Tà áo dài Việt Nam đã phát triển đến bây giờ như thế nào ?
19.10.2023
2572
Áo dài Việt Nam, vẻ đẹp lịch sử của nó đã đi vào lòng người và được yêu mến không chỉ bởi sự tinh tế, thanh lịch mà nó mang đến, mà còn bởi câu chuyện và hình ảnh của nó qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Trong dịp chào mừng ngày 20/10, hãy cùng khám phá vẻ đẹp và tính lịch sử của tà áo dài Việt Nam, biểu tượng về sự kiêu hãnh và tự hào về văn hóa dân tộc và đất nước.
1. Áo dài giao lãnh
Đầu tiên, phải kể đến “Áo dài giao lãnh” xuất hiện trong giai đoạn đất nước ta bị chia cách thành hai đàng. Đây là loại trang phục có thiết kế rộng với hai đường xẻ bên hông hay còn gọi là tà, dài tay và cổ tay cũng được may khá rộng. Thân áo có chiều dài đến chấm gót chân và được may bằng bốn tấm vải, mặc phủ ngoài yếm lót, kết hợp cùng thắt lưng màu và váy đen. Áo giao lãnh có kiểu cổ áo gần giống với áo tứ thân tuy nhiên phần vạt áo phía trước không cần buộc giống áo tứ thân. Dù chỉ mang hình dáng sơ khai của áo dài nhưng vẫn cảm nhận được những nét duyên dáng, nhẹ nhàng của loại trang phục này.
2. Áo dài tứ thân
Tiếp theo là sự ra đời của “Áo tứ thân” vào thế kỷ XVIII, được biến tấu từ áo dài giao lãnh.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lãnh cũ được may rời 2 tà trước để buộc lại với nhau, thông xuống thành 2 tà áo ở giữa, 2 tà sau may liền lại thành vạt áo. Kết hợp quen thuộc đi cùng chiếc áo tứ thân là chiếc yếm, khăn mỏ quạ hay nón quai thao.
Loại áo này so với áo giao lãnh chưa thực sự biến đổi nhiều, thường được may màu tối nhưng vẫn mang đến cảm giác mộc mạc, nhẹ nhàng, khiêm tốn cho người mặc.
3. Áo dài ngũ thân
Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.
Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX.
4. Áo dài Lemur
Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đât, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên.
5. Áo dài Lê Phổ
Áo dài Lê Phổ là sự kết hợp giữa áo dài tứ thân và áo dài Lemur. Áo dài này được thiết kế bởi hoạ sĩ Lê Phổ và nổi tiếng trong những năm 1950. Nó loại bỏ những yếu tố phương Tây không phù hợp với phong tục Việt Nam, tạo ra vạt áo ôm sát, tay không phồng, cổ áo kín với hàng nút phía bên phải.
6. Áo dài Raglan
Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra.Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
f
7. Áo dài truyền thống Việt Nam từ năm 1970 đến nay
Áo dài truyền thống Việt Nam hiện đại có cổ áo cao và đa dạng về kiểu dáng và hoa văn. Nó đã trở thành biểu tượng văn hóa của Việt Nam, thể hiện sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại.
8. Áo dài cách tân từ năm 2017
Áo dài cách tân mang sự cách điệu mới mẻ và hiện đại vào thiết kế truyền thống. Áo dài này vẫn giữ áo dài truyền thống và thêm các yếu tố mới để phản ánh sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Áo dài không chỉ là một bộ trang phục, mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp, kiêu hãnh, và tự hào về văn hóa dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, là biểu tượng của sự đoàn kết và tự hào dân tộc.
Nhưng điều thú vị nằm ở việc, dù qua nhiều thay đổi và biến hóa, tà áo dài vẫn duy trì sự thanh lịch, tinh tế và quý phái. Vẻ đẹp của tà áo dài không chỉ nằm ở sự đơn giản, mà còn tại sự kết hợp tinh tế giữa những chi tiết như cổ áo, đường cắt, hoa văn và màu sắc. Áo dài đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp, không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.
Áo dài Việt Nam còn là biểu tượng của niềm tự hào về văn hóa dân tộc và đất nước. Nó thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới. Cứ mỗi lần mặc áo dài, chúng ta cảm nhận được sự kính trọng và tôn trọng về lịch sử, văn hóa của đất nước và những hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam với bộ áo dài tươi đẹp.
