Tìm hiểu thời kỳ cổ đại Kofun của Nhật Bản
05.01.2021
5704
Thời kỳ Kofun là một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản kéo dài từ khoảng năm 250 đến năm 538. Từ kofun trong tiếng Nhật nghĩa là mộ cổ. Nó được dùng để đặt tên cho một thời kỳ vì sự xuất hiện hàng loạt của các mộ cổ có hình dạng và kiến trúc đặc biệt trong thời kỳ này. Thời kỳ Kofun nối tiếp thời kỳ Yayoi. Thời kỳ Kofun và thời kỳ Asuka sau đó thường được gộp chung lại thành thời kỳ Yamato.
Những người di cư từ Trung Quốc và Triều Tiên đến Nhật Bản thời cổ được gọi là Torai-Jin. Họ đã mang rất nhiều nét văn hóa Trung Quốc đến Nhật Bản. Đánh giá cao kiến thức và văn hóa của họ, triều đình Yamato đã dành sự đối xử ưu tiên cho những Torai-Jin này.
Người nhập cư từ Trung Quốc
Nhiều nhân vật quan trọng trong xã hội là những người nhập cư từ Trung Quốc. Theo Shinsen Jōjiroku, một cuốn danh mục về các dòng họ được biên soạn vào năm 815, người nhập cư Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đáng kể trong giai đoạn này, và đã có 163 gia tộc người Trung Quốc có tên.
Theo Nihongi, dòng họ Hata bao gồm một số hậu duệ của Tần Thủy Hoàng đến Yamato vào năm 403 dẫn theo dân chúng trong 120 tỉnh. Theo Shinsen Jōjiroku, dòng họ Hata được chia ra ở nhiều tỉnh khác nhau dưới thời trị vì của Thiên hoàng Nhân Đức để coi sóc nghề tằm tang và sản xuất tơ lụa cho triều đình. Khi cơ quan phụ trách về thương mại được thành lập trong triều đình Yamato, Hata Otsuchichi được cử làm người đứng đầu.
Năm 409, Achi no Omi, tổ tiên của dòng họ Yamato Aya cũng đến với dân chúng thuộc 17 huyện. Theo Shinsen Jōjiroku, Achi đã được phép thành lập một tỉnh mới là Imaki. Dòng họ Kawachi no Fumi, hậu duệ của Hán Cao Tổ, đã mang chữ Hán đến cho triều đình Yamato.
Dòng họ Takamoku là hậu duệ của Tào Tháo. Takamuko no Kuromaro là một thành viên quan trọng của cuộc cải cách Taika.
Người nhập cư từ Triều Tiên
Trong số nhiều người nhập cư Triều Tiên bắt đầu định cư ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ IV, một số đã trở thành tổ tiên của các dòng họ lớn ở Nhật Bản. Theo Nihongi, người đầu tiên từ Triều Tiên di cư đến Nhật Bản được sử sách ghi lại là Amenohiboko, một hoàng tử trong truyền thuyết của nước Tân La, một trong ba vương quốc thuộc thời Tam Quốc trên bán đảo Triều Tiên. Amenohiboko đến Nhật Bản vào thời Thiên hoàng Tùy Nhân, vào khoảng thế kỷ III đến thế kỷ IV. Điều kỳ lạ là theo Nihongi, Amenohiboko lại là tổ tiên bên ngoại của công chúa Jingu, người mà theo truyền thuyết đã chinh phục được Tân La.
Ngôn ngữ
Người Trung Quốc, người Triều Tiên và người Nhật đều có các văn tự cổ, sách sử cổ viết bằng chữ Hán.
Trong khi biết chữ và biết viết là một điều không thể với phần lớn người Nhật Bản bản địa trong giai đoạn này, các kỹ năng về chữ viết của người nước ngoài vẫn được những thành phần thống trị trong xã hội đánh giá cao ở nhiều vùng của Nhật Bản. Thanh kiếm Inariyama, được làm ở Trung Quốc, có những chữ Hán khắc trên đó theo một phong cách Trung Quốc, dẫn đến phỏng đoán rằng chủ nhân của nó, mặc dù là một nhà quý tộc Nhật Bản quyền thế, có thể thật ra là một người nhập cư.
