Sông Hằng - Đời sống tâm linh của người Ấn
08.01.2024
2012
1. Giới thiệu về sông Hằng
Tên của sông Hằng được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Lưu vực của sông rộng 907.000 km², một trong những khu vực màu mỡ và có mật độ dân số lớn nhất thế giới. Ở Ấn Độ, sông Hằng không chỉ là một con sông. Đó còn là đại diện của tôn giáo, công nghiệp, nông nghiệp và chính trị.
Đối với những người theo đạo Hindu, sông Hằng được biết đến với cái tên “Ganga Ma” - có nghĩa là Mẹ Hằng. Nó là trung tâm của đời sống tinh thần của hơn một tỷ người. Hàng năm, hàng triệu người hành hương theo đạo Hindu đến thăm các ngôi đền và các thánh địa khác dọc theo sông Hằng.
2. Truyền thuyết sông Hằng
Theo trang Varanasicity, sông Hằng giữ một vị trí cao quý và linh thiêng trong đạo Hindu. Vị trí quan trọng của sông Hằng có thể được minh chứng từ thực tế là có nhiều văn bản cổ của Ấn Độ đề cập đến dòng sông này.
Có nhiều truyền thuyết khác nhau kể về việc thần Ganga đến Trái đất như thế nào. Câu chuyện về nguồn gốc của Ganga trên Trái đất được kể khác nhau trong Ramayana, Mahabharata và Puranas. Nhưng truyền thuyết thú vị nhất về sông Hằng xoay quanh một vị vua tên Sagara, các con trai, cháu trai của ông (Ansuman) và chắt trai (Bhagirath).
Một lần, khi vua Sagara thực hiện lễ tế Ashwamedha (lễ ngựa), trong đó một con ngựa được phép đi lang thang theo ý muốn và các chiến binh phải cố gắng ngăn cản con ngựa, nếu họ thất bại, điều đó có nghĩa là họ chấp nhận sự độc tôn của nhà vua. 60.000 người con trai của vua Sagara đã đi tìm con ngựa và cuối cùng thấy nó đang ở gần nhà hiền triết Kapila đang ngồi thiền. Trong nỗ lực bắt con ngựa, các chàng trai đã làm phiền Kapila. Ông đã ngay lập tức thiêu sống họ thành tro bằng ánh mắt rực lửa của mình. Sau đó linh hồn của các hoàng tử bị trôi dạt, không siêu thoát.
Nhà hiền triết Kapila ấn tượng với cách suy nghĩ sâu sắc và kiến thức uyên thâm của Hoàng tử Ansuman (cháu trai của vua Sagara) nên đã gợi ý rằng dòng nước Ganga, nữ thần đang cư ngụ trên thiên đường, có thể giải phóng linh hồn của các con trai của vua Sagara.
Vậy là vị vua này phải cầu cứu Thần Shiva để siêu thoát cho linh hồn các hoàng tử. Chắt trai của vua Sagara là Bhagiratha đã cầu nguyện Thần Shiva giúp đỡ.
Thần Shiva phái nữ thần Ganga xuống cứu giúp. Nàng đưa nước từ trên tiên giới chảy qua tóc và chân của Thần Siva xuống mặt đất rồi chảy đến nơi các chàng hoàng tử bị thiêu sống. Linh hồn của họ được siêu thoát. Từ đó tên dòng sông được tạo ra, đặt theo tên của nữ thần để nhớ đến công ơn của nữ thần. Đó là lý do vì sao sông Hằng có tên là “Ganga” trong tiếng Ấn.
3. Tầm quan trọng của sông Hằng với người dân nơi đây
Người theo đạo Hindu tin rằng tội lỗi tích tụ trong cuộc sống quá khứ và hiện tại sẽ tái diễn từ kiếp này sang kiếp khác cho đến khi được tẩy sạch hoàn toàn. Chính vì thế họ cho rằng tắm ở sông Hằng vào ngày tốt lành nhất của lễ hội sẽ giúp xóa bỏ mọi tội lỗi, đồng thời rửa sạch nghiệp chướng và mang lại may mắn. Sự kiện, với sự tham gia của từ 70 đến 100 triệu người, ngày càng lớn hơn và có thể được coi là cuộc tụ họp nhân loại lớn nhất trong lịch sử. Nước từ sông Hằng cũng được các tín đồ thu gom và mang về nhà để sử dụng trong các nghi lễ và cúng bái.
