Nghĩa đồng bào và bản sắc dân tộc thời đại Hùng Vương

Nghĩa đồng bào và bản sắc dân tộc thời đại Hùng Vương
02.04.2020 2803

Một số nước cũng có truyền thuyết về một vị tổ chung, như Nhật Bản, vốn tự khẳng định cả nước là một dân tộc đơn nhất, đều là con cháu nữ thần Thái Dương, hoặc Trung Quốc, mà chủ yếu là người Hán, thì viết vào sử sách rằng họ là con cháu của Phục Hy và Nữ Oa. Nhiều quốc gia khác như ở vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ cổ, có truyền thuyết về một vị thần là tổ tiên của dân tộc.

Tuy nhiên trên thế giới, không nước nào có chung một ngày giỗ Tổ và tổ chức lễ giỗ Tổ như người Việt.

Một lịch sử dài lâu

Chúng ta đều biết, thời kỳ Hùng vương thuộc về huyền sử, nên trong bộ sử đầu tiên của nước ta, Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu làm thời Trần, chỉ chép từ vua Triệu Vũ Đế đến hết triều Lý, là những thời đại để lại bằng chứng rõ rệt. Đến thời Lê Nhân Tông, Phan Phu Tiên chép thêm từ thời Trần Thái Tông đến khi quân Minh rút về nước, Lê Thái Tổ lên ngôi. Như vậy, từ thời Lý về trước, ít nhất trên phương diện triều đình, chưa xác định tính chính thức của thời đại Hùng vương.

Cuốn sử Đại Việt sử lược ra đời sau Đại Việt sử ký, hiện chưa rõ tác giả, được viết cuối thời Trần, có nhắc đến nhà nước Văn Lang, nhưng rất sơ sài, không viết gì về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân cả.

(Minh họa Lạc Long Quân - Âu Cơ của Tạ Huy Long trong sách Lĩnh Nam Chích Quái)

Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, khi soạn bài Đại cáo bình Ngô, cũng đã viết về lịch sử nước ta là: "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương". Như vậy, quan điểm của Nguyễn Trãi và triều đình vua Lê Thái Tổ khi ấy đều xác định nhà Triệu là nhà nước khởi đầu lịch sử nước ta.

Phải đến đời vua Lê Thánh Tông, khi được giao soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên mới bổ sung thêm vào thời đại họ Hồng Bàng và các vua Hùng, trở thành thời đại đầu tiên trong lịch sử thay vì nhà Triệu như trong Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu.

Đứng ra ngoài lịch sử, thì các truyền thuyết về thời đại Vua Hùng đã có từ nghìn đời. Những truyền thuyết này cũng đi cùng với quá trình lịch sử của dân tộc, như chuyện trăm trứng gắn với quá trình di cư và từ miền núi tiến về đồng bằng, duyên hải của tổ tiên người Việt. Truyền thuyết Thánh Gióng gắn với dấu mốc của thời kỳ đồ sắt, với chuyện rèn giáp sắt, ngựa sắt.

Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh gắn với quá trình trị thủy của ông cha ta. Còn truyền thuyết bánh chưng – bánh dày, quả dưa hấu... cho biết về lối sống và phong tục của tổ tiên ta thời trước.

Hình thành Nhà nước

Trong bài biểu dâng sách lên nhà vua, Ngô Sĩ Liên chỉ ghi vắn tắt là "Thêm vào Hồng Bàng, Thục vương ngoại kỷ" chứ không giải thích rõ lý do. Nhiều nhà nghiên cứu sau này cho rằng, Ngô Sĩ Liên muốn nước ta có một lịch sử lâu dài, để sánh ngang cùng lịch sử Trung Quốc, khi họ tự hào có lịch sử trên 5.000 năm, nhưng trong đó đề cập cả các thời kỳ Tam Hoàng, Ngũ Đế mang tính huyền thoại.

Vì sao thời xưa tổ tiên chúng ta thờ tổ chung là Vua Hùng, chứ không phải đức Lạc Long Quân hay tổ đầu tiên là Lộc Tục? Có lẽ nguyên nhân là các sử quan, triều đình xưa muốn xác định mốc bắt đầu hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử, dù là sơ khai nhất.

Toàn thư viết, Hùng Vương đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia cả nước làm 15 bộ, đặt văn tướng gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan coi việc gọi là bồ chính, đời cha truyền cho con gọi là phụ đạo.

Nghĩa đồng bào và bản sắc dân tộc

Từ truyền thuyết về Lạc Long Quân – Âu Cơ với câu chuyện bọc trăm trứng mà chúng ta có từ "đồng bào" (cùng chung một bọc), để ghi nhớ rằng tất cả người Việt chúng ta đều là con cháu của các Vua Hùng, của Lạc Long Quân và Âu Cơ. "Chim có tổ, người có tông", người Việt không chỉ nhớ về ông bà, tổ tiên dòng họ của mình mà còn ghi nhớ về cội nguồn của đất nước, của dân tộc.

Từ đồng bào nhắc nhở con dân nước Việt luôn yêu thương nhau, sát cánh bên nhau, đặc biệt trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Tiếp nối truyền thống đó, hàng loạt những câu ca dao, tục ngữ ra đời, để sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người Việt luôn vững bền qua năm tháng, như "lá lành đùm lá rách", "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"…

(Một trong các mẫu tượng đài Hùng Vương)

Tâm niệm "đồng bào" giúp người Việt chúng ta giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc qua biến thiên của lịch sử, kể cả qua cả hàng nghìn năm bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ, người Việt cũng không bị đồng hóa.

Bằng sự đoàn kết, đồng lòng, với ý chí quyết tâm của những người gắn kết với nhau bởi cùng một nguồn cội, mà người Việt đã không chịu khuất phục trước rất nhiều quân xâm lược mạnh bạo, để giữ vững độc lập, chủ quyền và gìn giữ đất đai cùng văn hóa cha ông cho thế hệ chúng ta.

Do đó, trong lịch sử, khi triều đại phong kiến Việt Nam bắt đầu vững mạnh, đặc biệt lúc Nho giáo được coi trọng như thời Hậu Lê, thì việc xác định thời đại Hùng Vương, tục thờ cúng Vua Hùng cũng được coi trọng. Đó là lý do sử thời Lê bắt đầu viết về Kỷ Họ Hồng Bàng, và cuốn Ngọc phả Hùng Vương chép lại từ thời Hồng Đức (thời Lê Thánh Tông) đã kể rằng từ thời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần vẫn cùng hương khói trong ngôi đền thờ Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, nơi tương truyền có mộ Hùng Vương thứ sáu và nằm ở khu vực triều đình, kinh đô nước Văn Lang thời xưa. Từ đời Lê Thánh Tông về sau, sách sử vẫn nhắc đến nghi lễ tưởng nhớ Vua Hùng, do nhân dân địa phương thực hiện.

Là vị tổ chung của cả đất nước, ngày giỗ Vua Hùng không chỉ là ngày hội của người Kinh, mà cũng là ngày lễ chung của các dân tộc trong cùng mái nhà Việt Nam, chính thức là ngày quốc lễ được nhà nước công nhận.

Mỗi người dân mang dòng máu Việt, dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đến ngày giỗ Tổ, lại một lòng hướng về cội nguồn, để cùng ghi nhớ và tự hào về lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc. Hy vọng rằng, niềm tự hào đó sẽ mãi luôn được gìn giữ và tiếp nối, giúp người Việt chung tay vượt qua khó khăn và cùng góp phần dựng xây đất nước sánh vai các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn.

Tin chọn lọc khác
Căn cứ địa ba anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa
08.04.2020 3770
Ba anh em Tây Sơn mà chói sáng nhất là Quang Trung Nguyễn Huệ đã có những kỳ tích trong lịch sử. Ít ai biết rằng căn nguyên của các chiến công đó lại xuất phát từ đây.
Chuyện lạ: Vua Minh Mạng bị chặn đường trách cứ
06.04.2020 2907
Minh Mạng là vị vua có nhiều đóng góp và để lại dấu ấn lớn bậc nhất của triều Nguyễn. Và giai thoại dưới đây là một trong những ví dụ lớn về cách trị quốc an dân của ông.
Nghĩa đồng bào và bản sắc dân tộc thời đại Hùng Vương
02.04.2020 2804
"Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Mỗi con dân đất Việt đều tự hào khi cả nước có chung một ngày giỗ Tổ, thờ một vị tổ chung, điều mà hầu như không nước nào có được.
Dấu mốc vĩ đại của Việt Nam và những công trình hiển hách vang danh nghìn năm
01.04.2020 2549
Trải 216 năm (1009-1225) hiện diện trong lịch sử nước Việt, nhà Hậu Lý đã có nhiều đóng góp cho sự hưng thịnh của quốc gia Đại Việt trên nhiều phương diện. Đến hôm nay, trải qua gần 800 năm, hậu thế nhìn lại tiền nhân, vẫn thấy ánh sáng thành tựu của vương triều đất Cổ Pháp soi lại đời sau.
Cung điện mùa hè được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn ít người biết đến
26.02.2020 3704
Ít người biết trước thời điểm Lăng Cô được công nhận là một trong những “vịnh đẹp nhất thế giới” (2009) đến 93 năm (tức năm 1916), vua Khải Định đã phát hiện được những giá trị về cảnh quan và khí hậu tuyệt vời của Lăng Cô và cho xây dựng một cung điện mùa hè tại đây.
Lăng Tự Đức – Kiến trúc độc đáo bậc nhất dưới triều nhà Nguyễn
03.02.2020 3269
Lăng Tự Đức nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh cũ, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng thờ vua Tự Đức, đời vua thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Ông trị vì 36 năm, từ 1847-1883. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Quân đội Chiêm Thành từng chiếm thành Thăng Long nhưng kết quả vẫn đại bại trong tay nhà Trần.
11.01.2020 3729
Dưới thời nhà Trần, Chiêm Thành từng phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt. Thế nhưng khi vua Chiêm là Chế Bồng Nga lên ngôi, nhà Trần bắt đầu suy yếu, Chế Bồng Nga nhiều lần đưa quân tiến đánh khiến nhà Trần phải thảm bại tháo chạy khỏi thành Thăng Long. Các sử sách còn mô tả rằng quân Chiêm vào Thăng Long như chỗ không người, vua tôi nhà Trần đều sợ quân Chiêm.
Trống đồng Đông Sơn - đỉnh cao văn minh thời đại Hùng Vương
11.01.2020 3277
Trống đồng Đông Sơn không chỉ là vật linh mà còn là biểu tượng tập trung nhất của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của nhà nước Văn Lang.
Đôi nét về ngôi chùa nổi tiếng và lâu đời nhất Thăng Long - Hà Nội
31.10.2019 3106
Chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và sự thanh tịnh của Hồ Tây. 
Lịch sử Việt Nam: toàn cảnh về xã hội thời các vua Hùng
31.10.2019 4636
Kinh tế, cư trú, trang phục, đồ trang sức, ẩm thực, văn hóa, tín ngưỡng... thời các vua Hùng.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất