Văn minh Tây Âu thời trung đại

Văn minh Tây Âu thời trung đại
05.01.2021 8148
Việc kinh thành La Mã bị thất thủ vào năm 476 được coi là mốc đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã. Trên đống hoang tàn của đế quốc La Mã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời như vương quốc Tây Gốt, Văngđan, Buôcgônhơ, Đông Gốt, Lômbad, Phrăng...Trong các vương quốc mới ra đời đó, sự hình thành và phát triển của vương quốc Phrăng có ảnh hưởng tới lịch sử Tây Âu lớn hơn cả.


Cuộc sống thời trung cổ ở Tây Âu. Ảnh: Nghiên cứu lịch sử

1. Sự hình thành các quốc gian phong kiến ở Tây Âu 

Lãnh thổ của vương quốc Phrăng lúc đầu chỉ tương đương miền bắc nước Pháp ngày nay. Nhưng dưới thời của hoàng đế Saclơman, bằng những cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ, ông đã làm cho đất đai của quốc gia Phrăng lớn gần tương đương vùng tây của đế quốc La Mã trước kia.

Năm 814 Saclơman chết, con là Louis “mộ đạo” lên kế vị. Năm 840 Louis “mộ đạo” chết thì trong các con của Louis xảy ra sự tranh giành ngôi báu tới mức nội chiến. Cuộc nội chiến đã dẫn tới một hoà ước kí ở Vecđoong năm 843. Theo hoà ước Vecđoong, đế quốc Saclơman bị chia ra làm 3, đó là nước Pháp, Đức, Ý ngày nay.

Còn ở nước Anh ngày nay, từ thế kỉ V đã hình thành nên nhiều tiểu quốc. Tới thế kỉ IX, Ecbe đã thống nhất các nước nhỏ lập nên vương quốc Anh. Tây Ban Nha ra đời trên cơ sở hợp nhất Cxtila và Aragôn, Bồ Đào Nha thì đã được ra đời trước đó.

Các vương quốc mới không đi theo con đường chế độ nô lệ mà đi vào con đường phong kiến hoá. Vua Phrăng từ thế kỉ V đã đem nhiều ruộng đất cướp được của các quí tộc La Mã cũ phân chia cho các tướng lĩnh, bà con dòng họ và những người có công. Cùng với ruộng đất, những người này còn được phong tước. Đất đai và tước hiệu được phân phong có quyền cha truyền con nối, điều này đã tạo ra tầng lớp quí tộc lãnh chúa phong kiến với những lãnh địa rộng lớn. Những người lính và nô lệ có công trong chiến tranh cũng được chia một ít ruộng và họ trở thành những người nông dân tự do.

Nhưng cùng với thời gian, số lượng nông dân tự do càng ít dần. Do nhiều nguyên nhân như thiên tai, mất mùa, bệnh dịch...nhiều nông dân bị phá sản phải bán ruộng đất. Khi không còn ruộng đất thì đương nhiên họ phải xin được nhận ruộng đất của lãnh chúa, cày cấy và nộp tô. Họ cũng ở nhờ trên đất của lãnh chúa và lệ thuộc vào lãnh chúa. Đến đời con cháu của họ thì sự lệ thuộc càng nặng hơn, không được tuỳ tiện bỏ đi nơi khác nếu không được lãnh chúa cho phép. Vậy là con cháu họ còn mất một phần tự do thân thể, một loại người nửa nô lệ, nửa nông dân, người ta gọi họ là nông nô.

Nông nô cũng có gia đình riêng, có một túp lều, và một ít tài sản. Lãnh chúa không thể bán họ. Nhưng nông nô không được tự tiện bỏ trốn khỏi vùng đất của lãnh chúa . Sau này, muốn bỏ đi ra thành thị làm ăn, họ phải chuộc một số tiền.

Sự ra đời của các thành thị trung đại 


Từ thế kỉ XI, kinh tế nông nghiệp ở Tây Âu phát triển hẳn lên. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp p.triển. Nhiều thợ thủ công khéo tay và các thương nhân đã tìm tới ngã ba đường, ngã ba sông để mở quán làm ăn. Những nơi thuận lợi, các cửa hàng, công xưởng ngày càng phát triển, dần dần hình thành nên các thành thị trung đại.

