Cách người Nhật du nhập văn hóa và kiến tạo kiệt tác dân tộc

Cách người Nhật du nhập văn hóa và kiến tạo kiệt tác dân tộc
16.01.2021 3168
Nhật Bản học hỏi, tiếp thu tinh hoa từ nền văn minh khác, phát triển chúng trở thành sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể đặc trưng, nổi tiếng toàn cầu.

Chiến lược hấp thu tinh hoa của các nền văn minh

Theo sách "12 người lập nên nước Nhật" của tác giả Taichi Sakaiya, năm 600, Thái tử Shotoku cử sứ đoàn đi sứ nhà Tùy, gửi đi du học sinh cũng như chiêu mộ các học giả từ Trung Hoa và Triều Tiên để học hỏi về tôn giáo và văn hóa.

Từ thời đại Bình An (Heian) năm 794, Nhật Bản bước vào thời kỳ văn học, thơ ca và nghệ thuật phát triển rực rỡ nhất. Những điều học hỏi từ nền văn minh khác nay đã trở đặc trưng văn hoá dân tộc, bắt đầu quá trình "phát triển tự thân, tìm ra lối đi riêng" trong văn hóa Nhật Bản.


Tượng Thái tử Shotoku ở Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York. Ảnh: Internet

Năm 1869, Chính phủ Minh Trị (Meiji) đã tiến hành tuyển chọn và sử dụng ngân sách của nhà nước gửi các học sinh ưu tú ra nước ngoài học tập, học về công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, đóng tàu, hoạt động xã hội ở Anh; học về luật, động vật và thực vật ở Pháp; học về triết học, chính trị học và y học ở Đức; học về bưu chính, công nghệ, nông nghiệp, thương mại, khai khoáng ở Mỹ.

Theo nhiều nhà sử học, Nhật Bản đã du nhập những nền văn minh tiên tiến nhưng không hề trải qua quá trình bị đô hộ xâm lược hay bạo lực cưỡng bức. Điều này cho phép Nhật Bản có khả năng tự chủ và tự do trong việc lựa chọn những khía cạnh và nhân tố thích hợp.

Ngoài ra, nhờ sức mạnh truyền thống và "Nhật Bản hoá" những gì học hỏi được, tiếp thu yếu tố nước ngoài đã không phá hủy nền văn hoá bản xứ mà giúp Nhật Bản tạo dựng được những hình mẫu văn hoá độc nhất.

Tạo nên di sản

Không chỉ dừng lại ở việc học hỏi, Nhật Bản còn được coi là thiên tài trong việc biến ngọc thô của các nền văn hoá khác thành bảo vật quốc gia nhờ tinh thần cầu tiến, cầu toàn, thực hiện mọi công việc với tất cả sự chân thành từ trái tim.

Những "hạt giống" từ văn minh nước ngoài ví như trà đạo từ Trung Quốc, hương đạo từ Ấn Độ, nghệ thuật làm gốm sứ từ Triều Tiên, đàn dương cầm từ châu Âu... được gieo trồng trên mảnh đất của nữ thần Mặt Trời Amaterasu đều trở thành những "cây cổ thụ" đặc sắc nhất, là di sản xứng đáng truyền thừa cho thế hệ mai sau.

Trà đạo - từ 'trà' đến 'đạo'


Trà đạo là nét văn hóa của người Nhật. Ảnh: Internet

Được du nhập từ Trung Hoa vào cuối thế kỷ 12, đến thế kỷ thứ 14 văn hoá uống trà được xem là thú chơi xa xỉ của tầng lớp quý tộc Nhật Bản. Nhưng đến thế kỷ 16, bậc thầy về trà đạo Sen no Rikyu đã trở thành thầy dạy trà đạo cho lãnh chúa Oda Nobunaga, đưa trà đạo trở thành "đạo tu tâm dưỡng tính". Từ việc uống trà sau khi hun đúc qua nhiều thế kỷ trở thành nghi thức thưởng thức trà và cuối cùng kết tinh thành đạo, người Nhật đã biến đặc sản ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình.

Đàn dương cầm 


Chiếc đàn dương cầm cơ Yamaha Grand Piano đầu tiên của Nhật Bản năm 1902. Ảnh: Internet

Đàn dương cầm với xuất xứ từ châu Âu đã trải qua khoảng 300 năm lịch sử. Năm 1902, Yamaha Grand Piano là chiếc dương cầm "made in Japan" đầu tiên ra đời. Năm 1927, thương hiệu đàn Kawai được thành lập.

