Ai Cập - đất nước có nền văn minh lâu đời bậc nhất
09.12.2023
1974
1. Đôi nét về lịch sử của Ai Cập
Ai Cập là vùng đất thuộc khu vực Đông Bắc Châu Phi, là một thung lung chạy dọc theo hạ lưu của dòng sông Nile dài nhất thế giới. Được biết đến là đất nước có nền văn minh xa xưa và lâu đời nhất, trải qua hàng chục thời kì phát triển nổi bật có thể nói đến tiêu biểu là thời kỳ Lưỡng Hà cổ đại và Ai Cập cổ đại.
Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn minh Ai Cập đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên.
Có thể nói rằng văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại mà tầm ảnh hưởng xuyên không gian và thời gian. Cho đến nay, những thành tựu ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của Ai Cập thời cổ đại.
Ai Cập
2. Các thời kỳ của Ai Cập cổ đại:
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia giai đoạn lịch sử Ai Cập cổ đại. Ở đây, tạm thời phân chia lịch sử Ai Cập cổ đại thành 5 thời kỳ khác nhau với 31 vương triều, xen giữa là những giai đoạn ngắn bị ngoại tộc xâm lăng và chia cắt lãnh thổ:
Thời kỳ Tảo Kỳ vương quốc (3200-3000 TCN): Gồm 2 vương triều đầu tiên, thời kỳ thống nhất Thượng - Hạ Ai Cập, hình thành nhà nước Ai Cập, giai đoạn đầu của thời đại văn minh.
Thời kỳ Cổ vương quốc (2900-2300 TCN): Thời kỳ hình thành và củng cố Nhà nước trung ương tập quyền, thời kỳ phát triển thịnh đạt đầu tiên về các mặt kinh tế phát triển thịnh đạt đầu tiên về các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, quân sự của Ai Cập.
Thời kỳ Cổ Vương quốc trải từ vương triều III – VI. Ai Cập liên tục thực hiện các cuộc tấn công vùng Đông Bắc (bán đảo Sinai) và miền Nam Ai Cập (Nubi) mở rộng lãnh thổ, cướp bóc tài sản. Các Pharaon cho xây dựng hàng loạt các Kim tự tháp (thời đại Kim tự tháp) và củng cố sức mạnh của Nhà nước chuyên chế.
Thời kỳ Trung vương quốc (2160-1710 TCN): Được tính từ vương triều XI sau khi Mentuhotep - lãnh tụ của thành Tebơ ở miền nam chiến thắng tập đoàn quý tộc ở Heracleopolis (miền Bắc) thống nhất trở lại Ai Cập, tiếp tục phát triển về nhiều mặt: Công cụ sản xuất bằng đồng thau phổ biến, xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn (hồ Morris ở châu Phayum), việc buôn bán với các vùng xung quanh được đẩy mạnh
Thời kỳ Tân vương quốc (1560-1100 TCN): Ai Cập đánh đuổi người người Híchxốt và phục hưng nền kinh tế nông nghiệp, thương mại của mình, đồng thời mở rộng cương vực, trở thành một đế quốc rộng lớn (phía Bắc giáp vùng Tiền Á, phía nam tận xứ Nubi - chiều dài Bắc – Nam lên tới 3200km. Nhiều quốc gia, vùng phải cống nạp (các nước vùng Tiền Á, đảo Cret…)
Thời kỳ hậu kì vương quốc ( 1100-525 TCN ):Đây là thời kỳ khủng hoảng - suy vong của Ai Cập cổ đại (bắt đầu từ vương triều XXI). Ai Cập liên tục bị ngoại tộc xâm lấn và thống trị (người Libi, Nubi, Atxiri, Ba Tư rồi Macedonia). Nền văn hóa Ai Cập có nhiều biến đổi và dần bị Hy Lạp hóa.
3. Tín ngưỡng, tôn giáo và văn hoá nghệ thuật của Ai Cập:
Tôn giáo: giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kì này thờ rất nhiều thứ như các thần tự nhiên, các thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần cây... Các thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần.