Nếu bạn không phải là người Ấn, bạn sẽ khó hiểu nổi tầm quan trọng của con sông Hằng trong đời sống tâm linh của họ. Hàng ngày, nhiều người đến sông Hằng, tắm rửa, giặt quần áo và cầu nguyện trên sông... và nhiều quan chức muốn được tái cử hay ai đó mơ mộng làm quan cũng đều đến uống nước sông Hằng. Đặc sắc nhất là lễ hỏa táng trên sông, diễn ra trên sông theo người Hindu với ý nghĩa linh hồn con người sẽ được giải thoát mãi mãi. Rồi lễ hội cầu an thu hút hàng ngàn người xem diễn ra buổi sáng và buổi tối hàng ngày. Tôn giáo đã đi sâu vào đời sống chính trị ở Ấn Độ
Nguồn: Trithuc24 sưu tầm và tổng hợp
k
ảnh: sưu tầm
Đối với những người theo đạo Hindu, sông Hằng được biết đến với cái tên “Ganga Ma” - có nghĩa là Mẹ Hằng. Nó là trung tâm của đời sống tinh thần của hơn một tỷ người. Hàng năm, hàng triệu người hành hương theo đạo Hindu đến thăm các ngôi đền và các thánh địa khác dọc theo sông Hằng.
2. Truyền thuyết sông Hằng
k
ảnh: sưu tầm
Có nhiều truyền thuyết khác nhau kể về việc thần Ganga đến Trái đất như thế nào. Câu chuyện về nguồn gốc của Ganga trên Trái đất được kể khác nhau trong Ramayana, Mahabharata và Puranas. Nhưng truyền thuyết thú vị nhất về sông Hằng xoay quanh một vị vua tên Sagara, các con trai, cháu trai của ông (Ansuman) và chắt trai (Bhagirath).
Một lần, khi vua Sagara thực hiện lễ tế Ashwamedha (lễ ngựa), trong đó một con ngựa được phép đi lang thang theo ý muốn và các chiến binh phải cố gắng ngăn cản con ngựa, nếu họ thất bại, điều đó có nghĩa là họ chấp nhận sự độc tôn của nhà vua. 60.000 người con trai của vua Sagara đã đi tìm con ngựa và cuối cùng thấy nó đang ở gần nhà hiền triết Kapila đang ngồi thiền. Trong nỗ lực bắt con ngựa, các chàng trai đã làm phiền Kapila. Ông đã ngay lập tức thiêu sống họ thành tro bằng ánh mắt rực lửa của mình. Sau đó linh hồn của các hoàng tử bị trôi dạt, không siêu thoát.
Nhà hiền triết Kapila ấn tượng với cách suy nghĩ sâu sắc và kiến thức uyên thâm của Hoàng tử Ansuman (cháu trai của vua Sagara) nên đã gợi ý rằng dòng nước Ganga, nữ thần đang cư ngụ trên thiên đường, có thể giải phóng linh hồn của các con trai của vua Sagara.
Vậy là vị vua này phải cầu cứu Thần Shiva để siêu thoát cho linh hồn các hoàng tử. Chắt trai của vua Sagara là Bhagiratha đã cầu nguyện Thần Shiva giúp đỡ.
Thần Shiva phái nữ thần Ganga xuống cứu giúp. Nàng đưa nước từ trên tiên giới chảy qua tóc và chân của Thần Siva xuống mặt đất rồi chảy đến nơi các chàng hoàng tử bị thiêu sống. Linh hồn của họ được siêu thoát. Từ đó tên dòng sông được tạo ra, đặt theo tên của nữ thần để nhớ đến công ơn của nữ thần. Đó là lý do vì sao sông Hằng có tên là “Ganga” trong tiếng Ấn.
k
ảnh: sưu tầm
k
ảnh: sưu tầm
k
ảnh: sưu tầm
Nguồn: Trithuc24 sưu tầm và tổng hợp
Tin chọn lọc khác