Giáp Thìn 2024 này làm gì để may mắn, tài lộc cả năm
26.12.2023
2060
Tết Nguyên Đán, còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, hoặc Tết Âm lịch, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của khu vực Đông Á. Đây là dịp chào đón năm mới theo Âm lịch, được ăn mừng long trọng tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore, Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Việt Nam.
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á, một phần của nền văn minh lúa nước. Người Đông Á đã chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau, mỗi tiết đi kèm với một thời khắc “giao thừa”. Trong số các tiết này, tiết quan trọng nhất là Nguyên Đán, đánh dấu sự khởi đầu của chu kỳ canh tác và gieo trồng mới.
Theo các tư liệu lịch sử như sách An Nam chí lược của Lê Tắc và sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, người Việt xưa thường tổ chức lễ Tết từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Lễ Tết là dịp để uống rượu, dùng trầu cau, ăn dưa mắm, và tham gia các hoạt động giải trí như đá bóng, đá cầu, đánh cờ, đấu vật. Lễ nghi và tế lễ ngày Tết cũng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa của người Việt.
Vì vậy, vào các ngày đầu năm thì người Việt ta luôn có một danh sách những điều nên làm và không nên làm để thu hút tài lộc, tránh xui rủi cho cả năm. Vậy năm Giáp Thìn 2024 sắp tới, ta nên làm gì để có được một năm ngập tràn may mắn, thuận lợi?
Điều nên làm:
1. Chúc Tết
Nét văn hóa này đã trở thành một phong tục của Việt Nam ta từ biết bao thế hệ, việc chúc tết không những thể hiện lòng hiếu thảo sự tri ân của con cháu ông bà cha mẹ những người có công sinh thành giáo dục mà đây còn là một trong những những nét sinh hoạt tốt đẹp đẹp là gì để chúng ta gửi gắm những lời chúc đầu năm về những đồng tiền may mắn cho nhau cùng tạo nên một năm mới đầy khởi sắc.
2. Lì xì và nhận lì xì
Những phong bao lì xì thường màu đỏ, đây là màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, cát tường. Vì thế, việc trao tặng những phong bao lì xì cho nhau cũng là một hình thức thể hiện lời chúc may mắn, tốt đẹp cho năm mới. Những người trưởng thành mừng tuổi cho ông, bà, cha, mẹ như một lời chúc sức khỏe, trường thọ.
3. Lễ chùa đầu năm
Mọi người khi đến chùa ra đều mang trong mình mong muốn cầu may cho một năm mới nhiều may mắn. Việc đi chùa không những giúp tìm sự bình an cho tâm hồn, giúp lòng cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn mà còn giúp khởi phát thiện tâm hồn. Với người một số người, đi lễ chùa còn để xin lộc đầu năm mới.
4. Mua muối đầu năm
Theo quan niệm của dân gian, việc mua muối đầu năm giúp gia đình có thể hóa giải được mọi xui xẻo, điềm xấu và chào đón những tài lộc, may mắn cho năm mới.
Nhưng thực tế, việc đón tiếp khách hay ăn uống tại nhà không thể không dọn dẹp và đổ rác. Một số nơi nghĩ ra cách không quét hất ra cửa mà quét vào trong hay dồn vào một góc để đỡ… “mất lộc”. Khi nào hóa vàng thì mới dọn chỗ rác đó đổ đi.
2. Tránh làm đổ vỡ đồ đạc
Người xưa kiêng làm vỡ bát đĩa, ấm chén vào ngày Tết vì cho rằng đổ vỡ sẽ gây ra sự tan nát, chia ly. Khi rửa hay sử dụng những đồ dùng này bạn cần hết sức thận trọng.
3. Không cho nước, lửa
Quan niệm dân gian cho rằng lửa mang lại may mắn đầu năm nên chỉ đi xin chứ không cho. Nước cũng được ví như tài lộc nên cũng cần kiêng cho nước 3 ngày đầu năm vì sợ hao tiền tài, mất lộc. Do đó mới có phong tục đến đình, chùa để xin “lộc” với hy vọng cả năm gặp được nhiều may mắn.
4. Không cho vay tiền
Đi vay đầu năm được cho là khiến cả năm túng thiếu. Còn cho vay sẽ khiến tiền bạc phân tán. Do vậy, bạn nên kiêng đi vay, cho vay cũng như đòi nợ đầu năm. Ngay cả trong công việc, cũng không nên hối thúc người khác phải hoàn thành ngay vì cho rằng điều này sẽ đem lại sự xui xẻo.
5. Không được thiếu gạo
Trong phong thuỷ, những vật dùng để chứa, đựng đều mang vận may và có ý nghĩa tốt lành nên không được để trống rỗng hay gần hết vào những ngày Tết. Vì thế, các bà nội trợ trước đêm giao thừa thường đổ đầy hũ gạo để tránh những điều xui xẻo và mong muốn gia đình có một năm no đủ, kinh tế dồi dào.