Sự ra đời của các thành thị trung đại, là biểu hiện cụ thể của nền kinh tế hàng hoá, nó báo nền kinh tế tự nhiên đang bị tấn công. Nền kinh tế hàng hoá ngày càng đòi hỏi một thị trường rộng lớn, nó tạo ra sự giao lưu thường xuyên giữa các địa phương. Chế độ phong kiến phân tán được tạo ra bởi nền kinh tế tự nhiên sắp bị thay thế bởi một chế độ trung ương tập quyền do đòi hỏi của nền kinh tế hàng hoá.

Vai trò của giáo hội La Mã

Đạo Kitô ra đời ở Giêrudalem vào khoảng đầu Công nguyên. Ban đầu đạo Kitô là một tôn giáo của những người nghèo khổ. Sau này giới quí tộc ở đế quốc La Mã lợi dụng, đã công nhận đạo Kitô được truyền bá công khai, và các hoàng đế La Mã còn ủng hộ đạo Kitô. Đến thế kỉ IV, ở đế quốc La Mã đã có 5 trung tâm giáo hội.

Do bất đồng trong sự giải thích thuyết “tam vị nhất thể” và cả việc đụng chạm nhau về khu vực truyền đạo nên đến năm 1054, giáo hội Kitô ở La Mã đã bị chia làm hai : giáo hội Thiên chúa ( giáo hội ở phương Tây, giáo hội La Mã) và giáo hội Chính thống ( giáo hội ở phương Đông, giáo hội Hy Lạp).

Giáo hội Thiên chúa có thế lực rất lớn về cả kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng ở Tây Âu trong thời kì trung đại.

2. Văn hoá Tây Âu từ thế kỷ V đến thế kỷ X

Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, cùng với sự suy sụp của nền kinh tế, văn hoá Tây Âu một thời huy hoàng cũng bị suy giảm, nghèo nàn theo.

Những cuộc xâm nhập của các bộ tộc Giecman cũng đã làm huỷ hoại khá nhiều những di sản của nền văn minh cổ đại ở Tây Âu. Chỉ có nhà thờ và các tu viện của đạo Kitô là không bị xâm phạm. Các vương quốc mới thành lập chưa có đủ điều kiện để chú trọng tới văn hoá, giáo dục. Hơn thế nữa, chế độ phong kiến cát cứ, tản quyền, với nền kinh tế tự cung tự cấp cũng bất lợi cho sự giao lưu văn hoá. Nông nô thì hầu hết là mù chữ. Quí tộc lãnh chúa thì nhiều kẻ cũng không thèm biết chữ.

Trong các vương quốc, chỉ có mỗi trung tâm văn hoá là các trường học thuộc hệ thống nhà thờ. Nội dung giảng dạy ở các trường học tôn giáo này chủ yếu là thần học. Ngoài thần học, sinh viên còn được học “bảy môn nghệ thuật tự do” gồm: âm nhạc, thiên văn học, ngữ pháp, tu từ học, logic học, số học, hình học.

Việc giảng dạy cũng bị giáo hội chi phối, quản lí chặt chẽ. Ngôn ngữ dạy trong các trường là chữ Latin. Môn logic học được coi là “đầy tớ của thần học”, cùng với môn tu từ học, dạy người học cách hùng biện để sau này đi truyền đạo. Môn thiên văn học thì lấy học thuyết của Ptôlêmê ( Ptolemy) để giảng dạy, thuyết này coi Trái đất là trung tâm của vũ trụ.

Chủ nghĩa khổ hạnh, cấm dục cũng được tuyên truyền rộng rãi.

Văn hoá phục hưng Carôlanhgiêng (Carolingien)

Phong trào này ra đời dưới thời Saclơman nhằm đào tạo quan lại, giáo sĩ để quản lí công việc của nhà nước và truyền đạo ở những vùng mới chinh phục. Sáclơman rất chú trọng mở những trường học ở cung đình, khuyến khích con em quí tộc vào học. Các trường này do được sự tài trợ của triều đình nên mời được nhiều thầy giỏi ở Tây Âu, nhờ đó văn hoá có phần nào được tạo điều kiện phát triển.

