UNESCO công nhận văn hóa bán hàng rong là di sản

UNESCO công nhận văn hóa bán hàng rong là di sản
06.02.2021 2965
Thủ tướng Lý Hiển Long cảm ơn những người bán hàng đã "nuôi dưỡng quốc gia" và khuyến khích người dân ăn mừng bằng cách đặt món.

Ngày 16/12, UNESCO công bố quyết định ghi Văn hóa bán hàng rong của Singapore vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, sau hai năm quốc gia này trình đề cử.

"Là một không gian xã hội thu hút mọi người từ các nền kinh tế xã hội đa dạng, các trung tâm bán hàng rong đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tương tác cộng đồng, củng cố liên kết xã hội", hội đồng UNESCO cho biết. Danh hiệu đến với đảo quốc sư tử sau 5 năm Vườn Bách thảo của quốc gia này được vào danh sách Di sản thế giới.

Văn hóa bán hàng rong được UNESCO công nhận cùng với angklung - nhạc cụ truyền thống của Indonesia và kimjang - văn hóa muối kim chi của Hàn Quốc. 


UNESCO định nghĩa các di sản văn hóa phi vật thể là các di sản sống, là các truyền thống và tập quán được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ảnh: Reuters

Trong một bài đăng trên Facebook, thủ tướng Lý Hiển Long gửi lời cảm ơn đến những người đã "làm việc rất chăm chỉ" để giúp Văn hóa bán hàng rong của quốc gia được vinh danh. Lời cảm ơn lớn nhất của ông là gửi tới thế hệ những người bán hàng rong đã "nuôi dưỡng dạ dày và tinh thần một quốc gia". Theo ông, sự công nhận của UNESCO sẽ không đến nếu không có mồ hôi, công sức, sự cống hiến hết mình cho nghề nghiệp của những người bán hàng này. Người đứng đầu đất nước cũng kêu gọi người dân ăn mừng bằng cách đặt các món ăn mà mình yêu thích từ những người bán hàng rong.

Văn hóa bán hàng rong là một phần không thể thiếu rong lối sống của người Singapore. Nó mang lại bản sắc, tính kết nối liên tục cho mọi người qua các thế hệ. Edwin Tong, Bộ trưởng Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên, ca ngợi đây là một "thành tựu quan trọng" vì văn hóa bán hàng rong của Singapore "thể hiện mạnh mẽ về việc chúng ta là ai".

"Nếu bạn bước vào trung tâm bán hàng rong nào, bạn đều thấy các quầy hàng khác nhau với các món ăn khác nhau, những người bán hàng khác nhau. Người ăn đến từ các quốc gia, tầng lớp xã hội và tất cả đều ngồi cạnh nhau, kề vai sát cánh".

Low Teck Senqg, chủ quầy bán đậu nành, nói rằng danh hiệu này sẽ thu hút khách du lịch đến các trung tâm bán hàng rong khi ngành du lịch phục hồi sau Covid-19.