Tôn giáo: giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kì này thờ rất nhiều thứ như các thần tự nhiên, các thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần cây... Các thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần.
Về sau cùng với sự hình thành nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu, người Hy Lạp gọi là Heliopolis. Thần Mặt Trời ở đây gọi là thần Ra.
Ngoài thờ thần mặt trời ra thì người dân Ai Cập còn thờ cả thần mặt trăng (Thoth). Người Ai Cập cổ đại còn thờ nhiều loại động vật từ dã thú, gia súc, chim đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, đặc biệt là bò mộng Apix. Ngoài các con vật có thực, người Ai Cập còn thờ các con vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư.
Người Ai Cập cổ đại cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là "can" (linh hồn) hoàn toàn giống người đó như cái bóng ở trong gương. Linh hồn tồn tại đến khi thi thể người chết hủy nát thì mới chết hẳn. Nhưng nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại. Chính vì quan niệm như vậy nên người Ai Cập mới có tục ướp xác.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt nhất là Kim tự tháp, Tượng nhân sư. Cho đến nay, những công trình này vẫn đứng sừng sững như tượng đài bất tử, khẳng định sự tồn tại của một nền văn minh thịnh vượng cổ xưa.
Trong đó Kim tự tháp Ai Cập là một công trình được công nhận là một trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới. Một kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. Và qua 5000 năm thì Kim tự tháp vẫn ở đó, vẫn sừng sững như một biểu tượng cho một quốc gia cũng như cả một nền văn minh. Người ta có câu nói vui là “Mọi thứ đều sợ thời gian, nhưng thời gian lại sợ Kim tự tháp”.
Kim tự tháp Ai Cập
Nghệ thuật điêu khắc ở Ai Cập cũng rất nổi tiếng tiêu biểu với tượng nhân sư, là một bức tượng khổng lồ với mình sư tử và đầu người hoặc dê, kiến trúc điêu khắc này cũng có tuổi đời ngang với Kim tự tháp và cũng là một trong những biểu tượng của Ai Cập.
Tượng nhân sư Ai Cập
Khoa học tự nhiên: Thành tựu thiên văn quan trọng nhất của người Ai Cập đó chính là tạo ra lịch, dựa vào sự xuất hiện của sao Lang (Sirius) và mực nước dâng của sông Nile mỗi 365 ngày một lần nên họ đã có thể xác định thời gian của một năm. Họ chia một năm thành 12 tháng và 1 tháng có 30 ngày, 5 ngày dư ra sẽ dùng để ăn tết, và tết của người dân Ai Cập rơi vào tháng 7 (dương lịch)
Về toán học thì người Ai Cập đã biết sử dụng phép cộng và trừ để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt hơn về lĩnh vực hình học, họ biết được số Pi là 3,14, biết tính diện tích tam giác, diện tích hình cầu, thể tích hình tháp đáy vuông, ngoài ra khi họ giải những bài toán cho việc xây Kim tự tháp thì họ đã biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.
Về y học thì ở Ai Cập cũng được phát triển từ rất sớm do tục ướp xác đã có từ lâu đời, họ đã tìm hiểm và khám phá ra được cấu tạo cơ thể người nhờ có thủ tục này và người dân Ai Cập quan niệm rằng ướp xác là điều cuối cùng ở trần gian họ có thể làm cho người đã khuất.
4. Kết luận:
Ta thấy được Ai Cập là một quốc gia đã xuất hiện từ rất lâu đời, có thể được gọi là cái nôi của lịch sử thế giới khi đã đi qua bao nhiêu giai đoạn từ sơ khai đến thịnh vượng. Qua đó là một số những thông tin cơ bản về quốc gia lâu đời bậc nhất này để các bạn có thể hiểu hơn về đất nước Ai Cập, Trithuc24 xin chúc các bạn xem xin vui vẻ.
Nguồn tham khảo: ( báo thanh niên )
Tin chọn lọc khác