Thực chất phong trào này vẫn lấy thần học làm nội dung giảng dạy chính, lấy việc phục vụ cung đình, nhà thờ làm mục đích trung tâm. Vì vậy giai đoạn văn hoá phục hưng Carolingien tồn tại rất ngắn ngủi, sau cái chết của Saclơman không lâu nó liền bị suy sụp.

3. Văn hoá Tây Âu từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV

Từ thế kỉ X, nông nghiệp ở Tây Âu đã bắt đầu phát triển. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển. Nhiều thợ thủ công, thương nhân tìm đến ngã ba đường, ngã ba sông để mở quán làm ăn. Lâu ngày, những nơi này dần hình thành ra các thành thị trung đại.

Ơ thành thị trung đại, các thị dân có điều kiện kinh tế hơn các nông nô. Họ cũng thấy giá trị phi vật chất của văn hoá. Điều đó dẫn tới những trường học xuất hiện, những biểu hiện mới về văn học, kiến trúc.

Sự ra đời các trường đại học 

Nhu cầu tri thức của thị dân ngày càng cao, họ đã thấy giá trị của những tài sản vô hình là văn hoá. Trường học của nhà thờ không đáp ứng được nhu cầu về văn hoá đa dạng, thiết thực của tầng lớp thị dân, điều đó đã dẫn tới sự xuất hiện các trường đại học ở Tây Âu vào thế kỉ XII - XIII.

Tiêu biểu cho các trường đại học xuất hiện giai đoạn này là trường Xoocbon, Tuludo, Oocleang, ở Pháp ; Oxford, Cambridge, ở Anh ; Napoli, Palecmơ, ở Ý... Đến cuối thế kỉ XIV, ở Tây Âu đã có tất cả khoảng 40 trường đại học.

Ngôn ngữ sử dụng trong các trường đại học vẫn là tiếng Latin. Phương pháp giảng dạy là giảng thuật. Sinh viên lên lớp nghe giảng, ghi chép và thảo luận. Kết thúc khoá học, sinh viên cũng làm luận văn và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Các học vị như cử nhân, tiến sĩ cũng được sử dụng trong các trường đại học.

Về mặt tổ chức, các trường thường gồm có hiệu trưởng, khoa trưởng của 4 khoa: Nghệ thuật ( gồm cả văn chương và khoa học ), Thần học, Y học và Luật học.

Ngoài thần học, sinh viên còn được học các môn học khác. Giáo sư là những người thế tục chứ không phải chỉ là các giáo sĩ như trường học của nhà thờ. Như vậy, các trường đại học muốn tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của giáo hội và hoạt động độc lập. Các trường đại học đã trở thành trung tâm văn hoá, khoa học, nơi truyền bá những tư tưởng tiến bộ. Vì vậy sau này, giáo hội lại tìm mọi cách để kiểm soát hoạt động của các trường đại học.

Văn học

Văn học Tây Âu giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới. Bên cạnh văn học dân gian và văn học Latin của nhà thờ, thời kì này còn xuất hiện hai dòng văn học mới là: văn học kị sĩ và văn học thành thị.

Văn học kị sĩ thường bắt nguồn từ những câu chuyện lưu truyền trong nhân dân, mà nhân vật trung tâm thường có những tính cách được ca ngợi như thượng võ, trọng danh dự, kính chúa, trung thành với chủ và một tính cách không thể thiếu là tôn sùng người đẹp. Văn học kị sĩ gồm hai thể loại chủ yếu là anh hùng ca và thơ trữ tình. Bản anh hùng ca tiêu biểu thời đó là Bài ca Roland, Bài ca Cid. Tác phẩm Tơrixtăng và Idơ là một tác phẩm ca ngợi tình yêu lãng mạn kiểu kị sĩ.

Văn học thành thị cũng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp thị dân ngày càng đông đảo và đang lớn mạnh. Từ thế kỉ XII đã xuất hiện nhiều tác phẩm thuộc văn học thành thị mang tính hài hước, đả kích chế độ phong kiến, giáo sĩ, và ca ngợi những người bình dân. Tiêu biểu giai đoạn này là các tác phẩm: Di chúc của con lừa, Thầy lang vườn...