Sự xuất hiện của ngựa và những thay đổi với Nhật Bản
Sử sách Trung Quốc chép rằng ở Nhật Bản không có ngựa và những con ngựa đầu tiên xuất hiện trong thời trị vì của Thiên hoàng Nhân Đức, có lẽ là do những người nhập cư Trung Quốc và Triều Tiên mang đến. Theo Nihonshoki, ngựa là một trong những vật quý ở Nhật Bản được vua Tân La tiến cống cho Jingu. Thủy lợi, nghề tơ tằm và nghề dệt cũng do người Trung Quốc và Triều Tiên mang đến Nhật Bản.
Lính Haniwa thời kỳ Kofun. Bảo tàng quốc gia Tokyo.
Kỵ binh thời kỳ Kofun mặc áo giáp, mang gươm và những vũ khí khác cũng như sử dụng các kỹ thuật quân sự hiện đại giống kỵ binh ở vùng Đông Bắc Á. Bằng chứng cho kết luận này được tìm thấy trong các đồ vật dùng cho đám tang (được gọi là haniwa, nghĩa đen là vòng đất sét) được tìm thấy ở hàng nghìn kofun trên khắp Nhật Bản. Haniwa quan trọng nhất được tìm thấy ở miền Nam Honshu, đặc biệt là ở vùng Kinai và xung quanh Nara, và ở phía bắc Kyushu. Những haniwa chôn theo người chết có rất nhiều hình dáng khác nhau, như hình các con vật ngựa, gà, chim, cá, hình chiếc quạt, ngôi nhà, các hình vũ khí, khiên, ô che nắng, các cái gồi và những hình người nam và nữ. Một đồ vật chôn theo người chết khác, magatama, là những biểu tượng của các gia đình hoàng tộc. Rất nhiều chất liệu văn hóa của thời kỳ Kofun có thể phân biệt được với giai đoạn cùng thời trên bán đảo Triều Tiên, cho thấy vào thời kỳ này Nhật Bản có liên hệ khá gần gũi về mặt chính trị và kinh tế với lục địa châu Á (đặc biệt là các triều đại ở phía Nam Trung Quốc) qua đường Triều Tiên. Những tấm gương bằng đồng được đúc từ cùng một khuôn cũng đã được tìm thấy ở hai bờ eo biển Tsushima.
Hình ảnh Kofun hình nón Noge-Ōtsuka, Tokyo, đầu thế kỷ V. Ảnh: wikipedia
1. Triều đình Yamato
Trong khi chính thức được cho là bắt đầu vào khoảng năm 250, nhà Yamato thực ra bắt đầu từ bao giờ vẫn còn là một cuộc tranh cãi. Sự khởi đầu của triều đình Yamato còn liên quan đến cuộc tranh cãi về nhà Yamataikoku và sự sụp đổ của triều đại đó. Dù sao đi nữa, tồn tại một sự nhất trí chung là những người đứng đầu nhà Yamato chính là chủ nhân của nền văn hóa kofun hình lỗ khóa và nắm quyền thống trị Yamato cho đến thế kỷ IV. Tuy nhiên, sự tự trị của các thế lực cát cứ vẫn được duy trì trong thời kỳ này, đặc biệt là ở những nơi như Kibi (nay là tỉnh Okayama), Izumo (nay là tỉnh Shimane), Koshi (nay là các tỉnh Fukui và Niigata), Kenu (nay ở phía bắc Kanto), Chikushi (nay ở phía bắc Kyushu) và Hi (nay ở trung tâm Kyushu). Chỉ đến thế kỷ VI, các lãnh chúa Yamato mới bắt đầu giành quyền kiểm soát toàn bộ nửa phía nam của Nhật Bản. Những quan hệ ngoại giao chính thức với bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc tập trung chủ yếu ở Yamato. Sử thành văn của Trung Quốc và Triều Tiên không thấy chép lại họ có giao du với tỉnh nào khác ngoài Yamato trên quần đảo Nhật Bản. Theo những gì khắc trên Thất Chi Đao, mối quan hệ giữa Yamato và các quốc gia bên ngoài có thể đã bắt đầu vào cuối thế kỷ IV.