Thời gian đầu, dương cầm Nhật không được người chơi đàn chuyên nghiệp đón nhận vì chất lượng, tuổi thọ, biểu cảm âm đều kém hơn châu Âu. Nhưng với tinh thần Kaizen không thôi học hỏi, không ngừng cải tiến, kết hợp với những phát minh độc quyền về công nghệ chế tạo, Yamaha và Kawai đã nằm trong top những thương hiệu sản xuất đàn hàng đầu thế giới bên cạnh thương hiệu Bösendorfer của Áo hay Steinway & Sons của Mỹ. Đó là phần thưởng xứng đáng cho tinh thần Takumi của những người nghệ nhân mất đến 3 năm để chế tạo một chiếc Yamaha Grand Piano hơn 10 ngàn bộ phận hay thương hiệu Kawai được giữ vững qua 3 thế hệ: Kokichi Kawai sáng lập, Shigeru Kawai đưa sản phẩm ra thế giới và Hirotaka Kawai tích hợp robot tiên tiến vào quá trình sản xuất và thành lập cơ sở sản xuất trên toàn cầu.

Lan tỏa tinh thần Nhật Bản

Năm 1959, hơn một thập niên sau thế chiến, dẫu nền kinh tế có khôi phục vượt bậc nhưng những nỗi buồn vẫn len lỏi trong lòng phụ nữ Nhật. Đó là lúc cố chủ tịch Daisuke Nonogawa sáng lập ra thương hiệu mỹ phẩm Menard với hy vọng mang đến không chỉ vẻ đẹp đích thực mà còn là niềm tin và hạnh phúc đến với mỗi người phụ nữ đồng bào. Suốt 60 năm qua, sản phẩm Menard vượt biển vươn ra 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, giới thiệu với thế giới những di sản kế thừa và phát huy từ chính tinh thần dân tộc Nhật Bản.


Nhà máy Menard. Ảnh: Internet

Một thương hiệu với tinh thần Kaizen không bao giờ hài lòng với thành quả trước mắt, đã lập ra Viện nghiên cứu riêng với hơn 100 nhà khoa học kết hợp cùng đại học Y Fujita và đại học Y Nagoya để nghiên cứu về protein, DNA, tế bào và tế bào gốc để tìm ra căn nguyên của sức khỏe và sắc đẹp. Các dòng sản phẩm đều được nghiên cứu cải tiến liên tục mỗi năm để cho ra các phiên bản mới hoàn thiện hơn.


Viện nghiên cứu Menard đặt tại Nhật Bản. Ảnh: Internet

Với tinh thần Takumi, nhà sản xuất cho biết từng sản phẩm phải được đảm bảo tối ưu từ nguyên liệu quý hiếm, công nghệ bào chế hiện đại cho đến thiết kế đầy mỹ cảm. Nguyên liệu được chọn lọc từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên như hoa hồng bản nguyên Semi-plena, nấm Tâm trúc, Linh chi Đen và Linh chi Đỏ Menard tự nuôi trồng khép kín, tảo Ecklonia Kurome ở eo biển Bungo nối liền với Thái Bình Dương, quả việt quất thiên nhiên được hái bằng tay ở rừng Bắc Âu, men mộc linh của vùng núi Shirakami, hoa violet trên núi Nagano...

Thiết kế của sản phẩm chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, ví như hộp Authent Cream tượng trưng cho một tế bào mới được sinh ra, một vầng dương mới vừa mọc, một kỉ nguyên mới của làn da bắt đầu. Sản phẩm đã đoạt giải Vàng trong hạng mục Mỹ phẩm có thiết kế đẹp nhất tại Pentaward năm 2009, sau khi vượt qua 754 sản phẩm đến từ 39 quốc gia trên thế giới.


Kem dưỡng chống lão hoá từ tế bào gốc Authent Cream. Ảnh: Internet

Với tinh thần mang đến điều tốt đẹp nhất cho khách hàng từ tận trái tim (Magokoro) và tinh thần phục vụ khách hàng vượt hơn cả những gì họ mong đợi (Omotenashi), Menard nỗ lực kiến tạo nên thế giới quan tao nhã cho từng vị khách, thông qua những hoạt động văn hóa - nghệ thuật thường niên với nội dung thiện mỹ và nhân văn, với thông điệp vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ nằm ở cả dung nhan và tâm hồn.