Chào mừng ngày 20/10, chúng ta có thể tự hào về vẻ đẹp lịch sử của tà áo dài Việt Nam, là biểu tượng của văn hóa và truyền thống dân tộc, và là niềm tự hào về đất nước Việt Nam đang ngày càng phồn thịnh và hiện đại hóa. Áo dài không chỉ là một bộ trang phục, mà còn là một phần tinh thần, một cách thể hiện lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
( Biên tập: Trithuc24.vn sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn )
k
(Nguồn ảnh: Internet)
1. Áo dài giao lãnh
Đầu tiên, phải kể đến “Áo dài giao lãnh” xuất hiện trong giai đoạn đất nước ta bị chia cách thành hai đàng. Đây là loại trang phục có thiết kế rộng với hai đường xẻ bên hông hay còn gọi là tà, dài tay và cổ tay cũng được may khá rộng. Thân áo có chiều dài đến chấm gót chân và được may bằng bốn tấm vải, mặc phủ ngoài yếm lót, kết hợp cùng thắt lưng màu và váy đen. Áo giao lãnh có kiểu cổ áo gần giống với áo tứ thân tuy nhiên phần vạt áo phía trước không cần buộc giống áo tứ thân. Dù chỉ mang hình dáng sơ khai của áo dài nhưng vẫn cảm nhận được những nét duyên dáng, nhẹ nhàng của loại trang phục này.
k
(Nguồn ảnh: Internet)
2. Áo dài tứ thân
Tiếp theo là sự ra đời của “Áo tứ thân” vào thế kỷ XVIII, được biến tấu từ áo dài giao lãnh.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lãnh cũ được may rời 2 tà trước để buộc lại với nhau, thông xuống thành 2 tà áo ở giữa, 2 tà sau may liền lại thành vạt áo. Kết hợp quen thuộc đi cùng chiếc áo tứ thân là chiếc yếm, khăn mỏ quạ hay nón quai thao.
Loại áo này so với áo giao lãnh chưa thực sự biến đổi nhiều, thường được may màu tối nhưng vẫn mang đến cảm giác mộc mạc, nhẹ nhàng, khiêm tốn cho người mặc.
k
(Nguồn ảnh: Internet)
3. Áo dài ngũ thân
Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.
Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX.
k
(Nguồn ảnh: Internet)
Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đât, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên.
k
(Nguồn ảnh: Internet)
5. Áo dài Lê Phổ
Áo dài Lê Phổ là sự kết hợp giữa áo dài tứ thân và áo dài Lemur. Áo dài này được thiết kế bởi hoạ sĩ Lê Phổ và nổi tiếng trong những năm 1950. Nó loại bỏ những yếu tố phương Tây không phù hợp với phong tục Việt Nam, tạo ra vạt áo ôm sát, tay không phồng, cổ áo kín với hàng nút phía bên phải.
k
(Nguồn ảnh: Internet)
6. Áo dài Raglan
Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra.Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
f
(Nguồn ảnh: Internet)
7. Áo dài truyền thống Việt Nam từ năm 1970 đến nay
Áo dài truyền thống Việt Nam hiện đại có cổ áo cao và đa dạng về kiểu dáng và hoa văn. Nó đã trở thành biểu tượng văn hóa của Việt Nam, thể hiện sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại.
c
(Nguồn ảnh: Internet)
8. Áo dài cách tân từ năm 2017
Áo dài cách tân mang sự cách điệu mới mẻ và hiện đại vào thiết kế truyền thống. Áo dài này vẫn giữ áo dài truyền thống và thêm các yếu tố mới để phản ánh sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Áo dài không chỉ là một bộ trang phục, mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp, kiêu hãnh, và tự hào về văn hóa dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, là biểu tượng của sự đoàn kết và tự hào dân tộc.
fc
(Nguồn ảnh: Internet)
Nhưng điều thú vị nằm ở việc, dù qua nhiều thay đổi và biến hóa, tà áo dài vẫn duy trì sự thanh lịch, tinh tế và quý phái. Vẻ đẹp của tà áo dài không chỉ nằm ở sự đơn giản, mà còn tại sự kết hợp tinh tế giữa những chi tiết như cổ áo, đường cắt, hoa văn và màu sắc. Áo dài đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp, không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.
d
(Nguồn ảnh: Internet)
Áo dài Việt Nam còn là biểu tượng của niềm tự hào về văn hóa dân tộc và đất nước. Nó thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới. Cứ mỗi lần mặc áo dài, chúng ta cảm nhận được sự kính trọng và tôn trọng về lịch sử, văn hóa của đất nước và những hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam với bộ áo dài tươi đẹp.
d
(Nguồn ảnh: Internet)
Chào mừng ngày 20/10, chúng ta có thể tự hào về vẻ đẹp lịch sử của tà áo dài Việt Nam, là biểu tượng của văn hóa và truyền thống dân tộc, và là niềm tự hào về đất nước Việt Nam đang ngày càng phồn thịnh và hiện đại hóa. Áo dài không chỉ là một bộ trang phục, mà còn là một phần tinh thần, một cách thể hiện lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
( Biên tập: Trithuc24.vn sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn )
Tin chọn lọc khác