Những dòng họ địa phương (gōzoku) quyền lực là điển hình cho xã hội có tổ chức Yamato, nổi lên từ thế kỷ V. Mỗi dòng họ do một tộc trưởng (ujikami) đứng đầu, cũng là người thực hiện các nghi thức hiến tế cho thần (kami) của bộ tộc đó để bảo đảm sự bình yên cho bộ tộc. Các thành viên của các dòng họ này là những nhà quý tộc và cũng là nhân tố chủ đạo lãnh đạo triều đình Yamato sau đó.
Một số học giả phương Tây cũng gọi thời kỳ Kofun ở Nhật Bản là thời kỳ Yamato vì sự xuất hiện của các thủ lĩnh địa phương làm nền tảng cho một triều đại sau đó đã bắt đầu vào cuối thời kỳ Kofun. Tuy nhiên, nhà Yamato chỉ là một trong những xã hội có phân chia đẳng cấp trong cả thời kỳ Kofun. Các nhà khảo cổ học Nhật Bản nhấn mạnh rằng vào nửa đầu của thời kỳ Kofun, những thủ lĩnh địa phương khác, như Kibi, có thể đã có vị trí thống trị quan trọng. Kofun Tsukuriyama của Kibi là kofun lớn thứ tư ở Nhật Bản.
Triều đình Yamato đã thể hiện sức mạnh với các dòng họ khác ở Kyushu và Honshu, phong hiệu cho các lãnh chúa, một số được cha truyền con nối. Cái tên Yamato bắt đầu đồng nghĩa với toàn bộ Nhật Bản khi triều đình Yamato đánh bại các dòng tộc khác để giành lấy đất đai canh tác nông nghiệp. Trên cơ sở giống như ở Trung Quốc (bao gồm cả việc sử dụng chữ Hán), triều đình Yamato bắt đầu phát triển một hệ thống hành chính tập trung và một triều đình quân chủ có sự tham gia của những lãnh chúa lớn nhất, nhưng vẫn chưa có một thủ đô cố định. Triều đình Yamato cũng đã có lúc cầu phong triều đình Trung Quốc.
Triều đình Yamato còn có các liên hệ với vương quốc Gaya, ở Nhật Bản được gọi là Mimana. Những bằng chứng khảo cổ học từ các lăng mộ kofun cho thấy sự tương đồng trong nghệ thuật, hình dáng các đồ vật và quần áo của giới quý tộc. Theo Nihonshoki, những nhà sử học theo trường phái kokugaku ở Nhật Bản khẳng định rằng Gaya là một thuộc quốc của Yamato. Giả thuyết này ngày nay đã bị phủ nhận. Thực tế đã diễn ra có thể là, dù ở những mức độ khác nhau, các quốc gia này đều là thuộc quốc của những triều đại ở Trung Quốc.
Những dòng họ địa phương (gōzoku) quyền lực là điển hình cho xã hội có tổ chức Yamato, nổi lên từ thế kỷ V. Mỗi dòng họ do một tộc trưởng (ujikami) đứng đầu, cũng là người thực hiện các nghi thức hiến tế cho thần (kami) của bộ tộc đó để bảo đảm sự bình yên cho bộ tộc. Các thành viên của các dòng họ này là những nhà quý tộc và cũng là nhân tố chủ đạo lãnh đạo triều đình Yamato sau đó.
Một số học giả phương Tây cũng gọi thời kỳ Kofun ở Nhật Bản là thời kỳ Yamato vì sự xuất hiện của các thủ lĩnh địa phương làm nền tảng cho một triều đại sau đó đã bắt đầu vào cuối thời kỳ Kofun. Tuy nhiên, nhà Yamato chỉ là một trong những xã hội có phân chia đẳng cấp trong cả thời kỳ Kofun. Các nhà khảo cổ học Nhật Bản nhấn mạnh rằng vào nửa đầu của thời kỳ Kofun, những thủ lĩnh địa phương khác, như Kibi, có thể đã có vị trí thống trị quan trọng. Kofun Tsukuriyama của Kibi là kofun lớn thứ tư ở Nhật Bản.
