởng ở Istanbul. Ông bắt tay xây dựng một loạt các công trình khá ấn tượng. Nhà thờ Hồi giáo đầu tiên do ông xây dựng là Sehzade ở Istanbul, để tưởng nhớ con trai của Suleyman.
Một công trình xây dựng quan trọng khác của Sinan là hệ thống nhà thờ hồi giáo Süleymaniye, một phần thiết yếu của đường chân trời Istanbul. Công trình có kích thước lớn như Hagia Sophia - nhà thờ Byzantine được cải tạo sang nhà thờ Hồi giáo dưới thời Ottoman. Cốt lõi của công trình là mái vòm khổng lồ được đỡ bởi hai mái nửa vòm, kết hợp tạo thành một không gian nội thất đầy cảm hứng. Mặt sàn của công trình Suleymaniye được xây dựng đổ nghiêng về phía eo biển Bosporus - một trong những tài năng kiến trúc của Sinan là khả năng xây dựng trên địa hình hiểm trở.
Nhà thờ Hồi giáo Selimiye, được xây dựng giữa năm 1569 và 1575, được xem là kiệt tác của Sinan. Trong tòa nhà này, Sinan cho xây dựng một mái vòm lớn như mái vòm của Hagia Sophia, cả hai đều có đường kính 31 mét. Mái vòm nằm ở trên 8 cột trụ theo hình bát giác, thay vì 4 cột trụ lớn hơn như thường lệ, điều này khiến cho khu vực trung tâm một cảm giác thông thoáng và phi trọng lực được tăng cường ánh sáng từ hàng trăm cửa sổ nhỏ của ngôi đền.
Sau khi hoàn thành công trình Selimiye Mosque, Sinan tiếp tục xây dựng những tòa nhà nhỏ hơn cho đến khi ông mất vào năm 1588.
Bài viết được tham khảo từ review.siu.edu.vn
Tin chọn lọc khác
Tin cùng chuyên mục