"Những món mỹ phẩm Menard bé nhỏ mà kỳ công, mỗi một sản phẩm được doanh nghiệp nội địa Nhật Bản xuất khẩu ra nước ngoài đều chứa đựng vẹn nguyên tinh thần và phẩm chất của dân tộc, xứng đáng là những tuyệt tác rung động con tim, là di sản đầy tự hào cho thế hệ mai sau kế thừa", đại diện thương hiệu bày bày tỏ.

(Nguồn: Menard)
Tin chọn lọc khác
Vũ trụ theo bách khoa toàn thư
29.01.2024 2222
Trước người Hy Lạp: người Babylon, người Ai Cập và người Trung Quốc quan sát bầu trời và hiểu được sự chuyển động của các hành tinh và tiên đoán được các hiện tượng thiên thực (như: nhật thực, nguyệt thực...) Thế nhưng hệ thống vũ trụ của họ còn ngây thơ và đầy rẫy những yếu tố thần thoại. Người Babylon coi vũ trụ có hình vòm, Trái đất trôi nổi trên đại dương, còn người Ai Cập cho rằng sông Nile là một nhánh của đại dương, và Mặt trời cũng trôi nổi trên đại dương như một con thuyền...
Voi châu Phi - loài voi sắp tuyệt chủng
24.01.2024 1907
Voi châu Phi, thuộc chi Loxodonta, bao gồm hai loài: voi rừng châu Phi và voi đồng cỏ châu Phi. Hóa thạch của các loài Loxodonta đã được khai quật ở châu Phi, có niên đại từ thời kỳ Pliocene giữa. Theo các báo cáo, loài voi châu Phi đã xuất hiện khoảng 60 triệu năm trước. Vào năm 1500, châu Phi có hơn 25 triệu con voi. Tuy nhiên, vào năm 1900, con số này đã giảm xuống còn khoảng 10 triệu, và vào năm 1979, chỉ còn 1,3 triệu. Trong thập kỷ 1970 và 1980, dân số voi châu Phi giảm mạnh, đến giữa những năm 1990, con số này đã giảm xuống dưới 300.000. Và đến hiện nay, voi rừng châu Phi đang có nguy cơ tuyệt chủng vì số lượng giảm đáng kể do tệ nạn săn bắt. 
Tết nên uống gì để có một làn da khỏe mạnh
16.01.2024 2085
Tết là dịp để chúng ta thưởng thức vô vàn những món ăn từ truyền thống cho đến hiện đại. Là dịp để chúng ta tham gia vào những bữa tiệc thịnh soạn với nhiều món ăn bổ dưỡng, nhiều năng lượng … Tết còn là “thiên đường” của các loại đồ uống, nước đóng chai, nước có ga.
Sông Hằng - Đời sống tâm linh của người Ấn
08.01.2024 2013
Tên của sông Hằng được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Lưu vực của sông rộng 907.000 km², một trong những khu vực màu mỡ và có mật độ dân số lớn nhất thế giới. Ở Ấn Độ, sông Hằng không chỉ là một con sông. Đó còn là đại diện của tôn giáo, công nghiệp, nông nghiệp và chính trị.
Giáp Thìn 2024 này làm gì để may mắn, tài lộc cả năm
26.12.2023 2062
Tết Nguyên Đán, còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, hoặc Tết Âm lịch, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của khu vực Đông Á. Đây là dịp chào đón năm mới theo Âm lịch, được ăn mừng long trọng tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore, Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Việt Nam.
Điển tích điển cố Ngưu Lang Chức Nữ
25.10.2023 2652
Theo đó, ngày xưa dưới hạ giới có chàng chăn bò trẻ tuổi tên là Ngưu Lang. Vì quá say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải là Chức Nữ nên Ngưu Lang đã bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư.
Tà áo dài Việt Nam đã phát triển đến bây giờ như thế nào ?
19.10.2023 2576
Áo dài Việt Nam, vẻ đẹp lịch sử của nó đã đi vào lòng người và được yêu mến không chỉ bởi sự tinh tế, thanh lịch mà nó mang đến, mà còn bởi câu chuyện và hình ảnh của nó qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Trong dịp chào mừng ngày 20/10, hãy cùng khám phá vẻ đẹp và tính lịch sử của tà áo dài Việt Nam, biểu tượng về sự kiêu hãnh và tự hào về văn hóa dân tộc và đất nước.
Bạn đã xem thượng cờ Lăng Bác bao giờ chưa ???