Triều đình Yamato đã thể hiện sức mạnh với các dòng họ khác ở Kyushu và Honshu, phong hiệu cho các lãnh chúa, một số được cha truyền con nối. Cái tên Yamato bắt đầu đồng nghĩa với toàn bộ Nhật Bản khi triều đình Yamato đánh bại các dòng tộc khác để giành lấy đất đai canh tác nông nghiệp. Trên cơ sở giống như ở Trung Quốc (bao gồm cả việc sử dụng chữ Hán), triều đình Yamato bắt đầu phát triển một hệ thống hành chính tập trung và một triều đình quân chủ có sự tham gia của những lãnh chúa lớn nhất, nhưng vẫn chưa có một thủ đô cố định. Triều đình Yamato cũng đã có lúc cầu phong triều đình Trung Quốc.
Triều đình Yamato còn có các liên hệ với vương quốc Gaya, ở Nhật Bản được gọi là Mimana. Những bằng chứng khảo cổ học từ các lăng mộ kofun cho thấy sự tương đồng trong nghệ thuật, hình dáng các đồ vật và quần áo của giới quý tộc. Theo Nihonshoki, những nhà sử học theo trường phái kokugaku ở Nhật Bản khẳng định rằng Gaya là một thuộc quốc của Yamato. Giả thuyết này ngày nay đã bị phủ nhận. Thực tế đã diễn ra có thể là, dù ở những mức độ khác nhau, các quốc gia này đều là thuộc quốc của những triều đại ở Trung Quốc.
2. Đặc trưng xã hội thời kỳ Kofun
Torai-Jin – Những người nhập cư từ Trung Quốc và Triều Tiên
Những người di cư từ Trung Quốc và Triều Tiên đến Nhật Bản thời cổ được gọi là Torai-Jin. Họ đã mang rất nhiều nét văn hóa Trung Quốc đến Nhật Bản. Đánh giá cao kiến thức và văn hóa của họ, triều đình Yamato đã dành sự đối xử ưu tiên cho những Torai-Jin này.
Người nhập cư từ Trung Quốc
Nhiều nhân vật quan trọng trong xã hội là những người nhập cư từ Trung Quốc. Theo Shinsen Jōjiroku, một cuốn danh mục về các dòng họ được biên soạn vào năm 815, người nhập cư Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đáng kể trong giai đoạn này, và đã có 163 gia tộc người Trung Quốc có tên.
Theo Nihongi, dòng họ Hata bao gồm một số hậu duệ của Tần Thủy Hoàng đến Yamato vào năm 403 dẫn theo dân chúng trong 120 tỉnh. Theo Shinsen Jōjiroku, dòng họ Hata được chia ra ở nhiều tỉnh khác nhau dưới thời trị vì của Thiên hoàng Nhân Đức để coi sóc nghề tằm tang và sản xuất tơ lụa cho triều đình. Khi cơ quan phụ trách về thương mại được thành lập trong triều đình Yamato, Hata Otsuchichi được cử làm người đứng đầu.
Năm 409, Achi no Omi, tổ tiên của dòng họ Yamato Aya cũng đến với dân chúng thuộc 17 huyện. Theo Shinsen Jōjiroku, Achi đã được phép thành lập một tỉnh mới là Imaki. Dòng họ Kawachi no Fumi, hậu duệ của Hán Cao Tổ, đã mang chữ Hán đến cho triều đình Yamato.
Dòng họ Takamoku là hậu duệ của Tào Tháo. Takamuko no Kuromaro là một thành viên quan trọng của cuộc cải cách Taika.
Người nhập cư từ Triều Tiên
Trong số nhiều người nhập cư Triều Tiên bắt đầu định cư ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ IV, một số đã trở thành tổ tiên của các dòng họ lớn ở Nhật Bản. Theo Nihongi, người đầu tiên từ Triều Tiên di cư đến Nhật Bản được sử sách ghi lại là Amenohiboko, một hoàng tử trong truyền thuyết của nước Tân La, một trong ba vương quốc thuộc thời Tam Quốc trên bán đảo Triều Tiên. Amenohiboko đến Nhật Bản vào thời Thiên hoàng Tùy Nhân, vào khoảng thế kỷ III đến thế kỷ IV. Điều kỳ lạ là theo Nihongi, Amenohiboko lại là tổ tiên bên ngoại của công chúa Jingu, người mà theo truyền thuyết đã chinh phục được Tân La.