Tết Nguyên Đán trong văn hóa Việt Nam không chỉ đánh dấu sự chuyển giao giữa các năm m lịch mà còn chứa đựng nhiều giá trị tâm linh và văn hóa đáng quý. Đây là thời điểm con người tạ ơn thần linh vì một mùa vụ bội thu, và cầu mong cho một năm mới thịnh vượng. Đồng thời, Tết còn là thời điểm gắn kết gia đình, mọi người sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên và thể hiện lòng biết ơn. Tất cả tạo nên không khí hạnh phúc và đoàn kết, khiến Tết Nguyên Đán trở thành khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa cho mọi nhà.
Nguồn: Klook Việt Nam, Vin ID
k
Ảnh: sưu tầm
Theo các tư liệu lịch sử như sách An Nam chí lược của Lê Tắc và sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, người Việt xưa thường tổ chức lễ Tết từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Lễ Tết là dịp để uống rượu, dùng trầu cau, ăn dưa mắm, và tham gia các hoạt động giải trí như đá bóng, đá cầu, đánh cờ, đấu vật. Lễ nghi và tế lễ ngày Tết cũng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa của người Việt.
Vì vậy, vào các ngày đầu năm thì người Việt ta luôn có một danh sách những điều nên làm và không nên làm để thu hút tài lộc, tránh xui rủi cho cả năm. Vậy năm Giáp Thìn 2024 sắp tới, ta nên làm gì để có được một năm ngập tràn may mắn, thuận lợi?
Điều nên làm:
1. Chúc Tết
k
Ảnh: sưu tầm
2. Lì xì và nhận lì xì
k
Ảnh: sưu tầm
3. Lễ chùa đầu năm
Mọi người khi đến chùa ra đều mang trong mình mong muốn cầu may cho một năm mới nhiều may mắn. Việc đi chùa không những giúp tìm sự bình an cho tâm hồn, giúp lòng cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn mà còn giúp khởi phát thiện tâm hồn. Với người một số người, đi lễ chùa còn để xin lộc đầu năm mới.
4. Mua muối đầu năm
Theo quan niệm của dân gian, việc mua muối đầu năm giúp gia đình có thể hóa giải được mọi xui xẻo, điềm xấu và chào đón những tài lộc, may mắn cho năm mới.
Điều nên tránh:
1.Kiêng quét nhà, đổ rác
Người Việt cho rằng đầu năm mà quét nhà thì mọi tài lộc, điều may mắn sẽ theo rác đi mất. Chính vì vậy, trước 30 Tết, mọi người đều tranh thủ dọn dẹp, tổng vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ, khang trang để đón năm mới tươm tất.
k
Ảnh: sưu tầm
Nhưng thực tế, việc đón tiếp khách hay ăn uống tại nhà không thể không dọn dẹp và đổ rác. Một số nơi nghĩ ra cách không quét hất ra cửa mà quét vào trong hay dồn vào một góc để đỡ… “mất lộc”. Khi nào hóa vàng thì mới dọn chỗ rác đó đổ đi.
2. Tránh làm đổ vỡ đồ đạc
k
Ảnh: sưu tầm
3. Không cho nước, lửa
Quan niệm dân gian cho rằng lửa mang lại may mắn đầu năm nên chỉ đi xin chứ không cho. Nước cũng được ví như tài lộc nên cũng cần kiêng cho nước 3 ngày đầu năm vì sợ hao tiền tài, mất lộc. Do đó mới có phong tục đến đình, chùa để xin “lộc” với hy vọng cả năm gặp được nhiều may mắn.
4. Không cho vay tiền
Đi vay đầu năm được cho là khiến cả năm túng thiếu. Còn cho vay sẽ khiến tiền bạc phân tán. Do vậy, bạn nên kiêng đi vay, cho vay cũng như đòi nợ đầu năm. Ngay cả trong công việc, cũng không nên hối thúc người khác phải hoàn thành ngay vì cho rằng điều này sẽ đem lại sự xui xẻo.
5. Không được thiếu gạo
k
Ảnh: sưu tầm
Trong phong thuỷ, những vật dùng để chứa, đựng đều mang vận may và có ý nghĩa tốt lành nên không được để trống rỗng hay gần hết vào những ngày Tết. Vì thế, các bà nội trợ trước đêm giao thừa thường đổ đầy hũ gạo để tránh những điều xui xẻo và mong muốn gia đình có một năm no đủ, kinh tế dồi dào.
Tết Nguyên Đán trong văn hóa Việt Nam không chỉ đánh dấu sự chuyển giao giữa các năm m lịch mà còn chứa đựng nhiều giá trị tâm linh và văn hóa đáng quý. Đây là thời điểm con người tạ ơn thần linh vì một mùa vụ bội thu, và cầu mong cho một năm mới thịnh vượng. Đồng thời, Tết còn là thời điểm gắn kết gia đình, mọi người sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên và thể hiện lòng biết ơn. Tất cả tạo nên không khí hạnh phúc và đoàn kết, khiến Tết Nguyên Đán trở thành khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa cho mọi nhà.
Nguồn: Klook Việt Nam, Vin ID
Tin chọn lọc khác