Triết học kinh viện

Triết học kinh viện ( scholasticism ) là một thuật ngữ bắt nguồn từ chữ schola trong chữ Latin để chỉ triết học trong nhà trường. Đây là một môn học rất quan trọng trong nhà trường lúc bấy giờ. Triết học kinh viện được coi là triết học chính thức của giai cấp thống trị lúc đó.

Đặc điểm nổi bật của triết học kinh viện là rất trọng lôgic hình thức, với những phương pháp biện luận cực kì rắc rối. Nói chung, các nhà triết học kinh viện cho rằng, đối với các hiện tượng tự nhiên chỉ cần dùng phương pháp tư duy trừu tượng cũng có thể đi tới chân lí, không cần đến những quan sát, thí nghiệm mất công sức.

Khi nghiên cứu những khái niệm chung, các nhà triết học kinh viện đã chia làm hai phái, duy thực và duy danh. Phái duy danh cho rằng khái niệm chung hình thành trong tư duy con người có sau sự vật ; còn phái duy thực thì cho rằng trước khi có một vật thể nào đó, thì khái niệm về sự vật đó đã có trong tư duy con người. Như vậy phái duy thực thuộc trường phái duy tâm, còn phái duy danh mang nhân tố duy vật. Chính vì vậy, tuy vẫn tin chúa nhưng các nhà duy danh vẫn thường bị nghi ngờ.

Các nhà triết học kinh viện tiêu biểu thời kì đó là Anxenme, Guyom de Sampo, Roger Bacon, Thomas Aquinas.

Tới thế kỉ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái. Các nhà triết học kinh viện trở thành công cụ của nhà thờ, chống lại những tư tưởng mới của giai cấp tư sản đang lên.

Nghệ thuật kiến trúc


Nền kinh tế hàng hoá ở các thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trúc ở các thành thị. Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần được thay thế bởi phong cách kiến trúc Gôtích.

Kiến trúc Roman là kiến trúc chịu ảnh hưởng từ những công trình kiến trúc Roma. Kiến trúc Gôtích là kiến trúc của người Gốt.

Buổi đầu thời trung đại, các công trinh kiến trúc Tây Âu đều bị suy giảm, nghèo nàn theo sự suy giảm chung của văn hoá. Đến cuối thế kỉ VIII, kiểu kiến trúc Roman có được khôi phục, nhưng về nghệ thuật thì nó thô kệch, nặng nề chứ không được đẹp như các công trình kiến trúc thời cổ đại. Kiến trúc Roman thời kì này thường được xây bằng đá, cột thấp, tường dày, ít cửa sổ, mặt trước để phẳng, hầu như không có trang trí gì. Bên trong các nhà thờ chỉ được trang trí một số bức tranh tô màu loè loẹt.

Đến nửa sau thế kỉ XII, ở miền Bắc nước Pháp xuất hiện một kiểu kiến trúc mới được gọi là kiến trúc Gôtích. Đặc điểm của kiến trúc Gôtích là vòm cửa nhọn, nóc nhà nhọn, cột cao, tường mỏng, nhiều cửa sổ và được trang trí bằng nhiều loại kính màu. Mặt tiền của các công trình lại được trang trí bằng những bức phù điêu rất sinh động.

Lối kiến trúc này làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của tôn giáo nên trước hết được áp dụng xây các giáo đường, ngoài ra phong cách kiến trúc này còn được áp dụng để xây các công sở, dinh thự. Với những tháp chuông cao vút xấp xỉ 100 mét, với tầm cỡ bề thế, lại tinh xảo của toàn bộ công trình, các công trình mang phong cách Gôtích không những thể hiện sự giàu có của tầng lớp thị dân mà còn thể hiện bước tiến của kĩ thuật xây dựng lúc bấy giờ. Do vậy, kiểu kiến trúc Gôtích nhanh chóng ảnh hưởng sang Anh, Đức, Tây Ban Nha và cả Tiệp Khắc. Công trình tiêu biểu cho kiến trúc Gôtích thời đó là nhà thờ Buôcgiơ được xây dựng vào cuối thế kỉ XII và nhà thờ Đức Bà Pari được xây dựng vào thế kỉ XIII ở miền Bắc nước Pháp.