Ngoài ra, dân di cư từ Triều Tiên còn có những thành viên của gia đình vương tộc Bách Tế. Vua Muryeong của Bách Tế được sinh ra ở Nhật Bản vào năm 462 và để lại một người con trai ở đó. Trong thời trị vì của Thiên hoàng Ứng Thần, Geunchogo của gia tộc Bách Tế đã hiến nhiều báu vật và sách vở cho Nhật hoàng. Những nhân tố văn hóa Trung Quốc xuất hiện trong thời kỳ Yamato này cùng với người nhập cư từ Trung Quốc và Triều Tiên được cho là có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Nhật Bản sau này.
Ngôn ngữ
Người Trung Quốc, người Triều Tiên và người Nhật đều có các văn tự cổ, sách sử cổ viết bằng chữ Hán.
Trong khi biết chữ và biết viết là một điều không thể với phần lớn người Nhật Bản bản địa trong giai đoạn này, các kỹ năng về chữ viết của người nước ngoài vẫn được những thành phần thống trị trong xã hội đánh giá cao ở nhiều vùng của Nhật Bản. Thanh kiếm Inariyama, được làm ở Trung Quốc, có những chữ Hán khắc trên đó theo một phong cách Trung Quốc, dẫn đến phỏng đoán rằng chủ nhân của nó, mặc dù là một nhà quý tộc Nhật Bản quyền thế, có thể thật ra là một người nhập cư.
Sự xuất hiện của ngựa và những thay đổi với Nhật Bản
Sử sách Trung Quốc chép rằng ở Nhật Bản không có ngựa và những con ngựa đầu tiên xuất hiện trong thời trị vì của Thiên hoàng Nhân Đức, có lẽ là do những người nhập cư Trung Quốc và Triều Tiên mang đến. Theo Nihonshoki, ngựa là một trong những vật quý ở Nhật Bản được vua Tân La tiến cống cho Jingu. Thủy lợi, nghề tơ tằm và nghề dệt cũng do người Trung Quốc và Triều Tiên mang đến Nhật Bản.
Lính Haniwa thời kỳ Kofun. Bảo tàng quốc gia Tokyo.
Kỵ binh thời kỳ Kofun mặc áo giáp, mang gươm và những vũ khí khác cũng như sử dụng các kỹ thuật quân sự hiện đại giống kỵ binh ở vùng Đông Bắc Á. Bằng chứng cho kết luận này được tìm thấy trong các đồ vật dùng cho đám tang (được gọi là haniwa, nghĩa đen là vòng đất sét) được tìm thấy ở hàng nghìn kofun trên khắp Nhật Bản. Haniwa quan trọng nhất được tìm thấy ở miền Nam Honshu, đặc biệt là ở vùng Kinai và xung quanh Nara, và ở phía bắc Kyushu. Những haniwa chôn theo người chết có rất nhiều hình dáng khác nhau, như hình các con vật ngựa, gà, chim, cá, hình chiếc quạt, ngôi nhà, các hình vũ khí, khiên, ô che nắng, các cái gồi và những hình người nam và nữ. Một đồ vật chôn theo người chết khác, magatama, là những biểu tượng của các gia đình hoàng tộc. Rất nhiều chất liệu văn hóa của thời kỳ Kofun có thể phân biệt được với giai đoạn cùng thời trên bán đảo Triều Tiên, cho thấy vào thời kỳ này Nhật Bản có liên hệ khá gần gũi về mặt chính trị và kinh tế với lục địa châu Á (đặc biệt là các triều đại ở phía Nam Trung Quốc) qua đường Triều Tiên. Những tấm gương bằng đồng được đúc từ cùng một khuôn cũng đã được tìm thấy ở hai bờ eo biển Tsushima.
Bài viết được tham khảo từ wikipedia
Tin chọn lọc khác