04.10.2023 2648
Cảnh thượng cờ trước Lăng Bác là một hình ảnh đặc trưng của Hà Nội, nếu một lần đặt chân đến đây mà bạn bỏ lỡ khoảnh khắc thiêng liêng này chắc chắn bạn sẽ tiếc nuối.
Top những sách viết về Hà Nội
19.09.2023 2543
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là một nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều tác phẩm văn học. Hãy cùng khám phá những tác phẩm tiêu biểu viết về Hà Nội để cùng hiểu rõ hơn về thủ đô nghìn năm văn hiến của chúng ta.
Văn hóa uống cà phê ở Ý
12.09.2023 2809
Văn hoá cà phê ở Ý là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân nước này. Cà phê không chỉ là một loại đồ uống, mà còn là một phong cách sống và một cách để kết nối với gia đình và bạn bè.
Không gian tri thức, sách, cafe độc đáo giữa lòng Hà Nội, Sài Gòn!
22.11.2022 3847
Mô hình cafe dường như không còn mới tại Việt Nam những năm gần đây nhưng mô hình quán cafe đẹp kết hợp thư viện sách cộng đồng miễn phí với hàng ngàn tên sách chất lượng có lẽ là lần đầu có mặt ở Việt Nam.
Tranh Đông Hồ và ý nghĩa những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng
13.09.2022 4582
Dòng tranh Đông Hồ có nội dung và hình thức biểu đạt rất phong phú, chủ yếu đi sâu miêu tả tính chân thực cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất đời thường trong mối quan hệ giữa người với người, và giữa người với thiên nhiên thể hiện tính nhân quả cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài. Tính triết lý của tranh Đông Hồ rất sâu sắc vừa vui tươi dí dỏm, hóm hỉnh vừa sâu cay nửa hư nửa thực mang tính trừu tượng.
Ra mắt tác phẩm tiểu thuyết chiến tranh đặc sắc "Hương"
22.08.2022 4821
Nội dung cuốn sách Hương của tác giả Nguyễn Thụy Kha đã tái hiện lại cuộc đời của một người lính tên Lĩnh, một người giáo viên trẻ mới vào nghề đã xung phong vào chiến trường khốc liệt. Tại mảnh đất Quảng Trị mưa bom bão đạn này, anh đã gặp được mối tình khắc cốt ghi tâm, mối tình như duyên tiền định với người con gái tên Hương. 
Văn hoá đọc sách liệu đã được gìn giữ đúng mực hay chưa?
09.04.2021 8185
Nhà tâm lý học người Pháp Gustavơ Lebon đã từng nói rằng: “Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay.” Thông qua câu nói nổi tiếng này, chúng ta có thể hiểu được sách không chỉ đóng vai trò mang tri thức đến với mọi người, mọi nhà, mà sách còn là những người bạn tâm giao mỗi khi chúng ta lạc lối, chưa tìm ra phương pháp, đường hướng. 
Sách đối với trẻ em vùng cao có thực sự cần thiết?
07.04.2021 8024
Như mọi người đã biết, cuộc sống của người dân vùng cao vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đơn giản như việc cơm ăn, áo mặc đã là một gánh nặng lớn trên vai những người cha, người mẹ; cộng với việc sinh đẻ không có kế hoạch cũng khiến cuộc sống của người dân vùng cao càng bấp bênh. Ngày nay, tỷ lệ học sinh biết chữ của trẻ em vùng cao đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn là một vấn đề lớn cần được xã hội quan tâm hơn nữa. Đã có rất nhiều những chương trình thiện nguyện, những chương trình tài trợ nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập, sách vở cho các em, giúp các em tiếp cận với những tri thức mới. Và sách là một trong những số đó.
12 nét văn hoá đẹp nhất ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Nam
28.01.2021 3458