Bài viết được tham khảo từ vnexpress
Tin chọn lọc khác
Văn hoá đọc sách liệu đã được gìn giữ đúng mực hay chưa?
09.04.2021 6719
Nhà tâm lý học người Pháp Gustavơ Lebon đã từng nói rằng: “Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay.” Thông qua câu nói nổi tiếng này, chúng ta có thể hiểu được sách không chỉ đóng vai trò mang tri thức đến với mọi người, mọi nhà, mà sách còn là những người bạn tâm giao mỗi khi chúng ta lạc lối, chưa tìm ra phương pháp, đường hướng. 
Sách đối với trẻ em vùng cao có thực sự cần thiết?
07.04.2021 6568
Như mọi người đã biết, cuộc sống của người dân vùng cao vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đơn giản như việc cơm ăn, áo mặc đã là một gánh nặng lớn trên vai những người cha, người mẹ; cộng với việc sinh đẻ không có kế hoạch cũng khiến cuộc sống của người dân vùng cao càng bấp bênh. Ngày nay, tỷ lệ học sinh biết chữ của trẻ em vùng cao đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn là một vấn đề lớn cần được xã hội quan tâm hơn nữa. Đã có rất nhiều những chương trình thiện nguyện, những chương trình tài trợ nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập, sách vở cho các em, giúp các em tiếp cận với những tri thức mới. Và sách là một trong những số đó.
12 nét văn hoá đẹp nhất ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Nam
28.01.2021 2534
Đối với người Việt, tết cổ truyền không chỉ thiêng liêng, mà còn là những ngày trọng đại nhất trong một năm. Dù thành thị hay nông thôn, miền núi hay miền xuôi, đất liền hay đảo xa, trong nước hay mưu sinh trên toàn thế giới, cứ Tết đến xuân về là mỗi người lại nhớ về quê hương nguồn cội. Tết cổ truyền đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một lẽ sống bản ngã tự nhiên in sâu vào tâm thức người Việt. Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết, Tết cổ truyền, Tết âm lịch) được coi là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt và các nước theo lịch âm lịch.
Khám phá văn hoá tắm bằng chổi ở Nga
08.01.2021 2511
Người Nga coi việc đến banya là chìa khóa để có sức khỏe tốt. Các nhà khoa học đã phát hiện banya mang đến rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như tuần hoàn máu dưới da, bài độc, cải thiện các chức năng cơ, khớp.
Cách nói cảm ơn trong văn hóa Mỹ
22.02.2021 4400
Trong văn hoá Mỹ, khi người khác khen mà mình giả vờ khiêm tốn, họ sẽ nghĩ rằng mình không đồng tình với họ. Điều này lâu dài sẽ tạo ra xung đột và khoảng cách trong giao tiếp. Cách nói đơn giản, "Thank you" thể hiện sự đồng tình, và lòng biết ơn của mình với lời khen, hoặc lời nói xã giao của người khác với mình.
Cách người Nhật du nhập văn hóa và kiến tạo kiệt tác dân tộc
16.01.2021 2409
Nhật Bản học hỏi, tiếp thu tinh hoa từ nền văn minh khác, phát triển chúng trở thành sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể đặc trưng, nổi tiếng toàn cầu.
Người Trung Quốc sẽ phải thay đổi văn hóa dùng đũa
04.01.2021 1343
Trung Quốc đang thuyết phục người dân từ bỏ thói quen dùng đũa gắp thức ăn cho người khác, tránh lây lan Covid-19. Nhưng việc này thực sự khó khăn. Tại một nhà hàng ở thủ đô Bắc Kinh, các món ăn cay kiểu Tứ Xuyên được phục vụ theo cách ăn gia đình. Ở đây, thực khách thoải mái chọc đũa vào những bát vằn thắn với nước chan cay thơm hay dùng đũa bới tìm những miếng cá nướng được bày lẫn vào ớt trên đĩa.
Những điều thú vị về văn hoá bia Đức
06.01.2021 2521
Đất nước có lễ hội bia kéo dài nửa tháng, thường uống bia ướp lạnh để giữ nguyên vị, không thách thức nhau trên bàn tiệc. Đức là cái nôi của những loại bia ngon trên thế giới khi bắt đầu sản xuất đồ uống này từ thế kỷ XII. Sản xuất bia là ngành công nghiệp được chú trọng, nhiều du khách cũng đưa sản phẩm vào danh sách "nhất định phải thử" khi đặt chân đến.
Sự khác nhau trong 'văn hoá khẩu trang' Á - Âu
04.01.2021 1548
Ở các nước châu Á, ký ức về dịch SARS 17 năm trước vẫn còn ám ảnh và việc đeo khẩu trang trở thành thói quen. Nhiều người coi đây là trách nhiệm để giảm lây truyền Covid-19, căn bệnh đã khiến khoảng 120.000 nhiễm ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp không cho phép khách vào cửa hàng mà không đeo khẩu trang. Chính quyền tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải ra yêu cầu công dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng.
UNESCO công nhận văn hóa bán hàng rong là di sản
06.02.2021 2966
Ngày 16/12, UNESCO công bố quyết định ghi Văn hóa bán hàng rong của Singapore vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, sau hai năm quốc gia này trình đề cử.
Vì sao xì mũi ở Dubai bị coi là kém văn hóa?
04.01.2021 1453
Một trong những hành động được coi là bình thường trên thế giới, lại bị đánh giá là xúc phạm người khác tại Dubai chính là việc xì mũi trên bàn ăn, trước mặt những vị khách khác. Khi muốn xì mũi, bạn nên rời bàn ăn, đi vào nhà vệ sinh. Nếu không, người địa phương sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đánh giá thấp bạn. Trong trường hợp xấu nhất: bạn không kịp ngăn chặn hành động này, hãy tránh bàn ăn càng xa càng tốt.
Cuộc sống ở nơi hạnh phúc nhất thế giới
03.02.2021 2633
Người dân xứ sở nghìn hồ thừa nhận rằng họ bị sốc khi biết tin quốc gia của mình được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất hành tinh. Phần Lan đứng đầu trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới từ Gallup trong ba năm liên tiếp. Cuộc khảo sát hàng năm của Gallup dựa trên sáu yếu tố chính: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ, tự do lựa chọn cuộc sống, sự hào phóng và mức độ tham nhũng. Phần Lan đạt điểm cao trong tất cả các hạng mục này, đặc biệt ở yếu tố hào phóng.
Lễ hội truyền thống ở Wakayama
04.01.2021 1757
Lễ hội lửa Oto Matsuri, hội Waka Matsuri hay Hina Nagashi là một trong những nét đẹp văn hoá của tỉnh Wakayama. Tỉnh Wakayama nằm ở bán đảo Kii thuộc vùng Kinki trên đảo Honshu. Nơi đây nổi tiếng với sản vật trái cây, cá ngừ tươi ngon và các lễ hội văn hóa. Những lễ hội truyền thống được người dân lưu giữ qua hàng ngàn năm. Sau đây là 5 lễ hội tại vùng đất này.
Những nét đẹp văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc vào dịp Tết cổ truyền
23.12.2020 2767
Chỉ còn 50 ngày nữa chúng ta sẽ bắt đầu bước sang năm mới – năm Tân Sửu 2021. Nhắc đến Tết mọi người sẽ nhớ đến những phong tục, tập quán truyền thống của mình. Đó thực sự là những nét đẹp truyền thống, răn dạy con người nhớ về nguồn cội, sống hiếu nghĩa với cha mẹ, thuận hòa với anh em người thân, có trách nhiệm với cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. 
Văn hoá thủ đô - những điều thú vị về Hà Nội dấu yêu
23.12.2020 2054
Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc lịch sử, có tác động sâu sắc đến tinh thần của người dân
Tin xem nhiều
Tin mới nhất