Theo Lịch sử văn minh thế giới 
Tin chọn lọc khác
Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại
11.09.2023 2976
Cái nôi của nền văn minh nhân loại
Văn hoá Rôma cổ đại
14.01.2021 7582
Cũng như Hi Lạp, nền văn hóa Rôma phát triển toàn diện, rực rỡ. Những thành tựu xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết học… cho tới nay vẫn là những bộ phận hết sức quý báu trong kho tàng văn hóa thế giới, thậm chí còn là những mẫu mực để người đời sau bắt chước. Thành tựu văn hóa Rôma (và cả Hi Lạp) không những đã đảm bảo cho những quốc gia này trở thành những quốc gia điển hình trong thế giới cổ đại mà nó còn góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại nói chung và châu Âu nói riêng ở những thời kì lịch sử tiếp theo đúng như nhận xét của Ph.Enghen: “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc Rôma thì cũng không có châu Âu hiện đại”.
Tìm hiểu thời kỳ cổ đại Kofun của Nhật Bản
05.01.2021 5704
Thời kỳ Kofun là một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản kéo dài từ khoảng năm 250 đến năm 538. Từ kofun trong tiếng Nhật nghĩa là mộ cổ. Nó được dùng để đặt tên cho một thời kỳ vì sự xuất hiện hàng loạt của các mộ cổ có hình dạng và kiến trúc đặc biệt trong thời kỳ này. Thời kỳ Kofun nối tiếp thời kỳ Yayoi. Thời kỳ Kofun và thời kỳ Asuka sau đó thường được gộp chung lại thành thời kỳ Yamato.
Văn minh thế giới nửa sau thế kỷ XX
05.01.2021 6270
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đang bước vào một cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2. Cuộc cách mạng này tới những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra do những lí do sau: Do những nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người càng ngày càng tăng cao, dân số tăng nhanh, trong khi đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên cứ vơi cạn dần, điều đó đòi hỏi con người phải tìm ra các nguồn năng lượng mới, các loại vật liệu mới. Trong chiến tranh thế giới II, các bên tham chiến đều tìm cách tăng tính cơ động của binh lính, tăng khả năng theo dõi đối phương... điều đó cũng góp phần thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển.
Tìm hiểu nền Văn minh Công nghiệp
18.02.2021 8512
Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông. Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm, ngà voi... tăng vọt hẳn lên.
Văn hoá Tây Âu thời phục hưng
05.01.2021 10366
Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát triển không đáng kể. Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ.
Văn minh Tây Âu thời trung đại
05.01.2021 8149
Với những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, có thể nói vào đầu thế kỷ XX, nước Nga đã trở thành nơi hội tụ các mâu thuẫn của thế giới. Đó là các mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, giữa địa chủ và nông dân, giữa chế độ Nga hoàng và các dân tộc bị áp bức, giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác. Các mâu thuẫn này đan xen, chồng chéo với nhau. Những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã làm các mâu thuẫn này ngày càng trở nên hết sức gay gắt như miếng đất thuận lợi cho sự bùng nổ của một cuộc cách mạng xã hội.
Văn minh thế giới nửa đầu thế kỷ XX
25.01.2021 5679
Với những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, có thể nói vào đầu thế kỷ XX, nước Nga đã trở thành nơi hội tụ các mâu thuẫn của thế giới. Đó là các mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, giữa địa chủ và nông dân, giữa chế độ Nga hoàng và các dân tộc bị áp bức, giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác. Các mâu thuẫn này đan xen, chồng chéo với nhau. Những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã làm các mâu thuẫn này ngày càng trở nên hết sức gay gắt như miếng đất thuận lợi cho sự bùng nổ của một cuộc cách mạng xã hội.
Tìm hiểu về nền văn minh Ấn Độ
05.01.2021 8615
Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới, bao gồm cả vùng đất ở các nước như: Ấn Độ, Pakistan, Nepan, Bangladesh ngày nay. Hàng năm vào mùa tuyết tan, nước từ dãy Himalaya theo sông Hằng và sông Ấn đổ xuống vùng đồng bằng mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn, nền văn minh ở lưu vực sông Ấn (3000-1800 TCN) đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ. 
Nền văn minh La Mã cổ đại
05.01.2021 8795
La Mã cổ đại là nền văn minh La Mã bắt đầu từ sự kiện thành lập thành phố Rome vào thế kỷ thứ ́8 TCN cho tới sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ thứ 5 CN, bao gồm các thời kỳ Vương quốc La Mã, Cộng Hòa La Mã và Đế quốc La Mã cho tới khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Thuật ngữ này đôi khi chỉ được sử dụng để nhắc đến các thời kỳ vương quốc và cộng hòa, ngoài ra không bao gồm thời kỳ đế quốc tiếp sau.
Vài nét về nền văn minh Trung Hoa
05.01.2021 12424
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc, quốc gia lân cận như Triều Tiên (bây giờ gồm Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc), Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam (thời kỳ Bắc thuộc).
Norte Chico: Nền văn minh lâu đời nhất ở châu Mỹ
05.01.2021 3812
Norte Chico là nền văn minh cổ xưa phát triển ở Peru cách đây khoảng 5.000 năm, trong thời kỳ Tiền Columbus. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ, giới khoa học xác nhận đây là nền văn minh lâu đời nhất được biết đến ở châu Mỹ.
Hoàng Hà – nơi sản sinh ra nền văn minh Trung Hoa
05.01.2021 5331
Từ ngàn xưa con người và các bộ lạc thường chọn nơi sinh sống ven các con sông lớn. Với tập tục đó các nền văn minh dần hình thành ven các con sông lớn. Trung Quốc là quốc gia có hàng ngàn con sông lớn nhỏ. Trong đó có hai con sông lớn nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hoàng Hà chính là nơi sản sinh ra nền văn minh Trung Hoa.
Nền văn minh Hy Lạp cổ đại
25.12.2020 7743
Bên cạnh nền văn minh Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại cũng là một nền văn minh lâu đời và có những nét đặc trưng riêng biệt của nó, góp phần cho sự phát triển của kỷ nguyên sau này. Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử hình thành và một số nét văn hoá đặc trưng của nền văn minh cổ đại này nhé!
Bí ẩn nền văn minh Maya
25.12.2020 3807
Từ trước tới nay, mỗi khi nhắc đến các nền văn minh cổ đại, ta thường nhắc đến Ai Cập. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến nền văn minh Maya (Mexico cổ đại) - nền văn minh là tiền đề cho rất nhiều đế chế lịch sử khác. Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử hình thành và các đặc trưng văn hoá của nền văn mình nổi tiếng này nhé!
Ai Cập cổ đại - Cái nôi của nền văn minh nhân loại
28.12.2020 6415
Chúng ta đã biết đến Ai Cập cổ đại nổi tiếng với kim tự tháp, những lăng mộ cổ,…nhưng lịch sử hình thành của nó như thế nào chắc chắn vẫn là một điều bí ẩn. Mặc dù tồn đại hàng ngàn năm, nhưng nền văn minh này vẫn được xem là thước đo, là cái nôi cho nền văn minh hiện đại phải học tập. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử hình thành, các nét đặc trưng văn hoá và những thành tựu mà người Ai Cập cổ đã phát minh ra và nó đã được ứng dụng cho ngày nay.
Tìm hiểu nền văn minh Babylon
31.12.2020 4254
Babylon là một nền văn minh ở khu vực Lưỡng Hà cổ đại. (1895 TCN – 539 TCN) Các di tích của thành quốc này được phát hiện ngày nay nằm ở Al Hillah, tỉnh Babil, Iraq, khoảng 85 km về phía nam thủ đô Baghdad. Nền văn minh Babylon để lại một dấu ấn quan trọng cho sự phát triển của loài người.
Sumer - Nền văn minh cổ đại sớm nhất trong lịch sử loài người
09.01.2021 10788
Sumerian, một trong những nền văn minh phát triển mạnh trong khu vực Lưỡng Hà là nền văn minh phức tạp đầu tiên được biết đến cho đến nay, phát triển từ một số thành bang vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Nền văn minh này phát minh ra gạch, bánh xe, công cụ cày bừa, và đồ gốm lần đầu tiên trong lịch sử. Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử phát triển và các đặc trưng văn hoá của nền văn minh này nhé!
Tin xem nhiều
Tin mới nhất