Đối với người Việt, tết cổ truyền không chỉ thiêng liêng, mà còn là những ngày trọng đại nhất trong một năm. Dù thành thị hay nông thôn, miền núi hay miền xuôi, đất liền hay đảo xa, trong nước hay mưu sinh trên toàn thế giới, cứ Tết đến xuân về là mỗi người lại nhớ về quê hương nguồn cội. Tết cổ truyền đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một lẽ sống bản ngã tự nhiên in sâu vào tâm thức người Việt. Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết, Tết cổ truyền, Tết âm lịch) được coi là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt và các nước theo lịch âm lịch.
Khám phá văn hoá tắm bằng chổi ở Nga
08.01.2021 3226
Người Nga coi việc đến banya là chìa khóa để có sức khỏe tốt. Các nhà khoa học đã phát hiện banya mang đến rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như tuần hoàn máu dưới da, bài độc, cải thiện các chức năng cơ, khớp.
Cách nói cảm ơn trong văn hóa Mỹ
22.02.2021 5394
Trong văn hoá Mỹ, khi người khác khen mà mình giả vờ khiêm tốn, họ sẽ nghĩ rằng mình không đồng tình với họ. Điều này lâu dài sẽ tạo ra xung đột và khoảng cách trong giao tiếp. Cách nói đơn giản, "Thank you" thể hiện sự đồng tình, và lòng biết ơn của mình với lời khen, hoặc lời nói xã giao của người khác với mình.
Cách người Nhật du nhập văn hóa và kiến tạo kiệt tác dân tộc
16.01.2021 3169
Nhật Bản học hỏi, tiếp thu tinh hoa từ nền văn minh khác, phát triển chúng trở thành sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể đặc trưng, nổi tiếng toàn cầu.
Người Trung Quốc sẽ phải thay đổi văn hóa dùng đũa
04.01.2021 1973
Trung Quốc đang thuyết phục người dân từ bỏ thói quen dùng đũa gắp thức ăn cho người khác, tránh lây lan Covid-19. Nhưng việc này thực sự khó khăn. Tại một nhà hàng ở thủ đô Bắc Kinh, các món ăn cay kiểu Tứ Xuyên được phục vụ theo cách ăn gia đình. Ở đây, thực khách thoải mái chọc đũa vào những bát vằn thắn với nước chan cay thơm hay dùng đũa bới tìm những miếng cá nướng được bày lẫn vào ớt trên đĩa.
Những điều thú vị về văn hoá bia Đức
06.01.2021 3252
Đất nước có lễ hội bia kéo dài nửa tháng, thường uống bia ướp lạnh để giữ nguyên vị, không thách thức nhau trên bàn tiệc. Đức là cái nôi của những loại bia ngon trên thế giới khi bắt đầu sản xuất đồ uống này từ thế kỷ XII. Sản xuất bia là ngành công nghiệp được chú trọng, nhiều du khách cũng đưa sản phẩm vào danh sách "nhất định phải thử" khi đặt chân đến.
Sự khác nhau trong 'văn hoá khẩu trang' Á - Âu
04.01.2021 2163
Ở các nước châu Á, ký ức về dịch SARS 17 năm trước vẫn còn ám ảnh và việc đeo khẩu trang trở thành thói quen. Nhiều người coi đây là trách nhiệm để giảm lây truyền Covid-19, căn bệnh đã khiến khoảng 120.000 nhiễm ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp không cho phép khách vào cửa hàng mà không đeo khẩu trang. Chính quyền tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải ra yêu cầu công dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng.
UNESCO công nhận văn hóa bán hàng rong là di sản
06.02.2021 3903
Ngày 16/12, UNESCO công bố quyết định ghi Văn hóa bán hàng rong của Singapore vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, sau hai năm quốc gia này trình đề cử.
Vì sao xì mũi ở Dubai bị coi là kém văn hóa?
04.01.2021 2054
Một trong những hành động được coi là bình thường trên thế giới, lại bị đánh giá là xúc phạm người khác tại Dubai chính là việc xì mũi trên bàn ăn, trước mặt những vị khách khác. Khi muốn xì mũi, bạn nên rời bàn ăn, đi vào nhà vệ sinh. Nếu không, người địa phương sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đánh giá thấp bạn. Trong trường hợp xấu nhất: bạn không kịp ngăn chặn hành động này, hãy tránh bàn ăn càng xa càng tốt.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất